Đạo đức
Tiết 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH. (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tự liên hệ về hành động, trách nhiệm trong công việc của bản thân.
B. Đồ dùng dạy học:
- PHT từng tình huống trong BT 3.
C. Các hoạt động dạy học :
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu bài học của giờ trước?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Dạy bài mới :
21.HĐ 1: Xử lí tình huống (BT 3).
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một ình huống trong BT 3
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
2.2.HĐ 2: Liên hệ.
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý để HS nhớ lại một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV nhận xét, kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản,.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS càn có trách nhiệm trong khi làm việc gì đó.
- Chuẩn bị bài: Có chí thì nên.
- Hát + báo cáo sĩ số.
- 1, 2 em trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm lên trình bày kết quả Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS trao đổi theo cặp về câu chuyện của mình.
- Cá nhân trình bày trước lớp. Tự rút ra bài học.
- 1, 2 em đọc ghi nhớ trong SGK.
Tuần 4 Ngày soạn: 28/8/2009 Ngày dạy : Chiều thứ 2, ngày 31 tháng 8 năm 2009 Đạo đức Tiết 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH. (Tiết 2) A. Mục tiêu: - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Tự liên hệ về hành động, trách nhiệm trong công việc của bản thân. B. Đồ dùng dạy học: - PHT từng tình huống trong BT 3. C. Các hoạt động dạy học : I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu bài học của giờ trước? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Dạy bài mới : 21.HĐ 1: Xử lí tình huống (BT 3). * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một ình huống trong BT 3 - GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 2.2.HĐ 2: Liên hệ. * Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học. * Cách tiến hành: - GV gợi ý để HS nhớ lại một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm. - Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì? - Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - GV nhận xét, kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản,... 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc nhở HS càn có trách nhiệm trong khi làm việc gì đó. - Chuẩn bị bài: Có chí thì nên. - Hát + báo cáo sĩ số. - 1, 2 em trả lời. - HS thảo luận nhóm - Các nhóm lên trình bày kết quả Lớp nhận xét, bổ xung. - HS trao đổi theo cặp về câu chuyện của mình. - Cá nhân trình bày trước lớp. Tự rút ra bài học. - 1, 2 em đọc ghi nhớ trong SGK. (TIẾNG VIỆT) Tiết 16 : ÔN ĐỌC : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I.Mục tiêu: Củng cố cho hs : 1. Đọc trôi chảy, lưu loát đoạn – bài. - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da - cô xa - xa - ki; Hi - rô - xi - ma; Na - ga - da - ki. - Biết đọc diễn cảm đoạn, bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa - da - cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi. 2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới . II.Đồ dùng dạy học: bảng phụ III. Hoạt động dạy học: ổn định tổ chức: Dạy ôn: -Gv yc hs luyện đọc nhóm 4 toàn bộ bài -Gv kiểm tra một số hs đọc kém -Gv nhận xét chỉnh sửa * Nêu nội dung chính bài ? -GV yc học sinh nối tiếp luyện đọc trong nhóm -GV tổ chức cho hs đọc thi -Gv t/c hs thi htl đoạn văn mình yêu thích -Gv tổng kết t/c -Hs luyện đọc trong nhóm 4 -1 số hs đọc bài -Hs nhận xét bạn đọc -Hs nối tiếp nêu: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới . -Hs luyện trong nhóm. -Hs thi đọc diễn cảm -Hs thi đọc htl -HS chọn nhóm diễn tốt. Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét khen ngợi hs có ý thức học tốt (TOÁN) Tiết 13 : LUYỆN GIẢI TOÁN I.Mục tiêu: - HS làm quen với dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán lên quan đến quan hệ tỷ lệ đó - Rèn kĩ năng giải toán. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ III. Hoạt động dạy học : 1.Ôn định tổ chức : 2 : Dạy ôn : Bài 1 : Mua 4 m vải hết 100000 đồng. Hỏi mua 7 m vải như thế hết bao nhiêu tiền ? -Gv yc hs làm bài vào nháp -Gv gọi hs trình bày kq -Gv nhận xét chốt bài đúng Bài 2 : Một đội trồng cây, trung bình cứ 7 ngày trồng được 1000 cây. hỏi trong 21 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây ? -gv yc hs tự đọc đề toán rồi giải -Gv nhận xét chốt bài đúng Bài 3 : Số dân ở một xã hiện nay có 7000 người a, Nếu với mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 34 người, hãy tính xem một năm sau số dân số dân của xã đó tăng bao nhiêu người ? b, Nếu hạ mức tăng hằng năm xuống cứ 1000 người chỉ tăng 24 người thì một năm sau số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người ? -Gv t/c thi giải toán -Gv tổng kết t/c -1 hs đọc đề toán -Hs làm bài vào nháp -Hs trình bày miệng -Hs nhận xét bổ xung Tóm tắt : 4m : 100 000 đồng 7 m : .......... đồng ? Bài giải 1 mét vải mua hết số tiền là : 100 000 : 4 = 25 000( đồng) Mua 7 mết vải như thế hết số tiền là : 25 000 x 7 = 175 000( đồng) Đáp số : 175 000 đồng -Hs làm bài vào vở -1 hs làm bảng lớp.Hs nhận xét bổ xung Tóm tắt : 7 ngày : 1000 cây 21 ngày : ......... cây ? Bài giải 21 ngày gấp 7 ngầy số lần là : 21 : 7 = 3 ( lần) 21 ngày trồng được số cây là : 1000 x 3 = 3000 ( cây) Đáp số : 3000 cây -Hs đọc đề toán -Hs thi giải toán -Hs nhận xét chọn nhóm thắng Bài giải a,7000 người gấp 1000 người số lần là : 7000: 1000= 7( lần) Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm số người là : 34 x 7 = 238( người) b, Nếu hạ mức tăng dân số theo ý b thì số dân sau 1 năm tăng thêm là : 24 x 7 = 168 ( người) Đáp số : a, 238 người b, 168 người 3.Củng cố dặn dò : -Gv củng cố nội dung bài khen ngợi nhóm ý thức học tốt. Ngày soạn : 28/8/2009 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 1 tháng 9 năm 2009 Toán. Tiết17: LUYỆN TẬP. A. Mục tiêu: - Củng cố và rèn khả năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: -YC hs nêu các bước giải toán liên quan đến tỉ lệ 3. Bài mới: 31. Giới thiệu bài: 32. Luyện tập: Bài 1 (Tr 19) - GV hỏi phận tích đề toán. Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “rút về đơn vị” -Gv nhận xét chốt bài đúng Bài 2:gv hướng dẫn giúp đỡ học sinh 2 tá bút chì là bao nhiêu chiếc? Gv chấm chữa bài Bài 3: -Gv chấm chữa bài Bài 4: -Gv t/ c thi giải toán nhanh 4. Củng cố, dặn dò: - - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ xung về giải toán (tiếp). - Hát + sĩ số. -2 hs nêu - HS đọc bài tập. -HS phân tích đề - Tóm tắt: 12 quyển : 24 000 đồng 30 quyển : ........... đồng? -HS làm bài vào nháp, 1 hs lên bảng làm bài Bài giải Giá tiền 1 quyển vở là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2 000 ´ 30 = 60 000 (đồng) Đáp số: 60 000 đồng - HS đọc đề toán. - 24 chiếc bút chì. - Lớp tự tóm tắt rồi giải Tóm tắt: 24 bút chì : 30 000 đồng 8 bút chì : ........... đồng? Bài giải 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: 24 : 8 = 3 (lần) Số tiền mua 8 bút chì là: 30 000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số: 10 000 đồng. - HS đọc đề bài. - Lớp tự tóm tắt rồi giải. Tóm tắt 3 xe : 120 học sinh ? xe : 160 học sinh Bài giải Một ôtô chở được số HS là: 120 : 3 = 40 (học sinh) Số ôtô cần để chở 160 học sinh là: 160 : 40 = 4 (ôtô) Đáp số: 4 ôtô -Hs thi giải toán Tóm tắt: 2 ngày : 72 000 đồng 5 ngày : ........... đồng Bài giải: Số tiền trả cho 1 ngày công là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Số tiền trả cho 5 ngày công là: 36 000 ´ 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 (đồng) Luyện từ và câu. Tiết 7 : TỪ TRÁI NGHĨA A. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. - Biết tìm những từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phận biệt từ trái nghĩa. B. Đồ dùng dạy học: -Từ điển C. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? B.Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: a. Bài tập1: (Tr 38): So sánh nghĩa của các từ in đậm. - GV nhận xét, chốt KT đúng Þ 2 từ trên có nghĩa trái ngược với nhau gọi là từ trái nghĩa. b. Bài 2: Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau: - GV nhận xét, chốt KT. (sống / chết; vinh / nhục) Vinh: Là được kính trọng, đánh giá cao. Nhục: Là xấu hổ vì bị khinh bỉ. c. Bài 3: -Gv yc hs làm việc theo nhóm - Cách tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta? 3. Ghi nhớ (SGK - Tr 39) 4. Luyện tập: Bài 1: -Gv yc hs tl nhóm -Gọi hs nối tiếp nêu kq. -Gv nhận xét chốt bài đúng. đục / trong ; đen/ sáng ; rách/ lành ; dở/ hay Bài 2 : -Gvyc hs thảo luận nhóm - GV nhận xét kết luận (rộng / hẹp; xấu / đẹp; trên / dưới). Bài 3: -Gv yc hs đọc yc -Gv yc hs TLnhóm -Gv t/c chơi t/c tiếp sức a. Hoà bình b. Thương yêu c. Đoàn kết d. Giữ gìn - GV cùng HS nhận xét, đánh giá nhóm tìm đúng những từ trái nghĩa. Bài 4: - Hướng dẫn HS đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ. Cũng có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ. Ví dụ: - Chúng em ai cũng yêu hoà bình, ghét chiến tranh. - Ông em thương yêu tất cả các cháu, chẳng ghét bỏ đứa nào. - GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, từ ngữ trong bài - Chuẩn bị cho tiết: Luyện từ. -2 hs nêu - HS đọc nội dung bài tập 1. - Đọc những từ in đậm. - Các nhóm thảo luận :Tra từ điển. - Cá nhân nêu ý kiến. Lớp bổ xung. + Phi nghĩa: trái với đạo lý (cuộc chiến trang phi nghĩa là cuộc chiến tranh với mục đích xấu xa, ..) + Chính nghĩa: Đúng với đạo lý (Chiến đâu với chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, ...) - HS đọc nội dung bài tập. - Thảo luận cặp - Cá nhân nêu ý kiến lớp nhận xét. - HS đọc nội dung bài tập 3. - Thảo luận cặp. - Tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam ( thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người khác nguyền rủa, khinh bỉ) -Hs đọc ghi nhớ lấy vd minh họa - HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm - HSnối tiếp nêu kq -Hs thảo luận nhóm -Hs nối tiếp nêu kq - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm 4 (1 từ cho 1 nhóm). - Cá nhóm tiếp sức, viết từ trái nghĩa: / Chiến tranh, xung đột ... / Căm ghét, căn giận, thù hận ... / Chia rẽ, bè phái, xung khắc ... / Phá hoại, phá phách, huỷ hoại ... - HS đọc yêu cầu bài tập. - Lớp làm bài tập vào nháp. - Cá nhân đọc tiếp nối. - Lớp nhận xét. Tập làm văn. Tiết 7 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH. I. Mục tiêu: - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. - Biết chuyển một phần dàn ý thành thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường. - GV cùng lớp nhận xét, bổ xung. - GV: Yêu cầu HS sửa lại dàn ý của mình. Bài 2: Chọn viết 1 đoạn văn theo dàn ý trên - Lưu ý HS chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài. - GV chấm, ... vào nháp, 1 hs làm bảng phụ -Hs nhận xét bổ xung Tóm tắt 6 ngày : 15 công nhân 3 ngày : ...thêm công nhân? Bài giải Muốn sửa xong quãng đường trong 1 ngày, cần số người là: x6 = 90 ( người) Muốn sửa xong quãng đường trong 3 ngày, cần có số người là: 90 :3 = 30 ( người ) Số người cần thêm là: 30-15 = 15 ( người ) Đáp số: 15 người -1 hs đọc đề toán -Hs làm bài vào bảng phụ theo nhóm -Đại diện nhóm trình bày kết quả -Hs nhận xét bổ xung Bài giải Với gia đình có 4 người ( bố, mẹ, 2con) thì tổng thu nhập của gia đình là: 80 000 x 4 =320 000 ( đồng) Với gia đình có 5 người( thêm 1 ngươì con) mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân hàng tháng của mồi người là: 320 000 : 5 =64 000 ( đồng) Như vậy gia đinh 4 con tang thêm một con nữa thì số thu nhập hàng tháng giảm đi là: 80 000 - 64 000 = 16 000 ( đồng ) Đáp số: 16 000 đồng -1 hs đọc đề toán -Hs thi giải toán -Hs chọn nhóm thắng Bài giải Tổng số người của đội sau khi tăng thêm 40 người là: 10+40 = 50 ( người) 50 người gấp 10 người số lần là: 50 : 10 = 5 ( lần ) Vậy 50 người cùng đào thì được số mét mương là: 35 x 5 = 175 ( m ) Đáp số : 175 m mương Củng cố dặn dò: - gv nhạn xét khen ngợi hs có ý thức học tốt. Ngày soạn : 3/9/2009 Ngày dạy : Thứ sáu , ngày 4 tháng 9 năm 2009 Toán. Tiết 20: LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: - Luyện tập, củng cố cách giải bài toán “tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” và giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ B. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ C. Các hoạt động dạy học: Nam Nữ 28 HS 15 m Chiều dài Chiều rộng I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của HS. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1 (Tr 22) - GV hỏi phân tích bài toán, tóm tắt: - Gợi ra cách giải bài tập: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó” Bài 2: - GV hỏi phân tích bài toán Ta có sơ đồ Bài 3: - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải Bài 4: - HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. - Gọi HS lên bảng chữa. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài. - HS đọc bài tập. Bài giải: Theo sơ đồ số HS nam là: 28 : (2 + 5) ´ 2 = 8 (HS) Số HS nữ là: 28 - 8 = 20 (HS) Đáp số: 20 HS nữ 8 HS nam - HS đọc bài tập. Bài giải: Theo sơ đồ, chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : (2 - 1) ´ 1 = 15 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 15 ´ 2 = 30 (m) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (30 + 15) ´ 2 = 90 (m) Đáp số: 90 m HS đọc bài tập tự làm vào vở Tóm tắt: 100 km : 12 lít xăng 50 km : ? lít xăng. Bài giải: 100 km gấp 50 km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần) Ôtô đi được 50 km hết số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (l) Đáp số: 6 l - HS đọc bài tập làm bai vào vở - Tóm tắt: 1 ngày / 12 bộ : 30 ngày 1 ngày / 18 bộ : ? ngày Bài giải Cách 1: nếu 1 ngày làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là: 30 ´ 12 = 360 (ngày) Nếu 1 ngày làm 18 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là: 360 : 18 = 20 (ngày) Cách 2: Theo kế hoạch số bộ bàn ghế hoàn thành là: 12 ´ 30 = 360 (bộ) 1 ngày làm được 18 bộ thì thời gian để làm xong 360 bộ là: 360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày. Khoa học. Tiết 8 : VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ. A. Mục tiêu: - HS nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập cho hoạt động 2. C. Các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm chung của tuổi vị thành niên? III. Bài mới: 1- Giới thiệu bài : 2-Dạy bài mới : 1. Hoạt động 1: Động não * Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. * Cách tiến hành: - GV giảng và nêu 1 số vấn đề sinh lí ở tuổi dậy thi. - Vậy ở lứa tuổi này chúng ta nên giữ cho cơ thể luân sạch sẽ, thơm tho, tránh bị mụn trứng cá. - GV ghi bảng ý kiến của HS. - Nêu tác dụng của việc làm kể trên? - GV kết luận về việc giữ gìn vệ sinh cơ thể nói chung và tầm quan trọng của về sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì. 2. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập: - GV chia nhóm nam, nữ riêng. - Phát phiếu học tập. * Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: hãy khoanh vào chữ cái trước câu đúng. - Cần rửa cơ quan sinh dục: a. Hai ngày 1 lần. b. Hàng ngày. - Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a. Dùng nước rửa sạch b. Dùng xà phòng tắm c. Dùng xà phòng giặt d. Kéo bao qui đầu về phía người, rửa sạch bao qui đầu và quy đầu - Khi dùng quần lót cần chú ý: a. Hai ngày thay 1 lần. a. 1 ngày thay 1 lần. c. Giặt và phơi trong bóng dâm. d. Giặt và phơi ngoài nắng. * Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ. ... ... ... ... - GV chữa bài theo từng nhóm nam, nữ. KL :Cần phải vệ sinh hằng ngày để bộ phận của mỗi chúng ta luôn sạch sẽ. 3. Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận * Mục đích: HS xác định được những việc nên làm, việc không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. * Cách tiến hành: - Chỉ nói nội dung của từng hình? - Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. - GV kết luận : ở tuổi vị thành niên đặc biệt là ở tuối dậy thì cơ thể chúng ta có nhiều biến chuyển... cần phải ăn uống đủ chất luyện tập thể thao tuyệt đối không sử dụng chhats gây nghiện.... 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Thực hiện vệ sinh cá nhân. - Chuẩn bị bài: Thực hành: Nói “không” với chất gây nghiện. - Lắng nghe. - Cá nhân nêu ý kiến: rửa mặt, tắm, gội đâu, ... - Cá nhân nêu ý kiến. - Thảo luận nhóm. - HS đọc đoạn đầu mục bạn cần biết (Tr 19). - Quan sát hình 4, 5, 6, 7 (Tr 19) - Cá nhân trả lời. - Thảo luận nhóm. - Nêu ý kiến. Kể chuyện. TIẾT 4 : TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI. A. Mục tiêu: 1. Rèn luyện nói: Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh trong phim, SGK, lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh; bước đầu kể lại câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai; kết hợp kể chuyên với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ. 2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 3. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện B. Đồ dùng dạy học: - TranhSGK. C. Các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ - Kể gương một số người tốt, việc tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước mà em biết. III. Bài mới: 1. Giới thiệu truyện phim: - GV giới thiệu tên phim, tên tác giả. - Nêu nội dung bộ phim. - Hướng dẫn quan sát các tấm ảnh. 2. GV kể chuyện: - GV kể lần 1 kết kợp chỉ các dòng chữ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ , công việc của những người lính Mĩ - GV kể lần 2, 3 kết hợp giới thiệu hình ảnh minh hoạ. + Đoạn 1: Giọng chậm rãi, trầm lắng. + Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn mạng những từ ngữ tả tội ác của lính Mĩ. + Đoạn 3: Giọng hồi hộp. + Đoạn 4: Giới thiệu hình ảnh tư liệu 4 và 5. + Đoạn 5: Giới thiệu hình ảnh 6,7. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a. Kể chuyện theo nhóm: -Gv yc hs kể trong nhóm b. Thi kể chuyện trước lớp: - Chuyện giúp bạn hiểu điều gì? - Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh? - Hành động của nhưng người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu về nhà kể chuyện. Chuẩn bị kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. -1 hs kể - 1 HS trả lời ghi dưới ảnh. - hs Theo dõi. - HS kể chuyện theo nhóm 5. - Cá nhân kể. - Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cá nhân kể tiếp nối đoạn. - Kể toàn chuyện. -Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày soạn : 2 / 9 /2009 Ngày dạy : Chiều thứ 6 , ngày 4 tháng 9 năm 2009 ( TIẾNG VIỆT ) Tiết 20 : ÔN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH Mục tiêu: -Hs biết viết hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Dạy ôn: Đề bài: Tả một cơn mưa -Gv đính bảng phụ ghi đề bài -GV yc hs làm bài vào vở -Gv gọi 2 hs lên bảng viết bài -Gv nhận xét chỉnh sửa -1 hs đọc đề -2 hs nêu bố cục 1 bài văn tả cảnh -Hs làm bài vào vở -2 hs lên bảng viết bài -Hs nhận xét bài bạn trên bảng - Một số hs nối tiếp đọc bài Củng cố dặn dò: -Gv nhận xét khen ngợi hs có ý thức học tốt. GIÁO DỤC TẬP THỂ Tiết 4 : SINH HOẠT LỚP I.Yêu cầu. - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần -Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại. II. Lên lớp 1.ổn định tổ chức 2.Sinh hoạt lớp: -Gv yc sự lớp lên cho lớp sinh hoạt kiểm diểm các hoạt động trong tuần. -Gv nhận xét chung -Lớp trưởng cho các bạn về đơn vị tổ nhận xét bình bầu thi đua. -Các tổ về đơn vị kiểm diểm các hoạt động trong tuần. -Tổ trưởng báo cáo kết quả tổng hợp -Lớp trưởng tổng hợp kết quả ghi bảnglớp. * Nhận xét - Duy trì tỉ lệ chuyên cao đạt 100%. - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp. - Có ý thức cao trong các giờ truy bài. - Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. -Thực hiện giờ ăn ngủ trưa tại trường tốt. - Có ý thức tốt trong buổi lễ khai giảng năm học mới. -Thi đua học tốt giành nhiều điểm 9, 10. -Một số em còn viết chữ chưa đẹp . * Tồn tại : ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ *Tuyên dương . ................................................................................................................. *Phê bình . ................................................................................................................. *Điểm 9,10 ................................................................................................................. ................................................................................................................. III. Phương hướng tuần 5 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 4. - Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng phụ đạo cho học sinh yếu.
Tài liệu đính kèm: