Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 16

Tiết 15: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI Ở NƯỚC TA

I.Mục tiêu:

 Sau bài học HS biết:

 - Phân biệt một số giống gà đ¬ợc nuôi nhiều ở n¬ớc ta

 - Có kĩ năng chọn giống gà phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi

 - Có ý thức trong giờ học

II.Chuẩn bị:

 - Một số tranh ảnh về các loại gà

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
CHIỀU Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
KĨ THUẬT
Tiết 15: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI Ở NƯỚC TA
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết:
	- Phân biệt một số giống gà đợc nuôi nhiều ở nớc ta
	- Có kĩ năng chọn giống gà phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi
	- Có ý thức trong giờ học
II.Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh về các loại gà
III.Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định lớp:
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: 
3.2.Bài mới: 
*Hoạt động 1: Quan sát
- GV cho HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK theo nhóm
- HS quan sát ,nhận xét hình dáng,đặc điểm của các loại gà
- Lần lượt gọi các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV cùng HS nhận xét,bổ sung
*Hoạt động2:ích lợi và điều kiện chăn nuôi của từng loại gà.
- Gọi HS nêu khả năng và điều kiện chăn nuôi của từng loại gà
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- Gọi HS nêu ghi nhớ
- Vài em nêu
*Hoạt động 3;Chơi trò chơi
- Trình bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:Tiếp sức
- Mỗi tổ 3 em thi 
- GV nhận xét,cho điểm
4-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về chuẩn bị bài giờ sau
TIẾNG VIỆT
 Tiết 60 : LUYỆN VIẾT: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ Môc tiªu:
-Nghe viÕt chÝnh x¸c, tr×nh bµy ®óng mét ®o¹n cña bµi Thầy thuốc như mẹ hiền N¾m v÷ng c¸ch ph©n biÖt d/gi/r
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng tốc độ.
II/ Đồ dùng daỵ học:
Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
 A.Kiểm tra bài cũ.
 B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Bài giảng:
a) Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả:
*) Trao đổi về nội dung bài viết:
- GV đọc bài.
- HS theo dõi SGK.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
*) Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con 
? Em hãy nêu cách trình bày bài?
- HS viết bảng con.
*)HS viết chính tả:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- HS viết bài.
- HS soát bài.
*) GV thu, chấmmột số bài.
3.HD làm bài tập.
* Bài tập 1:Mời một HS nêu yêu cầu.
Điền vào chỗ trống d/gi/r để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 òng sông qua trước cửa
Nước ì ầm ngày đêm
ó từ òng sông lên
Qua vườn em ào ạt
 Theo Việt Tâm
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
- 1 HS nêu yêu cầu BT3
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
Đáp án:
d(dòng), r(rì, rầm), gi(gió), d(đòng, dào,dạt)
* Bài tập 2: Mời 1 HS đọc đề bài.
Điền vào chỗ trống d/gi hoặc r để có nội dung câu đố rồi đi tìm lời giải cho câu đố này:
Mẹ ở ương an
Sinh con âm phủ
Lắm kẻ ở ừng, ở ú
Nhiều kẻ ở uộng, ở vườn
a đen xấu xí, uột trong nỗn nà.
 Là củ gì?
- 1 em đọc yêu cầu.
-HS phân nhóm tìm lời giải
Đáp án:
Củ mài( hoặc củ nâu)
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 IV-Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
 TOÁN
Tiết 45 : LUYỆN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho HS
	- Kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
	- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng Dạy - Học
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện
Bài 1: Viết thành tỉ số phần trăm :
 a) 0,37 = .
b) 0,2324 = 
c) 1,282 = 
- GV nhận xét 
Bài 2.Tính tỉ số phần trăm của hai số:
8 và 40
40 và 8
9,25 và 25
-GV nhận xét, kết luận
Bài 3:
Lớp 5B có 32 học sinh, trong đó có 24 học sinh thích tập bơi. Hỏi số học sinh thích tập bơi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp 5B.
-GV cùng HS nhận xét
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại ND bài, NX tiết học
- Hát
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng con
- 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Đáp án:
37%; 23,24%; 128,2%
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- nêu cách thực hiện
- HS làm bài vào vở , 
- 3 trình bày bài lên bảng , lớp nhận xét
Đáp án:
20%; 500%; 37%
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu tóm tắt 
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng , lớp nhận xét
Bài giải
Tỉ lệ phần trăm của số học sinh thích tập bơi và số học sinh cả lớp là:
24 : 32 x 100 = 75(%)
 Đáp số: 75%
- HS về ôn bài.
S¸ng Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
TOÁN
Tiết 77: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải bài toán đơn giản về nội dung tính một số phần trăm của một số.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con: Tính: 45 : 3 =? %
B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài:
	2.HD tìm hiểu bài:
a) Ví dụ:
- GV nêu ví dụ( SGK)
- HD HS tóm tắt, rồi hướng dẫn HS :
? 100% số HS toàn trường là 800 HS. 1% số HS toàn trường làHS?
? 52,5% số HS toàn trường làHS?
- GV: Hai bước trên có thể viết gộp thành:
 800 : 100 x 52,5 = 420
hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
b) Quy tắc: 
? Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
- GV nêu ví dụ (SGK)
- GV giải thích hoặc hướng dẫn:
? Em hiểu lãi xuất 0,5% nghĩa là như thế nào?
- GV: Cứ gửi 100 đ thì sau 1 tháng có lãi 0,5 đ.
? Gửi 1000000đ thì sau 1 tháng có lãiđ?
- Cho HS tự làm ra nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm. Chữa bài.
- HS thực hiện:
1% số HS toàn trường là:
 800 : 100 = 8 (HS)
Số HS nữ hay 52,5% số HS toàn trường là:
 8 x 52,5 = 420 (HS)
- HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
 - HS: Cứ gửi 100 đ thì sau một tháng được lãi 0,5 đ
- HS tính toán và trả lời câu hỏi
- HS làm bài theo hướng dẫn
*Bài giải:
Số tiền lãi sau một tháng là:
 1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng
	3.Luyện tập:
*Bài tập 1 (77): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS: 
+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi). 
+ Tìm số HS 10 tuổi.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài.
*Bài tập 2 (77): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn: 
+ Tìm 0,5% của 5 000 000 đ ( là số tiền lãi trong 1 tháng). 
+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (77):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm bài và chữa bài theo hướng dẫn.
*Bài giải:
 Số HS 10 tuổi là:
 32 x 75 : 100 = 24 (HS)
 Số HS 11 tuổi là:
 32 – 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh.
- 1 HS nêu yêu câuc BT.
- HS làm bài và chữa bài theo hướng dẫn.
 Bài giải:
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi trong một tháng là:
 5 000 000 + 25 000 = 5025000 (đồng)
 Đáp số: 5025000 đồng.
- 1 HS đọc bài toán, tự làm bài và chữa bài.
 Bài giải:
Số vải may quần là:
 345 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
 345 – 138 = 207 (m)
 Đáp số: 207 m.
	IV.Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 31: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ Mục tiêu:
- Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm, bút dạ.
	- Từ điển tiếng Việt.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	a.Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
b.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1(156):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (156):
- Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS: 
+Đọc thầm lại bài văn.
+Trả lời lần lượt theo các câu hỏi.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT và làm bài theo yêu cầu.
*VD về lời giải :
 Từ
 Đồng nghĩa
 Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân từ, nhân đức
Bất nhân, độc ác, bạc ác,
Trung thực
Thành thật, thật thà, chân thật,...
Dối trá, gian dối, lừa lọc,
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, gan dạ,
Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu,
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó,
Lười biếng, lười nhác,
- HS đọc yêu cầu BT và làm bài theo hướng dẫn.
*Lời giải:
Tính cách
 Chi tiết, từ ngữ minh hoạ
Trung thực, thẳng thắn
- Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng
- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
- Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, ai làm kém, Chấm nói ngay
Chăn chỉ
- Chấm cần cơm và LĐ để sống.
- Chấm hay làmkhông làm chân tay nó bứt dứt.
-Têt Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng 2,
Giản dị
Chấm không đua đòi ăn mặc Chấm mộc như hòn đất.
Giàu tình cảm, dễ xúc động
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
	III.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét gìơ học
 - Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 31: TẢ NGƯỜI(KIỂM TRA VIẾT)
I/ Mục tiêu:
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực 
và có cách diễn đạt trôi chảy.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1.Giới thiệu bài:
	Trong các tiết TLV từ tuần 12, các em đã học văn miêu tả người . Trong tiết học ngày hôn nay, các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả vừa học. 	
2.Kiểm tra:
*Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập.
Cụ thể: Các em đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn.
Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Mời một số HS nói đề tài chọn tả.
*HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào vở TLV.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nói chọn đề tài nào.
- HS viết bài.
- Thu bài.
	3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tới Làm biên bản một vụ việc.	
ĐẠO ĐỨC
Tiết 16: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, l ... ng:
(vàng hoe, vàng ệch, vàng khè, vàng ối, vàng rộm, vàng xuộm)
a.Từ giấy cũ 
b.Nước da 
c.Lúa chín 
d.Vườn cam chín 
e,Nong kén tằm 
g.Nắng sớm 
IV. Củng cố dặn dò: 
-NX tiết học
- HS hát
- 1 HS nêu về các từ loại đã học và cho ví dụ.
- HS nêu YC bài tập
- HS nối tiếp nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét bổ sung 
-Đáp án:
Thứ tự các từ cần điền là: hiền, người, ngay, gỗ, danh, sạch, trong, ngã, nết
- HS nêu YC bài tập
- HS suy nghĩ làm bài vào vở, 3 HS làm giấy to
- HS trình bày bài, lớp nhận xét.
- vài h/s nối tiếp đọc những câu mình vừa viết được.
- GV và cả lớp nhận xét
- HS nêu YC bài tập
- HS suy nghĩ làm bài theo nhóm 4
- Đại diện hóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhận xét bổ sung
Đáp án: Thứ tự các từ cần điền là:
Vàng khè, vàng ệch, vàng xuộm, vàng ối, vàng rộm, vàng hoe.
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
CHIỀU Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
TOÁN
Tiết 46 : LUYỆN TẬP VỀ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho HS
	- Kĩ năng gi ải toán về tỉ số phần trăm
II. Đồ dùng Dạy - Học
	- Giấy to HS làm bài tập.
III. Các hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 1 em lên bảng
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện
Bài 1:
a)Tính tỉ số phần trăm của hai số 12và 47
b) Hai người cùng làm được 1400 sản phẩm, trong đó người thứ nhất làm được 546 sản phẩm. Hỏi số sản phẩm của người đó chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số sản phẩm của hai người ?
Bài 2.a) Tính 34 % của 27 kg
 b) Một cửa hàng bỏ ra 5.000.000 đồng tiền vốn và đã lãi 12%. Tính số tiền lãi.
Bài 3. a) Tìm một số biết 35% của nó là 49
 b) Một cửa hàng đã bán được 123,5 l nước mắm và bằng 9,5% số nước mắm của cửa hàng có trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng đó có bao nhiêu lít nước mắm ?.
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại ND bài, NX tiết học
- Hát
- tìm tỉ số của hai số 23 và 48
- Lớp nhận xét
- 1 HS nhắc lại cách tìm tỉ số của hai số
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng con
- Lớp nhận xét bổ sung.
Đáp án:
a) 12 : 47 = 0,2553 = 25,53% 
b) Bài giải
Tỉ số phần trăm số SP của người thứ nhất và tổng số sản phẩm của hai người là :
 546 : 1400 = 0,39 = 39 %
 Đáp số : 39 %
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- nêu tóm tắt và cách giải
- HS làm bài vào vở , 
- 2 trình bày bài lên bảng , lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng
-Lớp cùng GV nhận xét, kết luận
- HS về ôn bài.
tiÕng viÖt
Tiết 56 LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN MỘT SỰ VIỆC
I/ Mục tiêu:
 HS nêu được thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của 
biên bản ; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ:
	B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.	
 2.Dạy bài mới:
-Cho HS đọc lại ghi nhớ.
-Giáo viên nêu tình huống: (Long và Lân khi chạy đùa nhau trong sân trường đã đã túm vào cành cây Ngâu và làm gãy cành cây. Bác bảo vệ đã bắt gặp và mời hai bạn vào phòng để lập biên bản )
Đề bài: Em hãy lập biên bản ghi lại lời bác bảo vệ, lời hai bạn Long và Lân để xác nhận sự việc Long, Lân đã làm gãy cây trong trường, lí do làm gãy cây và đề xuất hướng giải quyết..
-Gọi HS đọc đề bài.
-Cho HS xác định yêu cầu của đề bài
-Cho Hs thảo luận nhóm bốn
-GV nhận xét, bổ sung.
-Cho HS viết lại biên bản vào vở.
- HS đọc.
- lớp lắng nghe
-1 em đọc
-Lập biên bản ghi lại lời bác bảo vệ, lời hai bạn Long và Lân để xác nhận sự việc Long, Lân đã làm gãy cây trong trường, lí do làm gãy cây và đề xuất hướng giải quyết.
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Lớp nhận xét
-HS thực hành.
	IV.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
s¸ng Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
To¸n
Tiết 80: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
 Ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tính một số phần trăm của một số.
- Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
a.Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
? Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
? Muốn tính một số biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào?
b.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học
	2.Luyện tập:
*Bài tập 1 (79): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (79): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS nhắc lại cách tìm một số phần trăm của một số.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (79):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính một số biết một số phần trăm của nó.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
 Đáp số: 10,5%
*Bài giải:
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 
Hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Số tiền lãi là:
 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng.
- 1 HS nêu BT
- HS làm bài và chữa bài theo h/d.
*Bài giải:
a) 72 x 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 Đáp số: 4 tấn.
	IV.Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Khoa häc
Tiết 32: TƠ SỢI
I/ Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên một số loại tơ sợi.
	- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 66 SGK. Phiếu học tập.
	- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó ; bật lửa hoặc bao diêm.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ: 
 ? Chất dẻo được dùng để làm gì? Nêu tính chất của chất dẻo? 
 ? Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý những gì?
	B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 ? Em hãy kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo?
- GV giới thiệu bài. 
	2. Bài giảng:
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+)Làm việc theo nhóm:
- GV cho HS thảo luận nhóm 8 theo nội dung:
+Quan sát các hình trong SGK – 66.
? Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+)Làm việc cả lớp:
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm trình bày một hình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, sau đó hỏi HS:
? Các loại sợi nào có nguồn gốc thực vật?
? Các loại sợi nào có nguồn gốc động vật?
- GV nói về sợi tơ tự nhiên, sợi tơ nhân tạo.
*Hoạt động 2:Thực hành:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành SGK trang 67. Thư kí ghi lại kết quả thực hành.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr.117.
*Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm 8.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Sợi bông, đay, lanh, gai.
- Tơ tằm.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- HS làm việc với phiếu học tập.
	IV.Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc lại phần thông tin trong SGK - 67.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
	1.Rèn kĩ năng nói:
	- Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
	2.Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/ Các hoạt động dạy học:
	A.Kiểm tra bài cũ:
? HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp 
 sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
	B.Bài mới:
	1.Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.Hướng dẫn kể chuyện: 
a)Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- Cho 1-2 HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em hay nhà bạn em 
- Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
b)Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
*) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
*) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
? Nội dung câu chuyện có hay không?
? Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
? Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
- HS đọc đề bài 
- HS đọc gợi ý.
- HS lập dàn ý.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV
IV.Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
chiÒu Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 
 gi¸o dôc tËp thÓ
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 16
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng , chịu khó giơ tay phát biểu xd bài
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng :
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả: 
	- Cần rèn thêm về đọc :..
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc