Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

 I. Mục tiêu:

Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hòi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng

Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ:

- GV gọi 1 HS đọc HTL 2 khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong + nội dung

- GV gọi 1 HS đọc HTL 2 khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong + Câu hỏi: bầy ong tìm mật đến những vùng đất nào ?

B. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc:

- 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:

 Đoạn 1: Từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa.

 Đoạn 2: Tiếp đến thu lại gỗ.

 Đoạn 3: Phần còn lại

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13
 Thứ hai - Dạy ngày 06 tháng 12 năm 2007
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
 I. Mục tiêu: 
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hòi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng
Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:	
GV gọi 1 HS đọc HTL 2 khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong + nội dung
GV gọi 1 HS đọc HTL 2 khổ thơ cuối bài thơ Hành trình của bầy ong + Câu hỏi: bầy ong tìm mật đến những vùng đất nào ?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
- 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. 
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa.
Đoạn 2: Tiếp đến thu lại gỗ.
Đoạn 3: Phần còn lại 
 HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sữa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai
Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (rô bốt, ngoan cố, còng tay ) giải nghĩa các từ ngữ đó - Đặt câu với từ ngoan cố. 
HS luyện đọc theo cặp.
1,2 HS đọc lại bài.
GV đọc mẫu
b)Tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi, 
Câu 1: Thoạt tiên thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ? (hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ? ) 
Câu 2: Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy điều gì và nghe thấy điều gì ? (Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẻ chuyển gỗ vào buổi tối)
Câu 3: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ? (HS trao đổi theo rồi đại diện nhóm trả lời)
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ tình nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ?(yêu rừng sợ rừng bị phá / vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm bảo vệ )
HS nêu nội dung bài - Vài HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc, và thể hiện diễn cảm nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật.
HS luyện đọc theo cặp 
Thi đọc diễn cảm.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Qua bài đọc em học tập bạn nhỏ điều gì ?
- Đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn.
- Nhận xét giờ học 
-----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân
- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ
 - Giáo dục HS tích cực học toán
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp: 37,1 x 9,5
Sau đó gọi 1 HS lên bảng tính – lớp nhận xét 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu – ghi đề
Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
Bài 1: GV cho HS tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
GV gọi một số em nêu kết quả, nêu cách tính.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài, GV cho HS đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân. 
Bài 3: HS tự giải bài toán rồi chữa bài.
Bài 4:Cho HS tự tính rồi chữa bài.Từ đó cho HS nêu nhận xét: (a + b) x c = a x b + b x c
Hoặc: a xb + b x c = (a + b) x c
Hoạt động 3: Giáo viên chấm bài
- GV chấm một số bài
- GV chữa bài nếu cần 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, một số thập phân.
- Về nhà làm BT 1,2,3,4 tr.76.
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
 HOẶC THAM GIA
 I. Mục tiêu: 
- HS kể được câu chuyện các em đã chứng kiến hoặc tham gia gắn với chủ điểm Bảo vệ môi trường.
- Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vêj môi trường.
- Giáo dục HS làm việc tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết hai đè bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 1,2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
-	Một HS đọc 2 đề bài của tiết học 
- Câu chuyện em kể có nội dung như thế nào ?(chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh)
- GV gọi 2HS đọc nối tiếp nhau phần gợi ý 1,2 trong SGK 
-	Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể trước lớp.
-	HS gạch đầu dòng dàn ý sơ lược câu chuyện 
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
-	HS kể chuyện theo cặp
