Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 22

KĨ THUẬT

Tiết 22: LẮP XE CẦN CẨU

I/ Mục tiêu:

HS cần phải :

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.

- Lắp đ¬ợc xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.

II/ Đồ dùng dạy học:

 -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

 -Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.

III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

 A-Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.

- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết tr¬ớc.

 B- Bài mới:

 1- Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích của tiết học.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
CHIỀU Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
KĨ THUẬT
Tiết 22: LẮP XE CẦN CẨU
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp đợc xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	-Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	A-Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trớc.
	B- Bài mới:
	1- Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích của tiết học.
	2- Bài mới:
*Hoạt động 1:Quan sát và nhận xét mẫu:
- Gv cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- GV hỏi sau khi HS đã quan sát kĩ từng bộ phận:
? Để lắp được xe cần cẩu, theo em phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu các bộ phận đó?
*Hoạt động 2:H.dẫn thao tác kĩ thuật :
+) Hướng dẫn chọn các chi tiết :
- Gv cùng HS chọn đúng chọn đủ từng loại chi tiết theo bảng h/d trong SGK.
+)Lắp từng bộ phận:
- Gv hướng dẫn HS lắp từng bộ phận của xe: Lắp giá đỡ cần cẩu, lắp cần cẩu, lắp các bộ phận khác.
 ( Hướng dần HS chọn chi tiết, quan sát hình và nêu cách lắp, các bước lắp.)
+)Lắp ráp xe cần cẩu
- GV hướng dẫn HS lắp ráp xe cần cẩu theo các bước hướng dẫn như SGK.
+)Hướng dẫn tháo rời các chi tiết:
- GV hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận rồi tháo rời các chi tiết theo trình tự ngược lại của bước lắp
- Tháo xong thì xếp gọn gàng vào hộp theo vị trí quy định.
HS quan sát theo hướng dẫn.
- Cần lắp 5 bộ phận: Giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
- HS chọn đủ các chi tiết và xếp ngăn nắp vào hộp.
- HS theo dõi , quan sát và nắm được cách lắp , các bước lắp và lắp được xe cần cẩu theo yêu cầu của GV.
 3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà xem lại cách lắp và chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT
 Tiết 78 : LUYỆN VIẾT: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I/ Mục tiêu:
-Nghe viết chính xác bài: Lập làng giữ biển
-Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng tốc độ.
II/ Đồ dùng daỵ học:
Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
 A.Kiểm tra bài cũ.
 B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Bài giảng:
a) Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả:
*) Trao đổi về nội dung bài viết:
- GV đọc bài.
- HS theo dõi SGK.
- Cho HS đọc thầm lại bài.
*) Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con 
? Em hãy nêu cách trình bày bài?
- HS viết bảng con.
*)HS viết chính tả:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- HS viết bài.
- HS soát bài.
*) GV thu, chấm một số bài.
3.HD làm bài tập.
* Bài tập 1:Mời một HS nêu yêu cầu.
Điền vào chỗ trống d/gi/r để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Dưới chân ...ào chú nhái
 Nhảy ra tìm ...un ngoi
 Bụi tre ...à không ngủ
 Đưa võng ...măng non
 ...ừa đuổi muỗi cho con
 Phe phẩy tàu lá quạt.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
- 1 HS nêu yêu cầu BT3
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 3-Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
TOÁN
Tiết 57 LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH 
TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I . Mục tiêu
	- Củng cố cho HS kiến thức về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
	- HS tập vẽ được hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học
	- hình
III. Các hoạt động dạy học
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: 
2. HD học sinh luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
HHCN
CD
CR
CC
DTXQ
DT
TP
(1)
8dm
5dm
4dm
(2)
15m
10m
5m
Bài 2 Một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng 0,8m và chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn để làm thùng ( không tính mép hàn)
Bài 3: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 1,5m và chiều rộng là 1,2m chiều cao kém chiều rộng 0,2m.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS hát
- 2 HS nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm giấy to
- HS trình bày bài
- HS nêu kết quả
- GV và cả lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài và cách giải
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
- Lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tậpvà cách giải:
+ Tính chiều cao của HHCN
+ Tính DTXQ của HHCN
+ Tính DT toàn phần của HHCN
- HS làm bài vào vở- 2 HS lên bảng 
- lớp nhận xét
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau
- HS báo cáo kết quả KT.
- GV nhận xét đánh giá
- HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
SÁNG Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
TOÁN
Tiết 77: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hình thành quy tắc	
*)Quan sát và nhận xét
 - GV cho HS QS mô hình trực quan về HLP.
? Các mặt của hình lập phương đều là hình gì?
? Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HLP?
- GV hướng dẫn để HS nhận biết được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính.
*)Quy tắc: (SGK – 111)
? Muốn tính diện tích xung quanh của HLP ta làm thế nào?
? Muốn tính diện tích toàn phần của HLP ta làm thế nào?
*)Ví dụ:
- GV nêu VD. HD HS áp dụng quy tắc để tính.
- Cho HS tự tính. Sxq và Stp của HLP
- Đều là hình vuông bằng nhau.
- HS nêu và chỉ các mặt.
- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
-Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
- Sxq của hình lập phương đó là:
 (5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
-Stp của hình lập phương đó là:
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Diện tích xung quanh của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9 m2 ; 13,5 m2
*Bài giải:
Diện tích xung quanh của hộp đó là:
 (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2)
Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là:
 (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
4- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu: 
 - Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết
 quả.
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ ĐK – KQ, GT – KQ bằng cách điền QHT 
 hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
II/ Các hoạt động dạy học:
 	A-Kiểm tra bài cũ: 
 Cho HS làm BT 3 tiết trước.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Bài giảng:
a)Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn HS:
+Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi CG.
+Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau.
+Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau.
- Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài
- Mời học sinh nối tiếp trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 
- Mời 3 HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b)Ghi nhớ:( SGK)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
c)Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 7 vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS trình bày.
- Chữa bài.
*Lời giải: 
- Câu1: Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm
+Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT “nếuthì” chỉ quan hệ ĐK/ KQ.
+Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.
- Câu 2: Con phải mặc ấm, nếu trời rét.
+Hai vế câu chỉ được nối với nhau chỉ bằng 1 QHT nếu, thể hiện quan hệ ĐK/ KQ.
+Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ ĐK.
*Lời giải:
- Cặp QHT nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK – KQ ; GT – KQ :
 nếu thì, nếu nhưthì, hễthì,hễ mà thì
- 2 HS đọc
*VD về lời giải:
a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày đường được mấy bước (vế ĐK) thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường (vế KQ). 
*VD về lời giải:
a)Nếu (nếu mà, nếu như)thì(GT-KQ)
b)Hễthì(GT-KQ)
c)Nếu (giá)thì(GT-KQ) 
*Lời giải:
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b)Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
3- Củng cố dặn dò: 
Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét giờ học.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 43: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
1- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2-Làm đúng BT thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
GV chấm đoạn văn viết lại của 4 – 5 HS.
B-Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4: Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. (Mỗi nhóm trình bày một câu hỏi)
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã ghi kết quả của bài và yêu cầu HS đọc 
*Bài tập 2:
- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài. 
(một HS đọc phần lệnh và truyện ; 1 HS đọc các câu hỏi trắc nghiệm.)
- Cho HS làm bằng bút chì vào SGK.
- GV dán 3 tờ phiếu đã viết các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng ; mời 3 HS đại diện 3 tổ lên thi làm bài nhanh và đúng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- 3 HS đọc.
*Lời giải: 
a) C ...  xám xịt, nặng nề.
D. Những vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn mầu sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo lên.
 b. đánh dấu gạch chéo(/)để xác định vế câu trong từng câu ghép em vừa tìm được.
Bài tập 2. có thể tách mỗi vế câu ghép ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao?
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn tả về mùa xuân có từ 3 đến 4 câu ghép
3. Củng cố dặn dò: NX tiết học
- HS hát
- 1 HS nêu thế nào là câu ghép và cho VD
- HS nêu YC bài tập
- Hs suy nghĩ làm bài tập
- Vài học sinh lên bảng
- HS nối tiếp nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét bổ sung nếu có
Đáp án a, Đúng A ; B ; C
- Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của câu khác.
- HS nêu YC bài tập
- HS suy nghĩ làm bài vào vở, 2 HS làm giấy to
- HS trình bày bài, lớp nhận xét.
- vài h/s nối tiếp đọc đoạn văn mình vừa viết được và chỉ ra những câu là câu ghép có trong đọng văn mình vừa viết được.
- GV và cả lớp nhận xét
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
CHIỀU Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
TOÁN
Tiết 58 : LUYỆN GIẢI TOÁN 
I . Mục tiêu
	- Củng cố cho HS thực hành tính chu vi hình tròn
	- Đối với học sinh hoà nhập, hướng dẫn nhận biết và tập vẽ về hình tròn
II. Đồ dùng dạy học
	Com pa, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
C. Bài ôn
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. HD học sinh luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Hi. tròn
 (1)
 (2)
 (3 )
Đ. kính
1,2 cm
1,6dm
0,45m
Chu vi
Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống
H. tròn
 (1)
 (2 ) 
 (3)
B. Kính
 5m
 2,7 m 
 0,45m
Chu vi
Bài 3 ( HS khá, giỏi)
Bánh xe bé của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2m. Tính chu vi của bánh xe đó.
 Bài giải
 Chu vi của bánh xe đó là :
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số : 3,768 m
Bài 4: ( HS KHá giỏi)
Tính chu vi hình tròn biết bán kính bằng 26,8 m.
 Bài giải 
 Chu vi hình tròn là:
 (26,8 x 2) x 3,14 = 171,304 (m)
 Đáp số : 171,304 m 
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS hát
- 2 HS cách tính chu vi hình tròn
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS nêu kết quả
- GV và cả lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài , nêu tóm tắt
- HS suy nghĩ làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
- Lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
- HS nêu YC bài tập,
- làm bài vào vở
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau
- HS báo cáo kết quả KT.
- GV nhận xét đánh giá
- HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau
TIẾNG VIỆT
Tiết 80 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
1- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2-Thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
B-Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1: Kể lại câu chuyện "Cây tre trăm đốt" theo lời của anh Khoai
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm 4: Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 2: Kể một câu chuyện có tình tiết bất ngờ,gây cho em súc động về con người sống đẹp, biết vì người khác
- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm bài vào vở
-Thu chấm một số bài.
-Tuyên dương những bài làm hay.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
-HS đọc
-HS làm bài vào vở
	3- Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể truyện vừa ôn luyện
SÁNG Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
TOÁN
Tiết 110: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A-Kiểm tra bài cũ: 
 B.Bài mới
 1- Giới thiệu bài: 
2- Nội dung:
a) Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình:
- GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ các VD trong SGK. Theo các bước như sau:
- Hình 1: 
? So sánh thể tích hình lập phương với thể tích HHCN?
- Hình 2: 
? Hình C gồm mấy HLP như nhau? Hình D gồm mấy hình lập phương như thế?
? So sánh thể tích hình C với thể tích hình D?
-Hình 3:
? Thể tích hình P có bằng tổng thể tích các hình M
và N không? 
-Thể tích hình LP bé hơn thể tích HHCN hay thể tích HHCN lớn hơn thể tích HLP.
-Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
-Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N.
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng n hóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 : 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS thi xếp hình nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài giải:
- Hình A gồm 16 HLP nhỏ.
- Hình B gồm 18 HLP nhỏ.
- Hình B có thể tích lớn hơn.
*Bài giải:
-Hình A gồm 45 HLP nhỏ.
-Hình B gồm 26 HLP nhỏ.
-Hình A có thể tích lớn hơn.
*Lời giải:
Có 5 cách xếp 6 HLP cạnh 1 cm thành HHCN .
4- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
KHOA HỌC
Tiết 44: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, NL nước
 chảy.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Tranh SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
? Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
? Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
	2Bài giảng:
*Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm4:
 GV phát phiếu thảo luận. HS dựa vào SGK; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình HS để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
? Vì sao có gió? Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
? Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? 
? ở địa phương em, con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận.
? Em có biết nước nào nổi tiếng với những cánh qát gió khổng lồ?
*Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
GV phát phiếu thảo luận. HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
? Nêu một số VD về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
? Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuỷen động từ nơi này đến nơi khác.Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
- Gió giúp một số cây thụ phấn, làm cho không khí mát mẻ,..Chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện, quạt thóc,
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bố sung.
- Hà Lan.
- HS thảo luận nhóm.
- Chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước, làm quay bánh xe đưa nước lên cao, làm quay tua-bin của các máy phát điện,
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bố sung.
 3- Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Tiết 22: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I/ Mục tiêu:
 1- Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
Biết trao đổi với bạn về mưu trí tài tình của của ông Nguyễn Khoa Đăng.
2- Rèn kỹ năng nghe:
Nghe cô kể truyện, ghi nhớ truỵên.
Nghe bạn kể truyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức 
bảo vệ 
B- Dạy bài mới:
 1- Giới thiệu bài:
	2-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a)GV kể chuyện:
- GV kể lần 1( giọng kể hồi hộp và viết lên bảng những từ khó, giải nghĩa cho HS hiểu)
- GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
b)Hướng dẫn HS kể lại chuyện:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
*) KC theo nhóm:
- Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
- HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
*)Thi KC trước lớp:
- Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe và nhớ nội dung câu chuyện.
- HS nêu nội dung chính của từng tranh:
- HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
- HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
- Các HS khác NX bổ sung.
- HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người 
thân nghe.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
CHIỀU Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 
 GIÁO DỤC TẬP THỂ
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 22
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng , chịu khó giơ tay phát biểu xd bài
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng :
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả: 
	- Cần rèn thêm về đọc :..
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc