Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu ND: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Hoạt động dạy học :

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Thứ 2 ngày 3 tháng 9 năm 2012
(Nghỉ bù ngày 2 / 9. Dạy vào sáng thú 3)
Tập đọc
 nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu ND: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (5’) 
- Yêu cầu HS đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi về ND bài.
- Nhận xét , cho điểm.
2. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài (1’)
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu ? 
+ Em biết gì về di tích lịch sử này ? 
- GV giới thiệu bài.
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc : (10’)
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch tuần tự từng mục của bảng thống kê. 
- GV phân văn bản làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến 3000 tiến sĩ.
Đoạn 2: Bảng thống kê.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Gọi HS đọc Chú giải 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
HĐ2. Tìm hiểu bài : (8’)
+ Đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì.
*TN: Tiến sĩ.
+ Đoạn 1 cho chúng ta biết được điều gì.
- Y/c HS đọc Đoạn 2, 3:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? 
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
+ Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì .
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm: (8’)
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò :(3’) 
- Gọi HS đọc lại bài. 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau: Sắc màu em yêu.
- HS thực hiện yêu cầu
- Tranh vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám
- Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp đọc thầm.
- 1HS đọc Chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi đầu tiên, ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919 , các triều đại vua Việt đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. 
*ý1. Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- HS đọc lướt
+ Triều đại Lê : 104 khoa 
- Triều đại Lê : 1780 tiến sĩ 
*ý2. Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài , lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc đoạn 2
- 3HS thi đọc trước lớp, lớp theo dõi, bầu chọn bạn đọc hay nhất.
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài
* ND: VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Sắc màu em yêu.
Toán
Luyện Tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- BT cần đạt: Bài 1, 2, 3.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (4’)
- Yêu cầu HS chữa bài tập 3 VBT.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập: (8’)
+ GV yêu cầu HS làm BT 1, 2, 3 
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài của từng bài, nêu yêu cầu bài tập khó.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của từng bài tập.
HĐ2. Chữa bài tập (22’)
Bài 1: 
- Yêu cầu lần lượt từng HS lên bảng chữa, lớp nhận xét.
Bài 2: 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa.
- Củng cố cách viết các phân số thành PS thập phân.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS thực hiện viết các phân số thành phân số thập phân có mẫu số là 100. 
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
3. Củng cố dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm VBT và chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài tập vào vở.
- Lần lượt HS viết vào các vạch tương ứng trên tia số.
- HS đọc các phân số vừa điền.
- HS chữa bài, nhận xét.
KQ là: ;
- HS chữa bài: 
- HS thực hiện yêu cầu.
 Thứ 3 ngày 4 tháng 9 năm 2012
 Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : tổ quốc
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học ( BT1) ; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( BT2 ); tìm được một số từ chứa tiếng quốc ( BT3 ).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ đúng nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
- HS khá giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng nhóm.
III. Hoạt độngdạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (3’)
+ Em hiểu như thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho VD.
- GV nhận xét , cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài : (1’)
- GV nêu mục đích y/c của tiết học.
* Hướng dẫn làm bài tập : (30’)
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Gọi HS đọc Y/c của bài tập .
- Y/c một nửa lớp đọc bài “Thư gửi các HS”, 1nửa lớp đọc bài “Việt Nam thân yêu”, viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh những từ HS nêu lên bảng. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
 nước nhà , non sông.
 đất nước , quê hương.
+ Em hiểu Tổ quốc có nghĩa là gì?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Tìm thêm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Gọi HS đọc Y/c của bài tập .
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 3.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng các từ HS vừa tìm được
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 3: Tìm thêm các từ chứa tiếng “quốc”
- Gọi HS đọc Y/c của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi (HS có thể dùng từ điển để tìm từ cho phong phú).
- Y/c HS báo cáo kết quả.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, tuyên dương HS .
- GV có thể giúp HS hiểu nghĩa của một số từ như quốc tang, quốc doanh, quốc học...
Bài 4: 
- Gọi HS đọc Y/c của bài tập. 
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- Y/c HS giải thích nghĩa của các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau. 
3. Củng cố - Dặn dò : (1’) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ về Tổ
 quốc, các từ có tiếng quốc và chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- 1 HS phát biểu và nêu VD. HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài cá nhân theo y/c.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Đất nước bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm với nó.
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS thảo luận nhóm để thực hiện y/c của bài tập.
- HS tiếp nối nhau phát biểu , mỗi HS chỉ nêu 1từ : quốc gia, non sông, giang sơn, nước nhà... 
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS thảo luận nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- HS dán bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
+ Quốc doanh, quốc tế, quốc ca, quốc tế ca, quốc huy, quốc kì, quốc tịch, quốc vương, quốc cấm, quốc văn...
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- 4HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 4- 5 HS nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt.
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích theo ý hiểu. 
- HS lắng nghe và tiếp thu
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Toán
Ôn tập : phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Giúp HS biết cộng (trừ ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
- BT cần đạt: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3. 
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’)
- Yêu cầu HS chữa bài tập 4 VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số. (9’)
- GV nêu VD: ; 
+ Muốn cộng (hoặc trừ) hai PS cùng MS ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện tiếp VD:
; 
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm.
+ Muốn cộng hoặc trừ hai PS khác MS ta làm thế nào?
- GV nhận xét, kết luận chung.
HĐ2. Luyện tập thực hành. (20’)
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, BT2 (a, b) và bài tập 3. 
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV giúp HS chọn MS chung để thực hiện.
- GV nhận xét, kết luận ý đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 3:
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
3. Củng cố dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép nhân và phép chia 2 phân số.
- HS chữa bài, nhận xét.
- 2HS lên bảng làm và nêu cách làm.
- Lớp nhận xét.
+ Ta cộng hoặc trừ các tử số và giữ nguyên MS.
- HS thực hiện và nêu cách làm.
- Lớp nhận xét.
- Ta thực hiện: + Quy đồng MS 2PS.
 + Trừ hoặc cộng 2 tử số.
 + Giữ nguyên MS chung.
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập và làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt 4HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Kết quả: a, b, 
 c, c, 
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Kết quả: a, b, 
- HS đọc đề bài rồi tự giải.
- 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
Giải
Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là:
 (số bóng trong hộp)
Phân số chỉ số bóng màu vàng là:
1 - (số bóng trong hộp)
Đáp số: số bóng trong hộp.
- HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép nhân và phép chia 2 phân số.
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
* Với học sinh khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số khuy hai lỗ.
 - Vải, kim chỉ, kéo, phấn, thước.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.(1’)
HĐ1. Hướng dẫn thực hành. (24’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- Yêu cầu HS thực hành.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
HĐ2. Đánh giá sản phẩm.(8’)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm, GV ghi yêu cầu đó lên bảng để HS dựa vào đó đánh giá sản phẩm.
- Cử 2-3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
3. Củng cố dặn dò:(1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Thêu dấu nhân.
- HS lấy đồ dùng để lên bàn.
- 2 HS nhắc lại. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý theo dõi.
- Mỗi HS thực hành đính hai khuy.
- HS trưng bày sản phẩm của mình lên trước mặt.
- 2-3 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- HS chú ý theo dõi.
- Về nhà tự đính khuy hai lỗ.
- Chuẩn bị đồ dùng tiết sau: Thêu dấu ... hĩa. Đặt câu với một số từ đồng nghĩa vừa tìm được.
- Xác định danh từ, động từ, tính từ; từ đơn, từ ghép, từ láy.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm và củng cố kiến thức qua từng bài tập sau:
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa chỉ:
a) Màu vàng:.....
b) Màu nâu: ...
c) Màu tím: ....
Bài 2: Đặt câu với một từ đồng nghĩa chỉ mỗi màu em vừa tìm được.
Bài 3: Gạch bỏ từ không thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Mưa (ào ào, ào ạt, rào rạt) vội vã rồi chợt tạnh, như dàn nhạc hoà tấu dừng lại (đột ngột, bất ngờ, bất thình lình). Buổi sáng, nắng (chói loá, chói chang, chói sáng), chiều mưa (tầm tã, rả rích, dầm dề), đêm đến, tiếng nhái nhóc nhen, tiếng ễnh ương huênh hoang...
Bài 4: Đọc đoạn văn sau, gạch dưới từ đồng nghĩa với từ đất nước:
 Quê hương chưa hẵn đã là nơi sinh sống dài lâu nhất. Những ai chót vì miếng cơm manh áo, sớm phải tha hương sống nơi đất khách, những ai theo tiếng gọi Tổ quốc đã ra đi mãi không về, ... Trong họ, cái thời được sống nơi chôn rau cắt rốn nhiều khi chỉ gói chọn trong những ngày náo nức tuổi thơ. Nhưng với tất cả, đất mẹ mãi là nỗi niềm đau đáu trong tim. Ngày nay, khi giang sơn đã thu về một mối, quốc gia đã thống nhất trọn vẹn, hơn lúc nào hết, lòng yêu nước ở từng người lại một lần nữa được thổi bùng lên thúc giục những hành động đóng góp cụ thể cho sự cường thịnh cho sự dài lâu của đất nước.
Bài 5: Tìm các danh từ, động từ , tính từ trong hai câu thơ sau:
 "Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
 Vượn hót chim kêu suốt cả ngày."
Bài 6: Điền 2 từ vào mỗi ô trống cho phù hợp
Từ láy
Từ ghép
Chỉ màu trắng:
.................................................
.................................................
Chỉ màu trắng:
.................................................
.................................................
Chỉ màu xanh:
.................................................
.................................................
Chỉ màu xanh:
.................................................
.................................................
Bài 7:
a) Trong các từ dưới đây, từ nào chỉ màu sắc của hoa
 trắng toát trắng bệch trắng lốp trắng muốt
b) Trong các từ dưới đây, từ nào chỉ màu sắc của quả
 đỏ ối đỏ mọng đỏ au đỏ ửng
Bài 8: Hãy tả cảnh một buổi sáng nhộn nhịp trên đường làng em.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ chỉ hoạt động.
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
II. Hoạt động dạy hoc:
- GV giúp HS thực hiện các bài tập sau:
Bài 1: Viết tiếp những từ đồng nghĩa vào nhóm từ dưới đây:
- Cho, tặng, ....
- To, lớn, ....
- Nhìn, xem, ....
Bài 2: Đọc đoạn văn sau, tìm và gạch dưới từ chỉ hoạt động của chú cá heo.
 Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay hoạn hô :A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đầ, vọt lên boong tàu cách mặt nước khoảng 1 mét... Cả đàn cá quay ngay lại, ngoảnh đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng. Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Chúng bơi trước mũi tàu như để dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay.
Bài 3: Trong các từ chỉ hoạt động của cá heo, những từ nào là từ đồng nghĩa?
Bài 4: Đọc lại bài “Sắc màu em yêu” rồi nối màu sắc với các sự vật, hình ảnh tương ứng:
 Lá cờ Tổ quốc
Màu xanh Lúa đồng chín rộ
	Bầu trời cao vợi
Màu đỏ	Đồng bằng rừng núi
	Hoa cúc mùa thu
 Như máu con tim
Màu vàng	 Khăn quàng đội viên
Bài 5: Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về Tổ quốc.
Bài 7: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 câu tả cảnh sân trường em trước giờ vào học.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Đề 1
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong các câu dưới đây:
 a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
 b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
 c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
..
....
..
Bài 2: Điền thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây:
 a) chọn, lựa, ... (lựa chọn, chọn lọc, kén, kén chọn, tuyển, tuyển chọn, sàng lọc, ...)
 b) diễn đạt, biểu đạt, ... (biểu thị, diễn tả, bày tỏ, trình bày, giải bày, ...)
 c) đông đúc, tấp nập, ... (nhộn nhịp, sầm uất, ..)
Bài 3: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa :
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe lửa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, tàu bay, rồng rãi, toi mạng, bao la, quy tiên, phi cơ, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
..
..
Bài 4: Phân biệt nghĩa của từ trắng trong các dòng sau:
 a) Những khuôn mặt trắng bệch.
 b) Bông hoa huệ trắng muốt.
 c) Đàn cò trắng phau.
 d) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng.
..
....
..
Bài 5: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bé bỏng, bé con, nhỏ 
 a) con, nhỏ nhắn, con nhỏ.
 b) Còn ......................... gì nữa mà nũng nịu.
 c) .............................. lại đây chú bảo.
 d) Thân hình ..........................
 e) Người ...................................nhưng rất khoẻ.
Bài 6: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây:
 a) Cắt, thái, ........................................................................................................................
 b) To, lớn, ..........................................................................................................................
 c) Chăm, chăm chỉ,.............................................................................................................
Bài 7: Tìm các từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho sạch đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
.
Bài 8: Cho các kết hợp hai tiếng sau:
 xe đạp, xe hoả, xe hơi, xe cộ, xe đẩy, xe kéo, đạp xe, đẩy xe, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, bánh rán, rán bánh, nướng bánh.
 Hãy chỉ ra những kết hợp nào là từ ghép? Những kết hợp nào là hai từ đơn?
..
....
..
Đề 2
Bài 2: Thay thế một trong 2 từ in đậm ở câu văn sau bằng một từ đồng nghĩa.
 Mùa hè đã sang. Tiếng ve kêu vào những buổi trưa hè khiến lòng chúng tôi rạo rực một niềm vui khó tả.
Đáp án: Thay thế từ hè đầu tiên bằng từ hạ.
Bài 3: Ghép thêm một tiếng vào tiếng “trắng” để tạo thành:
a) Các từ ghép có nghĩa tổng hợp.
b) Các từ ghép có nghĩa phân loại.
..
....
Bài 4: Với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, vàng.
hãy tìm thêm những tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành:
a) Từ diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất.
b) Từ diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất.
..
....
..
Bài 6: Viết lại đoạn văn sau và điền dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:
 "Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đa lại thoang thoảng mùi hơng thơm mát. " 
Bài 4: Hãy viết một đoạn văng ngắn (khoảng 7 – 10 dòng) tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng làng em.
Luyện Tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. Đặt câu với một số từ đồng nghĩa vừa tìm được.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm và củng cố kiến thức qua từng bài tập sau:
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa chỉ:
a) Màu vàng:.....
b) Màu nâu: ...
c) Màu tím: ....
Bài 2: Đặt câu với một từ đồng nghĩa chỉ mỗi màu em vừa tìm được.
Bài 3: Gạch bỏ từ không thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Mưa (ào ào, ào ạt, rào rạt) vội vã rồi chợt tạnh, như dàn nhạc hoà tấu dừng lại (đột ngột, bất ngờ, bất thình lình). Buổi sáng, nắng (chói loá, chói chang, chói sáng), chiều mưa (tầm tã, rả rích, dầm dề), đêm đến, tiếng nhái nhóc nhen, tiếng ễnh ương huênh hoang...
Bài 4: Đọc đoạn văn sau, gạch dưới từ đồng nghĩa với từ đất nước:
 Quê hương chưa hẵn đã là nơi sinh sống dài lâu nhất. Những ai chót vì miếng cơm manh áo, sớm phải tha hương sống nơi đất khách, những ai theo tiếng gọi Tổ quốc đã ra đi mãi không về, ... Trong họ, cái thời được sống nơi chôn rau cắt rốn nhiều khi chỉ gói chọn trong những ngày náo nức tuổi thơ. Nhưng với tất cả, đất mẹ mãi là nỗi niềm đau đáu trong tim. Ngày nay, khi giang sơn đã thu về một mối, quốc gia đã thống nhất trọn vẹn, hơn lúc nào hết, lòng yêu nước ở từng người lại một lần nữa được thổi bùng lên thúc giục những hành động đóng góp cụ thể cho sự cường thịnh cho sự dài lâu của đất nước.
Bài 5: Hãy tả cảnh một buổi sáng nhộn nhịp trên đường làng em.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về phân số thập phân. Cộng, trừ phân số. 
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm và củng cố kiến thức qua từng bài tập sau:
Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
Bài 2: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100:
Bài 3: Tính:
a) 
b) 
c) 
d) 
Bài 4: Tính
5 + 
b) 10 -
c) 
Bài 5: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có số học sinh thích học toán. số học sinh thích học vẽ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh thích học toán, bao nhiêu học sinh thích học vẽ.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Chiều
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ chỉ hoạt động.
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
II. Hoạt động dạy hoc:
- GV giúp HS thực hiện các bài tập sau:
Bài 1: Viết tiếp những từ đồng nghĩa vào nhóm từ dưới đây:
- Cho, tặng, ....
- To, lớn, ....
- Nhìn, xem, ....
Bài 2: Đọc đoạn văn sau, tìm và gạch dưới từ chỉ hoạt động của chú cá heo.
 Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay hoạn hô :A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đầ, vọt lên boong tàu cách mặt nước khoảng 1 mét... Cả đàn cá quay ngay lại, ngoảnh đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng. Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Chúng bơi trước mũi tàu như để dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay.
Bài 3: Trong các từ chỉ hoạt động của cá heo, những từ nào là từ đồng nghĩa?
Bài 4: Đọc lại bài “Sắc màu em yêu” rồi nối màu sắc với các sự vật, hình ảnh tương ứng:
 Lá cờ Tổ quốc
Màu xanh Lúa đồng chín rộ
	Bầu trời cao vợi
Màu đỏ	Đồng bằng rừng núi
	Hoa cúc mùa thu
 Như máu con tim
Màu vàng	 Khăn quàng đội viên
Bài 5: Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về Tổ quốc.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan2 oanh.doc