-	HS thi kể chuyện trước lớp
-	Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung mỗi câu chuyện.
- GV và HS nhận xét bình chọn người kể chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, hấp dẫn nhất 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau
Nhận xét giờ học.
Mĩ thuật: TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN DÁNG NGƯỜI
(Đã có giáo viên bộ môn)
 Thứ ba - Dạy ngày tháng 12 năm 2007
 Thể dục:
ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
 TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. Mục tiêu:
 - Chơi trò chơi “ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, chủ động và đảm bảo an toàn.
- Ôn 5 động tác đã học và học mới động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô
II. Địa điểm, phương tiện: 
Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện:Chuẩn bị một còi. Kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
Giậm chân tại chổ vỗ tay và hát.
Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông 
Trò chơi “ nhảy cóc”
2. Phần cơ bản:
a) Ôn 5 động tác thể dục đã học: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
- GV cho HS tập luyện, GV quan sát, sữa động tác sai dưới sự điều khiển của cán sự lớp 
b) Học động tác thăng bằng 
- GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần. GV hô chậm cho HS tập, GV kết hợp sữa sai cho HS. 
Nhịp 1: Chân trái duỗi thẳng từ từ đưa ra sau lên cao, đồng thời đưa hai tay sang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mặt hướmh ra trước.
Nhịp 2: Thăng bằng sấp trên chân phải, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng.
Nhịp 3: Về như nhịp 1
Nhịp 4: về TTCB
Nhịp 5,6,7,8: như nhịp 1,2,3,4, nhưng đổi bên.
c) Ôn 6 động tác thể dục đã học
- GV chia tổ cho HS tập luyện, GV theo dõi, sữa sai cho HS. 
d) Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” 
- GV nêu tên tró chơi, quy định cách chơi, cho HS chơi GV quán xuyến lớp, thi đua giữa các tổ, tuyên dương cá nhân,tổ chơi tốt
3. Phần kết thúc:
 - Thực hiện động tác thả lỏng.
 - HS vỗ tay và hát một bài
 - GV hệ thống lại bài học 
 - Nhận xét, đánh giá
-----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- Giáo dục HS tích cực học toán
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
- Bài 1: GV cho HS thực hiện các phép tính rồi chữa bài - Yêu cầu HS nêu cách tính.
- Bài 2: Củng cố quy tắc nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000,...và 0,1; 0,01; 0,001;..
HS tự làm rồi chữa bài - HS có thể đọc kết quả tính nhẩm để ôn tập về cách đọc số thập phân .
- Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài
 Giải:
Giá tiền 1 kg đường là: 
 38 500: 5 = 7 700 (đồng)
Số tiền mua 3,5 kg đường là: 
 7 700 X 3,5 = 26 950 (đồng) 
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường cùng (loại) là:
 38 500 - 26 950 = 11 550 (đồng)
 Đáp số: 11 550 (đồng)
- Bài 4: Cho HS tự làm vở rồi chữa bài.
Hoạt động 3: Giáo viên chấm bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa bài nếu cần 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Về nhà làm bài tập 1,2,3,4 ở SGK tr.62
Nhận xét gìơ học
 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. Mục tiêu: 
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi truờng
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung BT để HS làm bài.
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Thế nào là quan hệ từ ?
- Một HS đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu. 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
Thảo luận theo cặp
HS trình bày 
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: HS thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nhóm nêu.
Cả lớp và GV nhận xét.(Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây trồng rừng phủ xanh đồi trọc. Hành động phá hoại môi trường: phá rừng đánh cá bằng mìn, rả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện buôn bán động vật hoang dã.)
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu.
 HS chọn một cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó 
HS nói lên đề tài mình chọn để viết.
HS viết bài, GV giúp đỡ một số em yếu.
HS đọc bài viết 
Cả lớp và GV nhận xét khen ngợi chấm điểm.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Về nhà làm bài tập 3 ở VBT nếu em nào viết chưa hoàn chỉnh.
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Khoa học: 	NHÔM
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
 - Kể tên một số dụng, máy móc đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm, phiếu học tập.
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
- Nêu tính chất của đồng và hợp kim đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Làm việc với thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được 
* Mục tiêu: 
 HS kể được tên dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm 
* Cách tiến hành:
Bước1: HS làm việc theo nhóm
-	Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm giới thiệu các thônh tin và tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 ... -------------
 Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
 I. Mục tiêu: 
Nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng
Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 2, 3 tờ giấy khổ to viết sẵn các câu trong BT để HS làm bài.
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - GV gọi 1HS nhắc lại phần ghi nhớ về quan hệ từ.
Một HS đọc lại bài tập 3 ở tiết LTVC trước.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu của BT1
- HS đọc nội dung BT 1 tìm các quan hệ từ trong câu văn, HS phát biểu ý kiến 
- GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét sữa chữa đưa ra đáp án đúng. 
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT 2 
- HS làm việc theo cặp 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở BT 
- GV mời HS phát biểu ý kiến 
- Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng 
Câu 6: Vì vậy, Mai
Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé 
Câu 8: Vì chẳng kịp nên cô bé
- GV kết luận: cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. 
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm bài ở VBT 
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Khoa học: ĐÁ VÔI 
I. Mục tiêu: HS biết
- Kể tên một số vùng núi đá côi, hang động của chúng
- Nêu ích lợi của đá vôi
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội: giấm chua hoặc a xít 
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
 - Vở bài tập, SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Nêu tính chất của nhôm.
- Nêu tác dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* Mục tiêu: - HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
* Cách tiến hành:
Bươc 1: Làm việc theo nhóm 
GV yêu cầu HS kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận, các nhóm khác và GV bổ sung 
GV kết luận
Hoạt động 3: Quan sát hình
* Mục tiêu: HS quan sát hình để phát hiện tính chất của đá vôi 
- Tác dụng của đá vôi 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân 
GV yêu cầu HS quan sát hình 4,5 SGK tr. 55 làm bài tập 2,3 ở VBT
Bước 2: Làm việc cả lớp
Vài HS trình bày 
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả đúng 
HS nêu tác dụng của đá vôi
Vài HS nêu, cả lớp và GV nhận xét 
GV kết luận 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại bài học.
- Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Địa lí: CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 - Chỉ được trên bản đồ sự phân bổ một số ngành công nghiệp của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp
- bXác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Vũng tàu.
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vở bài tập 
Bản đồ kinh tế Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
 - Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó ?
 - Nêu đặc điểm ngành thủ công ở nước ta ?
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Phân bố các ngành công nghiệp 
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK
 - HS trình bày kết quả 
 - HS chỉ trên bản đồ trên phân bố của một số ngành công nghiệp 
 - Cả lớp và GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
 - GV kết luận  
Bước 2: Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS tìm hiểu ở SGK và hình 3 hoàn thành BT 3 VBT tr. 18
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Cả lớp và GV nhận xét đưa ra giải đáp đúng ( 1 – c; 2 – b; 3 – a; 4 – d ).
Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta 
Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn 
- HS làm bài tập 4 trong SGK
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- GV kết luận  
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta 
 - Vài HS lên bảng chỉ 
 - Cả lớp và GV nhận xét
Hoạt động 4: củng cố, dặn dò
- Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to 
 - Nhận xét giờ học.
 Thứ sáu - Dạy ngày tháng 12 năm 2007
 Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000...
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào vở nháp: 6,48: 18
- 1 HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
a) ví dụ 1:
GV viết lên bảng phép tính: 213,8: 10 yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp. Sau đó gọi 1 HS lên bảng 
GV cho HS nhận xét hai số 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau ()
HS nêu cách tính chia nhẩm một số thập phân cho 10
b) Ví dụ 2: GV hướng dẫn HS tương tự như ví dụ 1 để từ đó hs chia nhẩm một số thập phân cho 100
c) Quy tắc: HS tự rút ra quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, từ hai ví dụ 
- HS nêu, vài HS nhắc lại 
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1,2: GV viết từng phép chia lên bảng. Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi rút ra nhận xét.
Bài 3: HS làm vào vở GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS, gọi HS chữa bài 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
-	HS điền Đ, S: 
243, 6: 100 = 24360 243,6: 100 = 2,436
1 HS nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 
-	Về nhà làm bài tập 1,2,3 ở vở BT tr. 69.
-	Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Tả ngoại hình) 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về đoạn văn
- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát.
- HS viết văn hay.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- 1 HS trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
- 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu của bài, 2 HS 
- GV gọi 1 HS đọc gợi ý 4 trong SGK 
- GV nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
- HS viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, đánh giá những đoạn văn viết có ý riêng, ý mới.
- GV chấm điểm một số em 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Lịch sử: “THÀ HY SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH
 KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. Mục tiêu: HS biết:
Ngày 19/12/1946 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
Tinh thân chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã gặp những khó khăn gì ?
- Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân làm những gì ? 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu nguyên nhân vì sao nhân dân ta tiến hành kháng chiến toàn quốc ?
Vài HS nêu (Ngày 23-11=1946 quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; Ngày 17- 12-1946 quân Pháp bắn vào một số khu phố ở Hà Nội; Ngày 18-12 1946 Pháp gởi tối hậu thư cho chính phủ ta ) 
Cả lớp và GV nhận xét 
GV kết luận: để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên 
Hoạt đông 3: Làm việc theo nhóm 
HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì ?
+ Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Hà Nội diễn ra như thế nào ?
+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
- Đại diện các nhóm trình bày 
Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
HS nêu ý nghĩa của ngày toàn dân kháng chiến 
Một số HS trình bày trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét 
HS liên hệ địa phương thể hiện tinh thần kháng chiến như thế nào ? 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-	Cả lớp đọc thầm bài học – 2 HS đọc to
-	Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU MỘT SẢN PHẨM TỰ CHỌN
(TIẾt 2)
I. Mục tiêu: 
Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
Thêu đúng và đẹp.
Giáo dục yêu thích lao động.
II. Chuẩn bị:
Như tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Kiểm tra chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
 Hoạt động 3: HS thực hành thêu trên vải.
Kiểm tra việc đo, cắt vải của HS ở tiết trước.
Hướng dẫn HS vẽ mẫu thêu lên vải.
HS làm theo cặp hoặc theo nhóm để giúp đỡ nhau.
GV theo dõi uốn nắn thêm.
3. Củng cố, dặn dò: 
Xem trước phần khâu túi.
Chuẩn bị: Thực hành.
-----------------------------------------------
 sinh ho¹t líp
I. Môc tiªu, yªu cÇu: 
- HS thấy ®­îc nh÷ng mÆt m¹nh, yÕu cña líp ®Ó cã h­íng ph¸t huy, kh¾c phôc. 
- N¾m ®­îc kÕ ho¹ch ho¹t ®éng tuÇn tíi cña líp, tr­êng ®Ó thùc hiÖn tèt kÕ ho¹ch ®Ò ra. 
II. Lªn líp: 
A. æn ®Þnh tæ chøc: H¸t
B. TiÕn hµnh sinh ho¹t:
1. Líp tr­ëng ®iÒu khiÓn c¸c tæ tr­ëng nhËn xÐt t×nh h×nh cña tæ trong tuÇn qua 
 - HS phª vµ tù phª. 
2. GV nhËn xÐt chung. 
¦u ®iÓm: - Duy tr× tèt c¸c lo¹i h×nh nÒ nÕp.
 - Häc vµ lµm bµi ®Çy ®ñ, tr×nh bµy ®Ñp. 
 - §i häc chuyªn cÇn, ®óng giê.
 - Lµm tèt c«ng t¸c vÖ sinh líp häc vµ khu vùc ®­îc quy ®Þnh.
Nh­îc ®iÓm: 	 - Ch­a thuéc bµi cò ( H÷u, Nh­ ).
 - Tãc cßn dµi ( Vò, Th¹c, Tµi, Hîp)
 - Ch­a hoµn thµnh c¸c kho¶n thu nép (Quúnh Chi)
3. Gv nªu kÕ ho¹ch ho¹t ®éng tuÇn tíi: 
- Thi ®ua häc tËp tèt chµo mõng Ngµy Nhµ gi¸o ViÖt Nam 20/11.
- Hoµn thµnh c¸c kho¶n thu nép.
- Thùc hiÖn tèt theo kÕ ho¹ch cña ®éi vµ nhµ tr­êng ®Ò ra
- TiÕp tôc duy tr× mÆt m¹nh, kh¾c phôc mÆt yÕu.
- HS duy tr× tèt phong trµo VSC§ vµ häc båi d­ìng HS giái.
- LuyÖn tËp ®Ó thi Nãi hay - ViÕt ®Ñp cÊp tr­êng.
4. Sinh ho¹t v¨n nghÖ. 
5. DÆn dß: Thùc hiÖn tèt kÕ ho¹ch.
........................................................ 
........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc