I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn.
- Phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từnh nhân vật; cô bé ngây thơ, hồn nhiên: Chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ba nhân vật là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- GV gọi 1 HS đọc 1 đoạn em thích trong bài Rừng ngập mặn + nội dung
- GV gọi 1 HS đọc cuối bài Rừng ngập mặn + Câu hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn sau khi phục hồi
TUẦN 14 Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2007 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ----------------------------------------------- Tập đọc: CHUỖI NGỌC LAM I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. - Phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từnh nhân vật; cô bé ngây thơ, hồn nhiên: Chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng, thật thà. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ba nhân vật là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - GV gọi 1 HS đọc 1 đoạn em thích trong bài Rừng ngập mặn + nội dung - GV gọi 1 HS đọc cuối bài Rừng ngập mặn + Câu hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn sau khi phục hồi B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề - Giới thiệu chủ điểm: Vì hạnh phúc con người ? - Giới thiệu bài – ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc: - 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến cướp mất người anh yêu quý. Đoạn 2: Phần còn lại - HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sữa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai. - Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (lễ Nô - en, giáo đường ) giải nghĩa các từ ngữ đó - Đặt câu với từ lễ Nô- en. -HS luyện đọc theo cặp. - 1,2 HS đọc lại bài. - GV đọc mẫu b)Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi, Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? (tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô ? ) Câu 2: Em có tiền mua đủ chuỗi ngọc không ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ? (không, cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất) * Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé Câu 3: Chị của bé tìm gặp Pi- e để làm gì ? (để hỏi cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi- e không? Chuỗi ngọc có phải là thật không ? Giá bao nhiêu tiền ? ) Câu 4: Vì sao Pi- e nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?(vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng số tiền em dành dụm được) * Cuộc đối thoại giữa Pi- e và chị cô bé c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV mời 3 HS đọc phân vai diễn cảm bài văn, GV hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc, và thể hiện diễn cảm nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật. - HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm theo phân vai. - GV hỏi: Em nghĩ gì về 3 nhân vật trong câu chuyện này ?(họ đều là những người tốt / biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau ?) - HS nêu nội dung bài - Vài HS nhắc lại. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Đọc trước bài Hạt gạo làng ta. - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - Giáo dục HS tích cực học toán II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập, SGK III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: GV yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp: 472, 3: 10 ; 15,4: 100 Sau đó gọi 1 HS nêu kết quả – lớp nhận xét B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu – ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân a)Ví dụ 1: GV nêu ví dụ và tóm tắt lên bảng Chu vi hình vuông: 27 m 27 4 30 6 , 75 (m) 20 0 Cạnh hình vuông: ? m GV gọi HS đọc lại đề Muốn tính cạnh hình vuông ta làm thế nào ? (27: 4) GV yêu cầu HS tính vào vở nháp, GV quan sát Gọi HS lên bảng đặt tính và tính Cả lớp và GV nhận xét. Vậy 27: 4 = 6, 75 (m) b)Ví dụ 2: 43: 52 GV hỏi: em có nhận xét gì về số bị chia và số chia của phép chia này ? Ta có thể thực hiện phép chia này như thế nào ? HS cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính Cả lớp và GV nhận xét kết quả đúng: 43: 52 = 0, 82 c) Rút quy tắc: Vậy muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm thế nào ? - Cả lớp đọc thầm quy tắc, 2 HS đọc to Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép chia cả lớp làm vào vở. Các phép tính còn lại làm tương tự. Bài 2: GV gọi 1 HS đọc đề toán GV tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở sau đó 1 HS lên bảng làm - Cả lớp và GV nhận xét đưa ra kết quả đúng. Bài 3: HS tự làm, GV gọi vài HS nêu kết quả . Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư Về nhà làm BT 1,2,3 tr.82.ở VBT Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Kể chuyện: PA- XTƠ VÀ EM BÉ I. Mục tiêu: - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục HS nhớ ơn các danh nhân II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 1,2 HS kể lại một việc làm làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện - GV kể lầ 1, HS nghe. Kể xong GV viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: Lu-i Pa-xtơ, Giô-dép, thuốc vắc-xin, 6-7-1885, 7-7-1885 - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh họa phóng to Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể chuyện trước lớp - Cả lớp và GV nhận xét - HS nêu ý nghĩa câu chuyện – vài HS nhắc lại. - GV và HS nhận xét bình chọn người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------- Mĩ thuật: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT (Đã có giáo viên bộ môn) Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2007 Thể dục: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” I. Mục tiêu: - Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động . II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm :Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện . - Phương tiện :Chuẩn bị một còi . Kẻ sân cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Phần mở đầu: Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chạy chậm theo vòng tròn . Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông Trò chơi “ kết bạn” Phần cơ bản: a) Học động tác điều hòa: - Động tác điều hoà: + Nhịp 1: Bước chân trái sang trái rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước bàn tay sấp, lắc hai bàn tay (lắc gập lên gập xuống sang hai bên) + Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang, lắc hai bàn tay. + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5: Bước chân trái sang phải rộng bằng vai. Hhai tay giơ cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu ngửa, mắt nhìn theo tay, lắc hai bàn tay. + Nhịp 6: Đưa hai tay ra trước, lắc hai bàn tay. + Nhịp 7: Như nhịp 2 + Nhịp 8: Về TTCB - GV nêu tên và làm mẫu động tác 2 lần. GV hô chậm cho HS tập, GV kết hợp sữa sai cho HS. b) Ôn 5 động tác thể dục đã học: vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hòa - Ôn đồng loạt cả lớp - GV chia tổ cho HS tập luyện, GV theo dõi, sữa sai cho HS - GV tổ chức thi giữa các tổ. Nhận xét, tuyên dương c) Chơi trò chơi “Thăng bằng” - GV nêu tên tró chơi, quy định cách chơi, cho HS chơi GV trực tiếp điều khiển trò chơi, thi đua giữa các tổ, tuyên dương cá nhân,tổ chơi tốt Phần kết thúc: - Thực hiện động tác hồi tĩnh. - HS vỗ tay và hát một bài - GV hệ thống lại bài học - Nhận xét, đánh giá ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố quy tắc thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân. - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính. - Giáo dục HS tích cực học toán II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Học sinh làm bài - Bài 1: Gọi 2 HS lên bảng làm phần a (kết quả là 16,01) và phần c (kết quả là 1,67) Gọi một số HS đọc kết quả các phần b, d (kết quả là 1,69; 4,38) Yêu cầu HS nhắc lại quy tắt thứ tự thực hiện các phép tính. - Bài 2: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: 8,3 X 0,4 và 8,3 X 10 : 25 (=3,32) - Gọi 1 HS nhận xét kết quả hai phép tính. - GV giải thích lí do vì 10:25=0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia (do 8,3X10 khi tính nhẩm có kết quả là 83). - HS làm tương tự câu b, c - Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề - GV tóm tắt lên bảng - HS giải nháp - Gọi 1 HS làm bảng. Chiều rộng mảnh vườn HCN là: 24 X (m) Chu vi mảnh vườn HCN là: (24 + 9,6) X 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn HCN là: 24 X 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2 m; 230,4 (m2) - Bài 4:HS tự làm vào vở - Chữa bài (ĐS: 20,5 km) Hoạt động 3: Giáo viên chấm bài - GV chấm một số bài - Chữa bài nếu cần Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Về nhà làm bài tập 1,2,3,4 ở SGK tr. 68 - Nhận xét gìơ học ----------------------------------------------- Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập, bìa lịch cũ III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Thế nào là quan hệ từ ? - Một, hai HS đặt câu sử dụng các cặp quan hệ từ đã học. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1. - GV cho HS nhắc lại định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng HS đọc thầm lại bài tập và việc cá nhân vào vở bài tập HS trình bày Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT . Vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ HS trao đổi theo cặp tìm các đại từ xưn ... dưới sự điều khiển của tổ trưởng, GV quán xuyến lớp giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho HS . b) Từng tổ báo cáo kết quả ôn luyện: từng tổ lên trình diễn bài thể dục một lần dưới sự điều khiển của tổ trưởng. HS nhận tổ nào trình diễn đúng và đẹp nhất c) Chơi trò chơi “ Thăng bằng ”: - GV nêu tên trò chơi, tập hợp theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, GV điều khiển trò chơi. GV nhận xét biểu dương tổ, cá nhân chơi tốt 3. Phần kết thúc: HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh GV hệ thống bài học. Dặn HS về nhà ôn bài thể dục đã học. Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp học sinh cũng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Giáo dục HS tích cực học toán II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: HS đặt tính và tính vào vở nháp: 55: 2,5 Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính, rồi tính. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Học sinh làm bài Bài 1: GV gọi 2 HS lên bảng và lần lượt thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm bài vào vở, HS rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,25 Bài 2: HS làm bài, GV gọi HS nêu kết quả . Bài 3,4: HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài Hoạt động 3: GV chấm bài - GV chấm một số bài Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Làm bài tập 1,2,3,4 ở vở BT tr. 85. Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. - Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngăn. II. Đồ dùng dạy học: - 2, 3 tờ phiếu khổ to kẽ bảng phân loại, động từ, tính từ, quan hệ từ. - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - HS tìm danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau: Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: - Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập BT1: - Một HS đọc yêu cầu của BT1 HS nhắc lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ HS làm việc cá nhân vào vở BT Vài HS nêu kết quả bài làm. Cả lớp và GV nhận xét sữa chữa đưa ra đáp án đúng. Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu BT 2 - Một HS đọc thành tiếng khổ thơ của bài Hạt gạo làng ta - HS làm việc cá nhân HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết đoạn văn hay nhất. Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò - Về nhà viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa hoàn chỉnh Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Khoa học: XI MĂNG I. Mục tiêu: HS biết - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng - Nêu tính chất và công dụng của xi măng II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK trang 58, 59. Vở bài tập, SGK III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Nêu tính chất của gạch, ngói. - Nêu tác dụng của gạch, ngói. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Thảo luận. * Mục tiêu: - HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta * Cách tiến hành: Bươc 1: Làm việc theo cặp GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Ở địa phương em xi măng được được dùng làm gì ? + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta ? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác và GV bổ sung GV kết luận Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin * Mục tiêu: HS kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện nhóm trình bày Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung GV kết luận Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV cho trả lời bài tập 1,2 ở vở BT bằng thẻ xanh, đỏ - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Địa lí: GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Mục tiêu: II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Bản đồ giao thông vận tải Trang ảnh về loại hình và phương tiện giao thông III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Ngành công nghiệp ở nước ta được phân bố như thế nào ? - Nêu các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta ? B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Các loại hình giao thông vận tải Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK HS trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận Bước 2: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét đưa ra giải đáp đúng Câu hỏi dành cho HS giỏi: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? (vì ô tô có thể đi trên nhiều dạnh địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều điểm khác nhau đi trên các loại đường có chất lượng khác nhau) Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn - HS làm bài tập 2 trong SGK - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV kết luận Bước 2: Làm việc cả lớp GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. Vài HS lên bảng chỉ Cả lớp và GV nhận xét Bước 3: HS Nêu những đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta - GV hỏi: hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi phía Tây đất nước ?(đường Hồ Chí Minh) Hoạt động 4: củng cố, dặn dò - Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to - Nhận xét giờ học. Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. - Giáo dục HS tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - 1 HS chữa BT2 ở VBT B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách chia một số thập phân cho một số thập phân a) Ví dụ 1: GV nêu ví dụ 1 SGK, GV tóm tắt ở bảng, gọi 1 HS đọc lại đề. Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56: 6,2 = ? (kg) GV hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56: 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép chia: 235,6: 62 HS làm vào vở nháp, GV gọi HS nêu GV ghi bảng cách chia Cả lớp và GV nhận xét b) Ví dụ 2: GV nêu phép chia: 82,55: 1,27 - HS vận dụng cách làm ví dụ 1 thực hiện phép chia vào vở nháp; GV gọi HS lên bảng đặt tính và tính c) Quy tắc: HS tự rút ra quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên - HS nêu, vài HS nhắc lại Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: GV viết từng phép chia lên bảng. Cho lần lượt 2 HS lên bảng tính . Bài 2,3: HS làm vào vở GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS, gọi HS chữa bài Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - 1 HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân - Về nhà làm bài tập 1,2,3 ở vở BT tr. 86. - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Tập làm văn: TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. Mục tiêu: - Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết bản bản một cuộc họp. - HS vận dụng viết văn bản đúng . II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập - GV gọi 1 HS đọc gợi ý 1,2,3 trong SGK - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - GV nhắc HS: trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm đọc biên bản - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung - GV chấm điểm một số biên bản viết tốt Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp Chuẩn bị bài sau. Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Lịch sử: THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” I. Mục tiêu: HS biết: - Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. - ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt nam - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? - Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đo Hà Nội ? B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Làm việc theo cặp GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu vì sao địch mở cuộc tiến công lên Việt Bắc ? Đại diện nhóm trình bày Cả lớp và GV nhận xét GV kết luận Hoạt đông 3: Làm việc theo nhóm HS thảo luận theo câu hỏi sau: + Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông ? - Đại diện các nhóm trình bày Cả lớp và GV nhận xét. GV kết luận GV gọi HS lên bảng vừa chỉ bản đồ vừa trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông Hoạt động 4: Làm việc cả lớp HS nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Cả lớp đọc thầm bài học – 2 HS đọc to - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU MỘT SẢN PHẨM TỰ CHỌN (TIẾt 3) I . Mục tiêu: Biết cách cắt,khâu , thêu trang trí túi xách tay đơn giản . Thêu đúng và đẹp . Giáo dục yêu thích lao động . II . Chuẩn bị: Như tiết trước . III. Các hoạt động dạy học: 1 Bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị tiết trước . 2 Bài mới : Hoạt động 4 : HS thực hành khâu túi . + Nêu các bước khâu túi . ( Khâu miệng túi , thân túi , khâu quai túi , đính quai túi vào miệng túi .) + Cần khâu miệng túi như thế nào ? + Khâu bằng mũi khâu đột hay khâu thường ? GV hướng dẫn tương tự với các bước khác . Cho HS thực hành theo nhóm để giúp đỡ nhau . GV theo dõi , uốn nắn thêm . Hoạt động 5 : Đánh giá sản phẩm HS tiếp tục các thao tác thực hành để hoàn thành sản phẩm . Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm . Cho các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá bài bạn . GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . 3 Nhận xét , dặn dò : GVnhận xét sựchuẩn bị , tinh thần , thái độ học tập và kết quả thực hành của HS . Về nhà đọc tham khảo từ bài 7 đến bài 14 SGK để biết thêm về dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
Tài liệu đính kèm: