Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 6

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN

I. Mục tiêu:

 - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 5 của toàn khu.

 - Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần.

 - Phương hướng tuần 6.

II.Thời gian:

 - 7 giờ 30 tại khu Nà Phát.

II. Đối tượng:

 - HS cả khu.

IV. Chẩn bị:

 * Khâu tổ chức:

 - Lớp trực tuần, đội cờ đỏ chuẩn bị nội dung.

 * Phương tiện:

 - HS kê bàn ghế

 - Mỗi lớp 1 tiết mục văn nghệ.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Kì I - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần6:
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tiết 1:	 hoạt động đầu tuần
I. Mục tiêu:
 - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 5 của toàn khu.
 - Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần.
 - Phương hướng tuần 6.
II.Thời gian:
 - 7 giờ 30 tại khu Nà Phát.
II. Đối tượng:
 - HS cả khu. 
IV. Chẩn bị:
 * Khâu tổ chức:
 - Lớp trực tuần, đội cờ đỏ chuẩn bị nội dung.
 * Phương tiện:
 - HS kê bàn ghế
 - Mỗi lớp 1 tiết mục văn nghệ.
V.Nội dung - Hình thức
* Nội dung:
 - Nhận xét những ưu khuyết điểm trong tuần 5 của toàn khu. Triển khai kế hoạch học tập, kế hoạch hoạt động trong tuần 6.
* Hình thức:
 - Tập chung toàn khu.
VI. Tiến hành hoạt động:
* Phần lễ:
 - Chào cờ.
 - Triển khai các nội dung chủ yếu.
 + Đội cờ đỏ lên nhận xét các hoạt động đội
 + GV trực tuần lên nhận xét những ưu điểm tồn tại trong tuần 5.
 - Văn nghệ và các trò chơi: (Mỗi lớp tham gia 1 tiết mục).
VII. Kết thúc hoạt động:
	 - Múa tập thể toàn trường 
Tiết 2:	 Tập đọc
Tiết 11: Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
I. Mục đích:
	- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
	- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộcở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳngcủa những người da mầu. (Trả lời được các câu hỏi sgk)
	- HS yếu đọc thành tiếng được một đoạn trong bài
	* HSKT: Đọc đánh vần được một đoạn trong bài 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa cho bài học.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ Ê - mi - li, con ...Nêu ND của bài
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
2.2 HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 2 HS khá, giỏi nối nhau đọc toàn bài.
- GV giới thiệu ảnh cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài.
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
+ Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
Giảng: Dưới chế độ A - pác - thai, người da đen bị khinh miệt, đói xử tàn nhẫn. Họ không có chút quyền tự do dân chủ nào. Họ bị coi như một lao động công cụ biết nói. Có khi họ còn bị mua đi bán lại ở ngoài chợ, ngoài đường như một thứ hàng hoá.
- Mời một HS đọc đoạn 3.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Em hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt lại rút ra nội dung bài.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn:
- Cho HS đọc nt, cả lớp tìm giọng đọc.
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
* Gv kiểm tra hs yếu và hs khuyết tật- khen khuyến khích.
-Thi đọc diễn cảm
- Gv và hs đánh giá và nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc và học bài.
- HS đọc và nêu nội dung
* HSKT: Đọc đánh vần được một đoạn trong bài
- Hai HS khá- giỏi đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu --> tên gọi A-pác-thai.
 + Đoạn 2: Tiếp --> Dân chủ nào
 + Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc cặp đôi.
- HS đọc cả bài.
- HS theo dõi SGK
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
- 2- 3 HS nối tiếp đọc nội dung 
- HS giới thiệu.
- Một vài HS nêu.
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm (cá nhân, theo cặp)
- Thi đọc diễn cảm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 3:	 Toán
Tiết 26: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi kí hiệu và mối quan hệcủa các đơn vị đo diện tích. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. (làm được BT 1a (số đo đầu) bài 1b (số đo đầu) bài 2, bài 3 (cột 1)
* HSKT: Biết cộng trừ các số trong phạm vi 10
II. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo tiếp liền.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Luyện tập:
*Bài tập 1:
- Cho HS làm vào nháp.
- Chữa bài.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho học sinh nêu cách làm.
- GV hướng dẫn: Trước hết phải đổi ra 3cm2 5mm2 ra đơn vị mm2. Sau đó khoanh vào kết quả đúng.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- Muốn so sánh được ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo rồi so sánh.
- Cho HS làm bài vào bảng con + bảng lớp
- GV chữa nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS học và làm bài ở nhà.
- 2 hs nêu
* HSKT: Biết cộng trừ các số trong phạm vi 10
- HS làm theo mẫu và sự hướng dẫn của GV.
a.Mẫu : 6 m2 35 dm2 = 6m2 + m2 = 6 m2
b. hs làm tương tự
- chữa bài nhận xét.
- HS nêu yêu cầu và làm bài
*Đáp án:
 B. 305 mm2
*Bài giải:
2dm2 7cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm2 89mm2
* hskt đếm được các số từ 1 đến 10.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 4:	 Lịch sử
Tiết 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục đích: 
 - Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ mang tên lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
- HS khá Biết tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước trước đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần ghi nhớ.
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu mục đích, y/c giờ học
2.2 Các hoạt động:
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Em hãy kể lại các phong trào chống thực dân Pháp mà các em đã học?
- Vì sao các phong trào đó thất bại?
- GV: vào đầu thế kỉ XX, nước ta
Hoạt động 2: (Thảo luận nhóm 2)
- Em hãy tìm hiểu về GĐ, quê hương của Nguyễn Tất Thành?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV ghi bảng nội dung chính
Hoạt động 3: (Thảo luận nhóm 4)
- Câu hỏi thảo luận:
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được thể hiện ra sao?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại ý và ghi bảng.
Hoạt động 4: ( Làm việc cả lớp )
- Cho HS xác định vị trí TP. HCM trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, GV trình bày sự kiện ngày 5-6-1911 NTT ra đi tìm đường cứu nước.
- Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là Di tích lịch sử?
Hoạt động 5: ( Làm việc cả lớp)
- Em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
- Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ ra sao
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài.
- HS nối tiếp nhau kể.
- Vì không có con đường đúng đắn.
1) Vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành:
- NTT sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- NTT yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
- NTT không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối
2) NTT ra đi tìm đường cứu nước:
*Mục đích: Đi ra nước ngoài để tìm con đường phù hợp để giải phóng dân tộc.
*Quyết tâm của NTT được thể hiện: một mình tay trắng cũng quyết ra đi
- Luôn vì nước, vì dân.
- Đất nước không được độc lập, nhân dân vẫn phải sống kiếp nô lệ.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
	__________________________________
Tiết 5:	 Đạo đức
Tiết 6: Có chí thì nên (Tiết 2)
I. Mục đích:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và nội theo những gương có ý chí vượt nên những khó khưn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Xác lập khó khăn, thuận lợi trong cuộc sốngcủa bản thân và biết lập kế hoạch khi khó khăn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 các hoạt động:
 *Hoạt động 1:
- GV chia lớp thành nhóm 5.
- Cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Trong lớp mình, trường mình có những bạn nào có hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
- Cho HS xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn vượt khó.
- GV tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS cùng nhau xây dựng kế hoạch.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ (bài tập 4, SGK).
+Cho HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
 STT
 Khó khăn 
 Những biện pháp khắc phục 
 1
 2
 3
+ HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
+ Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
+ Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
+ GV kết luận.
 ( SGV - Tr. 25, 26 )
3. Củng cố- dăn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS thực hiện kế hoạch giúp đỡ các bạn khó khăn.
..............................................................................................................................................
..................... ...  Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
- HS đọc Y/ C đề bài.
- HS lập dàn ý vào vở.
- HS khá làm bài ra bảng phụ.
- HS trình bày.
- HS khá trình bày bài trên bảng .
- HS nhận xét.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
Tiết 4: ôn tập Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
I. Mục đích:
	- Dựa vào lời kể của Gv, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn ngọn, rõ ràng các chi tiết trong truyện.
	- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảmđã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.
- Bảng phụ ghi ngày tháng năm sảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ và tên những người Mĩ trong câu truyện.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết.
2. Dạy bài mới:	
2.1 Giới thiệu truyện phim:
- GV giới thiệu vài nét khái quát về bộ phim.
- GV hướng dẫn HS quan sát các tấm ảnh.
- HS kể trước lớp
- 1 HS đọc trước lớp phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
2.2 GV kể chuyện:
- GV kể lần một kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mĩ
- GV kể lần 2 kết hợp với giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ phim trong SGK
- HS vừa nghe kể vừa nhìn các hình ảnh trong SGK.
2.3 Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a, Kể theo nhóm:
b, Thi kể truyện trước lớp:
* Truyện giúp em hiểu điều gì?
* Em suy nghĩ gì về chiến tranh?
* Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp em hiểu điều gì?
3. Củng cố dặn dò:
- Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về kể lại câu chuyện trên cho người thân ghe.Chuẩn bị bài sau.
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm.
- Một em kể toàn chuyện.
- Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
Tiết 6: chuẩn bị nấu ăn
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số loại rau xanh, củ quả còn tơi.
-Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thờng.
-Dao thái, dao gọt. 
III/ Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2 Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Mời 2 HS nối tiếp đọc nội dung SGK.
+ Để chuẩn bị nấu ăn chúng ta phải làm gì?
2.3 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm:
- Cho HS đọc mục 1:
+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn là gì?
+ Kể tên các chất dinh dưỡng dành cho con người?
+ Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
+ Em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn trong bữa ăn chính?
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
- Cho HS đọc mục 2:
- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung:
+ Nêu mục đích, cách tiến hành sơ chế thự phẩm?
+ Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế 1 loại rau mà em biết?
+ Theo em, khi làm cá cần loại bỏ những phần nào?
+ Em hãy nêu cách sơ chế một loại thực phẩm trong H.2?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
2.4 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
* Liên hệ: Muốn có thực phẩm tươi ngon đảm bảo an toàn các em phải làm ntn?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Nấu cơm”
+ Chọn thực phẩm cho bữa ăn và tiến hành sơ chế thựcphẩm.
+ Đảm bảo có đủ chất, đủ dinh dưỡng,
+ Rau xanh phải tươi non, không bị héo úa, giập nát. Cua cá, tôm phải tươi, tốt nhất phải chọn những con còn sống. Thịt lợn phải có màu hồng tươi ở phần lạc, dẻo dính, không có mùi ôi,...
+ HS kể.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn. Khi sơ chế có thể cắt, thái tẩm ướp nhằm làm cho thức ăn nhanh chín, có mùi vị thơm ngon.
- HS nêu.
- HS quan sát H2
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- HS trả lời.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động cuối tuần
I.Mục tiêu:
	1. Đánh giá lại các hoạt động tuần 6.
2. Đề ra phương hướng tuần 7.
II. Sinh hoạt:
1. Đánh giá lại các hoạt động tuần qua:
* Học tập: 
- Các em có ý thức chuẩn bị bài
- Hăng hái phát biểu, xây dựng bài
- Trong giờ chú ý nghe giảng
- Giờ truy bài tương đối đảm bảo
* Nền nếp:
- Ra vào lớp đúng giờ, không còn tình trạng học sinh đi học muộn.
- Duy trì tốt các nền nếp đã có.
* Thể dục:
- Ra xếp hàng tập thể dục nhanh nhẹn
- Múa các bài múa do đội triển khai tơng đối tốt
* Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần tới:
	- Khắc phục nhược điểm trên 
	- Tiếp tục duy trì và đảm bảo số lượng 
	- Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp, thi đua học tốt.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc