Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 13

Tiết 13 : CẮT, KHÂU, THÊU VÀ NẤU ĂN TỰ CHỌN

I. Mục tiêu

 -HS Làm được một sản phẩm khâu thêu hoặc nấu ăn.

 -Rèn kĩ năng khéo léo cho HS.

 -Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên nhẫn.

II. Đồ dùng Dạy - Học.

 - Một số sản phẩm khâu thêu

III. Các hoạt động Dạy - Học

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
CHIỀU Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
KĨ THUẬT
Tiết 13 : CẮT, KHÂU, THÊU VÀ NẤU ĂN TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
	-HS Làm được một sản phẩm khâu thêu hoặc nấu ăn.
	-Rèn kĩ năng khéo léo cho HS.
	-Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên nhẫn.
II. Đồ dùng Dạy - Học.
	- Một số sản phẩm khâu thêu
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài & nêu mục tiêu bài học.
2.HD tìm hiểu bài
Hoạt động 1. Ôn tập những ND HS đã học trong bài cũ.
- Nhận xét và tóm tắt cách cắt, khâu ,thêu.hoặc một món ăn.
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
- GV nêu mục đích yêu cầu làm sản phẩm tự chọn.
+ Củng cố những kiến thức và kĩ năng về cắt, khâu thêu và nấu ăn.
+ mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm 
- Gv ghi tên các sản phẩm các em đã chọn và kết luận hoạt động 2. 
IV.Nhận xét, Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS & tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS
- Hát
- Việc chuẩn bị của HS.
- HS nhắc lại những nội dung đã học trong giờ trước
- HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc đã tiến hành. 
- HS thực hành
- HS thực hành giúp gia đình
- Chuẩn bị bài sau 
Tiếng Việt
 Tiết 51 : LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng đọc cho học cho học sinh thông qua bài Người gác rừng tí hon
- Học sinh đọc trôi lưu loát, biết cách đọc diễn cảm .
-Giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng Dạy- Học
III. Các hoạt động Dạy- Học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm.
C. Dạy bài ôn:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu tiết dạy
Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV nhận xét và hướng dẫn học sinh đọc
- GV đi tới các nhóm quan sát hướng dẫn các nhóm đọc còn yếu..
- GV nhận xét đánh giá ghi điểm
IV.Củng cố , dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về luyện đọc
- Hát
- 2 HS đọc diễn cảm bài Người gác rừng tí hon
- Lớp nhận xét
- 1 HS khá đọc lại toàn bài Người gác rừng tí hon
- 1 em nhắc lại nội dung bài
- 1,2 học sinh nêu lại cách đọc và giọng đọc của bài
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS đọc diễn cảm nối tiếp 3 đoạn.
- Lớp nhận xét.
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- Các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- Lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc diễn cảm hay nhất hay nhất.
- 1 HS đọc diễn cảm lại bài 1lượt
- 1 HS nhắc lại cách đọc bài này cho đúng ,hay
- 1 HS nhắc nội dung bài
- HS về nhà đọc luyện đọc diễn cảm nhiều lần nhiều lần
 TOÁN
Tiết 39 : LUYỆN GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho HS
	- Kĩ năng tính toán nhanh khi thực hiện với số thập phân.
	- Giải các bài toán về số thập phân.
II. Đồ dùng Dạy - Học
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện
- Hát
- Đặt tính rồi tính: 25, 46 + 26, 32
- Lớp nhận xét
- 1 HS nhắc lại cách công hai hay nhiều số thập phân
Bài 1: Tính nhẩm:
 12,6 x 0,1 = 2,05 x 0,1 =
 12,6 x 0,01 = 47,15 x 0,01 =
12,6 x 0,001 = 503,5 x 0,001 =
- GV nhận xét 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng con
- 1HS lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Đáp án:
126 20,5 
0,126 4715
0,0126 0,5035
Bài 2:Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô- mét vuông:
1200ha = . 
215 ha = .
16,7 ha = ..
10,24 ha = ..
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở , 
- 3 trình bày bài lên bảng , lớp nhận xét
Đáp án:
a.1200ha = 12km2
b.215 ha = 2,15km2
c.16,7 ha = 167km2
 d.10,24 ha = 1024km2
Bài 3.Một ô tô chở lương thực về kho. Ngày đầu ô tô đó chở được 8 chuyến, mỗi chuyến 3,5 tấn. Ngày thứ hai chở được 10 chuyến, mỗi chuyến 2,7 tấn. Hỏi trong cả hai ngày ô tô đó chở được bao nhiêu tấn lương thực về kho? 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
- HS trình bày bài ; Lớp nhận xét, bổ sung
Giải
Ngày đầu ô tô đó chở được số chuyến lương thực là:
3,5 x 8 = 28 (tấn)
Ngày thứ hai ô tô đó chở được số lương thực là:
2,7 x 10 = 27 (tấn)
Cả hai ngày ô tô đó chở được số lương thực là:
28 + 27 = 55(tấn)
Đáp số: 55 tấn
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại ND bài, NX tiết học
- HS về ôn bài.
S¸ng Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
TOÁN
tIẾT 62: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 - Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong
 thực hành tính.
 - Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	A.Kiểm tra bài cũ:( 3 HS )
 Đặt tính rồi tính:
 67,34 + 32,6
 8,56 – 2,23
 3,12 x 2,4
 - Gv nhận xét cho điểm.
 B. Bài mới:
 1Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	 2.Luyện tập:
*Bài tập 1 (62): Tính
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở, lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (62): Tính bằng hai cách
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (62): 
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
b)Tính nhẩm kết quả tìm x:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự tính nhẩm.
- Mời 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (62):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét ( có thể h/d HS làm cách khác)
- 1 HS nêu yêu cầu Bt
- HS làm bài và chữa bài ( 2 HS lên bảng)
*Kết quả:
a) 375,84 – 95,69 + 36,78
 = 280,15 + 36,78 = 316,93
b) 7,7 + 7,3 x 7,4 
 = 7,7 + 54,02 = 61,72
- 1 HS nêu yêu cầu BT, nêu cách làm và làm bài.
*Ví dụ về lời giải:
a) C1: (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42
 C2: (6,75 + 3,25) x 4,2 
 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 
 = 28,35 + 13,65
 = 42
b)...
*Ví dụ về lời giải:
 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4
 = 12 x 4
 = 48
*Ví dụ về lời giải:
 5,4 x X= 5,4 ; X = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
 Bài giải:
Giá tiền một mét vải là:
 60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
6,8m vải nhiều hơn 4m vải là:
 6,8 – 4 = 2,8 (m)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải (cùng loại) là:
 15 000 x 2,8 = 42 000 (đồng)
 Đáp số: 42 000 đồng
IV.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ : “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
I. Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
 - Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường
	- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, bút dạ.
Các thẻ chữ: Phá rừng, trồng cây, đánh bắt cá bằng mìn,....
III. Các hoạt động dạy học:
 	A.Kiểm tra bài cũ:( 3 HS )
Cho HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu và đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- GV gợi ý: Nghĩa của của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
Y/c đọc kĩ đoạn văn, nhận xét về các loài động vật thực vật qua bảng thống kê, tìm nghĩa của cụm từ
- Mời HS phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung. 
- GV giới thiệu thêm về rừng nguyên sinh Cát Tiên
- Gọi 2 HS nhắc lại KN khu bảo tồn đa dạng sinh học
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu và nọi dung BT.
- Cho HS làm việc theo nhóm ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.( Hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi học tập)
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn: Mỗi em chọn 1 cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
? Em viết về đề tài nào?
- Mời HS nói tên đề tài mình chọn viết.
- GV cho HS làm vào vở, 2 HS viết vào bảng phụ.
- Cho một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay.
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 2.
*Lời giải:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồ đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
*Lời giải:
- Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS tiếp nối nhau nêu.
- HS viết vào vở.
- HS đọc.
	IV.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 -Yêu cầu những HS viết chưa đạt đoạn văn về nhà viết lại.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI(TẢ NGOẠI HÌNH)
I/ Mục tiêu:
 - HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
 - Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
	- Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
	B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
 2.Hướng dẫn HS làm bài tập:	
*Bài tập 1:
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
- GV cho HS trao đổi theo cặp như sau:
+Tổ 1 và nửa tổ 2 làm bài tập 1a.
+Tổ 3 và nửa tổ 2 làm bài tập 1b.
- Mời một số HS trình bày.
? Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu? 
? Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- GV kết luận: SGV-Tr.260.
*Bài tập 2: 
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả đặc điểm ngoại hình nhân vật theo hai cách mà hai bài văn, đoạn văn mẫu đã gợi ra sao cho các chi tiết vừa tả được về ngoại hình nhân vật vừa bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- ... họn lọc những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- Cho HS thực hành.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS nêu.
- HS đọc và nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói .
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
	IV.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh bài.
CHIỀU Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009
TOÁN
Tiết 40 : LUYỆN TẬP: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu
	- Củng cố cho HS về chia một số thập phân cho một số tự nhiên
	-Rèn kĩ năng giải toán nhanh, chính xác.
	- Giải toán có liên quan đến chia số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
C. Dạy bài ôn
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh luyện tập
- Hát
- Tính : 53,7 : 3 ; 7,05 : 5
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
Bài 1. Đặt tính rồi tính :
a) 7,44 : 6 b) 20,65 : 35
 0,72 : 9 0,1904 : 8
 47,5 : 25 3,927 : 11
- HS nêu YC bài t ập
- HS nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên
- HS làm bài tập vào vở.
- Vài HS lên bảng lớp nhận xét
Bài 2: Tìm x:
a) x × 5 = 9,5 b) 42 × x = 15,12
- GV nhận xét đánh giá
-HS nêu YC bài tập
HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- 2 HS lên bảng
- HS trình bày bài 
- Lớp nhận xét 
Bài 3.
Trong 6 ngày cửa hàng vải Minh Hương đã bán được 342,3m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?
- 1 HS đọc đề bài
- HS suy nghĩ thảo luận theo nhóm đôi 
- HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng
- GV và cả lớp NX
Giải
Trung bình mỗi ngày cửa hàng Minh Hương bán được số mét vải là:
342,3 : 6 = 57,05(m)
Đáp số: 57,05m vải
IV.Củng cố dặn dò
- GV nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học
- HS đọc đề bài suy nghĩ , tự làm bài
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
-HS về xem lại bài và ôn bài
tiÕng viÖt
Tiết 53 ÔN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
	- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
	- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để tả về cô giáo của mình.
- Nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ 	
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ: 
	B.Bài mới:
	 1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
 2. Bài giảng:	
-GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
3. luyện tập:
- Mời một HS đọc yêu cầu.(NHững năm tháng học tập và rèn luyện ở trường tiểu học.em đã được lớn lên trong sự dạy bảo của các thầy cô.Bằng tình cảm yêu thương, trân trọng của mình, em hãy viết một bài văn tả về một thầy (cô) giáo mà để lại cho em những ấn tượng đẹp nhất)
- GV nhắc HS chú ý:
? Khi làm bài, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn MT người.
? Chú ý đưa vào những chi tiết có chọn lọc những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- Cho HS thực hành.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS nêu.
- HS đọc và nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói .
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
	IV.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh bài.
s¸ng Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
To¸n
Tiết 65: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 100
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
	-Rèn kĩ năng giải toán nhanh, chính xác.
	-Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II/ Các hoạt động dạy học:
	A-Kiểm tra bài cũ:
 ? Muốn chia một STP cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
	B-Bài mới:
	1- Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.Bài giảng:
a) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?
- Cho HS tự tìm kết quả.
Đặt tính rồi tính: 213,8 10
 13 21,38 
 38
 80
 0
- Gv cho HS nhận xét ( Số bị chia và thương) và nêu cách chia một số thập phân cho 10?
 b) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
- GV cho HS nhận xét và rút ra KL
? Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?
c) Nhận xét:
? Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
- HS thực hiện phép chia ra nháp.
- HS nêu phần nhận xét trong SGK-Tr.65.
- HS thực hiện đặt tính rồi tính:
- HS nêu.
- HS nêu phần nhận xét SGK-Tr.66
- HS nêu phần quy tắc SGK-Tr.66
- HS đọc phần quy tắc SGK.
	3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (66): Nhân nhẩm
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (66): Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. GV hỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính. 
*Bài tập 3 (66):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 4,32 0,065 4,329 0,01396
 b) 2,37 0,207 0,0223 0,9998
*VD về lời giải:
 a) 12,9: 10 = 12,9 x 0,1 =1,29 
 b)...
 c)....
 Bài giải:
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
	IV.Củng cố, dặn dò: 
 - Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 - GV nhận xét giờ học. 
Khoa häc
Tiết 26: ĐÁ VÔI
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
	- Nêu ích lợi của đá vôi.
	- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. 
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 54, 55 SGK.
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội ; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện).
- Sưu tầm các thông tin tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ: 
 HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.53)
	B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài
 2. Bài giảng:
*) Hoạt động 1: Một số vùng núi đá voi của nước ta:
- GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: 
+Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi
+Thư kí ghi lại.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr, 102.
*) Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi:
- Cho HS thảo luận nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành, trang 55 – SGK.
- Thư kí ghi vào phiếu học tập:
 Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội.
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
 - Mời đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận: SGK-Tr.96
*) Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi
? Đá vôi dùng để làm gì?
- Gv ghi nhanh lên bảng
- GV nhận xét và kết luận .
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của phần thực hành, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi
( VD: Dùng để nung vôi, lát đường, xây nhà, sx xi măng, làm phấn viết bảng, ...)
	IV-Củng cố, dặn dò: 
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
	1.Rèn kĩ năng nói:
	- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những
 người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức
 bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
	- Biết kể chuyện một cách chân thực.
	2.Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
II/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ:
 HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về bảo vệ môi trường.
	B.Bài mới:
	 1.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	 2.Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
*) Xác định yêu cầu của đề:
- Cho 1-2 HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì?( Gv gạch chân những từ: Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm, bảo vệ môi trường)
- GV cho HS đọc phần gợi ý
- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc người xung quanh.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
*) Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuện:
+) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
+) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
? Nội dung câu chuyện có hay không?
? Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
? Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
? Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
? Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
- HS đọc đề bài 
- HS đọc gợi ý.
- HS lập dàn ý.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
	IV.Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
chiÒu Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009 
 gi¸o dôc tËp thÓ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 13
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng , chịu khó giơ tay phát biểu xd bài
- Có nhiều tiến bộ về đọc : ..
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng :
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả: 
	- Cần rèn thêm về đọc :..
	- Trống vào lớp nhưng không vào lớp ngay
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Trống vào lớp phải lên lớp ngay
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.
	-Hưởng ứng phong trào thi đua của lớp, của trường thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc