Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 đến tuần 24

TOÁN

Tiết 101: Luyện tập về diện tích

I.MỤC TIÊU

Thực hành tính diện tích của các hình đã học

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

Thước, phấn màu ,bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

 A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- GV mời 2 HS lên bảng thực hiện làm bài 1?

- Nêu cách tính S của hình vuông ,HCN, hình tròn, hình tam giác?

- GV chữa bài nhận xét và cho điểm.

 B. Dạy học bài mới: 32p

1. Giới thiệu bài

2. Ví dụ

- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

-Thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.

-GV mời một HS trình bày cách tính của mình

- GV nhận xét các hướng giải của HS, tuyên dương các cặp HS đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất. Nhắc HS đặt tên cho hình để tiện cho trình bày cách giải.

- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

 Cách 1 :

- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.

Ta có :

Độ dài cạnh AC là :

20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)

Diện tích của hình chữ nhật ABCD là

20 x 80,1 = 1602 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :

25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)

Diện tích của mảnh đất là :

1602 + 2005 = 3607 (m2)

Đáp số : 3607m2

? Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?

- GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất để bài ngắn gọn.

3. Luyện tập

Bài 1

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.

- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích

- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm cho HS.

Bài 2

- Tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự bài 1.

 C. Củng cố ,dặn dò: 2p

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét

- Nghe và xác định nhiệm vụ.

doc 170 trang Người đăng hang30 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 13/2
Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Toán
Tiết 101: Luyện tập về diện tích
I.Mục tiêu
Thực hành tính diện tích của các hình đã học
II.Đồ dùng dạy- học.
Thước, phấn màu ,bảng phụ
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV mời 2 HS lên bảng thực hiện làm bài 1?
- Nêu cách tính S của hình vuông ,HCN, hình tròn, hình tam giác?
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm.
 B. Dạy học bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Ví dụ
- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
-Thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
-GV mời một HS trình bày cách tính của mình
- GV nhận xét các hướng giải của HS, tuyên dương các cặp HS đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất. Nhắc HS đặt tên cho hình để tiện cho trình bày cách giải.
- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Cách 1 :
- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.
Ta có :
Độ dài cạnh AC là :
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là
20 x 80,1 = 1602 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
1602 + 2005 = 3607 (m2)
Đáp số : 3607m2
? Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất để bài ngắn gọn.
3. Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích
- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm cho HS.
Bài 2
- Tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự bài 1.
 C. Củng cố ,dặn dò: 2p
- GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- Nghe và xác định nhiệm vụ.
- HS quan sát.
-HS thảo luận theo cặp. 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp.
* Cách 1 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, tong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất.
* Cách 2 : Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
Cách 2
Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.
Ta có : 
Độ dài cạch PG là :
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích của hình chữ nhật NPGH là
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là :
20 x 20 x2 = 800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
2807 + 800 = 3607 (m2)
Đáp số : 3607m2
- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
- HS đọc đề bài và quan sát hình 
- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.
- HS nhận xét và đi đến thống nhất : Cách chia nào là đơn giản nhất.
- 1 HS làm bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chia thành 2 hình chữ nhật 
 Đáp số : 3620m2
 Đáp số: 1430 m2
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I.Mục tiêu
 1.Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó. Đọc lưu loát toàn bài văn, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
 2.Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: trí dũng song toàn, thám hoa, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, ....
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh minh học SGK . Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm
 B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
Nước Việt Nam ta có rất nhiều danh nhân. Thám hoa Giang Văn Minh là một danh nhân đất Việt có trí dũng song toàn. Trí dũng của ông như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 4 đoạn
- GV sửa phát âm.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- Gv đọc mẫu diễn cảm. 
 b) Tìm hiểu bài
- Cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi dưới sự điều khiển của HS khá giỏi.
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liẽu Thăng?
2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
- Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy nhà vua Minh vào hoàn cảnh sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với hai đại thần nhà Minh.
4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
6. Nội dung chính của bài là gì?
 c) Đọc diễn cảm
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
? Các bạn đọc như vậy đã phù hợp với giọng của từng nhân vật chưa?
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc. GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai
- Tổ chức HS thi đọc 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh khá đọc toàn bài
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 1
- 4 học sinh đọc nối tiếp lần 2
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- Đại diện 4 cặp đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận , trả lời câu hỏi. 1 HS điều khiển.
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
-. Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
- Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thưở trước máu còn loang.
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. sai người ám hại ông.
-Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt,dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.
- Vài HS luyện đọc.
- 3 HS luyện đọc theo phân vai.
- Theo nhóm
 C. Củng cố - Dặn dò: 2p
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm.
Chính tả
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn từ Thấy sứ thần Việt Nam ...... chết như sống” trong truyện Trí dũng song toàn.
- Làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học
Bài tập 3a viết giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ có chứa âm đầu r/d/gi của tiết trước.
- Nhận xét kết quả của HS.
 B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
 a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết.
? Đoạn văn kể về điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
 c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo quy định. Nhắc HS viết hoa tên riêng, câu nói của Lê Thần Tông cần xuống dòng đặt sau dấu chấm, dấu gạch ngang, câu điếu văn đặt trong ngoặc kép.
 d) Soát lỗi, chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi 1 cặp HS phát biểu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự câu a
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức.
- Cách chơi”
+ Chia lớp thành 2 đội
+ Mỗi HS chỉ được điền một chỗ trống. Khi HS viết xong về chỗ thì HS khác mới lên viết.
+ Đội nào điền nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
- Tổng kết cuộc thi.
? Bài thơ cho em biết điều gì?
- Đọc viết các từ ngữ: giữa dòng; rò rỉ; tức giận; giấu giếm; mùa đông; hốc cây; lò đầu ra..
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám sát ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ mình có thể nhầm.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- HS thảo luận theo cặp
- 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ
.
- 2 HS đọc thành tiếng các từ vừa tìm được
- 1 HS đọc trước lớp.
- Tham gia trò chơi: “ Thi điền từ tiếp sức” dưới sự điều khiển của GV.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài hoàn thành. 
- Bài thơ tả gió như một con người rất đáng yêu, rất có ích. Gió biết hát, dạo nhạc quạt dịu nắng trưa, cõng nước làm mưa rào, làm khô ở muối trắng, đẩy cánh buồm ... Nhưng hình dáng của ngọn gió thế nào thì không ai biết.
 C. Củng cố - Dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Dáng hình ngọn gió cho người thân nghe.
Đạo đức
Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em
I.Mục tiêu
1.	Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Uỷ ban nhân dân (UBD ) xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước. Luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em.
- Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc.
2.	Thái độ: HS tôn trọng UBND phường, xã, đồng tình với những hành động, việc làm biết tôn trọng UBND xã, phường và không đồng tình với những hành động không lịch sự, thiếu trách nhiệm đối với UBND phường, xã.
3.	Hành vi
- HS thực hiệ ... ơng Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
 - Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, sức của, vũ khí, lương thực,... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Các hình minh họa trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
 - Tranh ảnh, thông tin về đường Trường Sơn, về những hoạt động của bộ đội và đồng bào ta trên đường Trường Sơn.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
 - Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Vì sao Đảng, Chính phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
 - GV treo bản đồ Việt Nam.
 - Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Bắc- Nam của nước ta?
 - Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
3. Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
 - Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.
 - Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, bài thơ về tấm gương anh dũng trên đường Trờng Sơn mà em sưu tầm được.
4. Hoạt động 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
 - Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
 - Hiện nay đường Trường Sơn đã được xây dựng lại như thế nào?
III. Củng cố, dặn dò:2p
 - Rút ra Bài học SGK 
 - GV cung cấp thêm cho HS 1 số thông tin về đường Trường Sơn.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị giờ sau. Bài: Sấm sét đêm giao thừa
-2 HS lên bảng.Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS mở SGK
+Hoạt động cả lớp 
- 3 HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn.
- Là đường nối liền 2 miền Bắc- Nam của nước ta.
- Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
+ Hoạt động theo nhóm đôi.
- HS dựa vào SGK, kể lại trước lớp.
- Các nhóm tập hợp thông tin, trình bày.
+ Hoạt động cả lớp.
- ĐườngTrường Sơn là con đường huyết mạch nối 2 miền Nam- Bắc,...
- Ngày càng mở rộng và vươn dài về phía Nam Tổ quốc,...
-Vài HS đọc.
Địa lí 
Ôn tập
A. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng địa lí sau:
 - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu.
 - Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản đẫ học về châu á, châu Âu.
 - So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biết giữa 2 châu lục.
 - Đọc đúng tên, chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi): Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên khung hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
 - Các lược đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21.
 - Phiếu học tập của HS.
 C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
 - Nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên bang Nga.
 - Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trò chơi " Đối đáp nhanh"
 - GV treo bản đồ Tự nhiên thế giới.
 - Hướng dẫn cách chơi.
 - GV tổng kết trò chơi.
3. Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu.
-2 HS lên bảng.
+ HS mở SGK.
- HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi. Mỗi đội 7 HS.
+ Cách chơi: Đội 1 đưa câu hỏi, đội 2 trả lời, ngược lại( Nội dung câu hỏi về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu á, hoặc châu Âu). Đội nào đưa câu hỏi, trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ 2 điểm.
+ HS làm việc theo nhóm ,đọc thầm SGK, làm bài vào phiếu học tập, 1 nhóm làm bài vào phiếu khổ to, dán bảng.
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
 -GV chữa bài trên bảng, các nhóm tự chữa bài của nhóm mình.
III. Củng cố, dặn dò:2p
 - GV tổng kết các nội dung về châu á và châu Âu.
 - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Châu Phi
Ngày soạn : 10/3
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009
 Toán 
 Tiết 120: Luyện tập chung 
A.Mục tiêu:
Giúp HS :
- Ôn tập & rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật & hình lập phương. 
B.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, bảng nhóm
C.Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ: HS nêu qy tắc & công thức tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật & hình lập phương. 
- 2- 4 HS nêu
* Bài 1: 
-YC HS đọc đề bài.
-Hãy nêu công thức tính S, V hình hộp chữ nhật. 
-Trong trường hợp các số không cùng đơn vị đo ta phải làm gì?
-2 HS nhắc lại
-Đổi về cùng đơn vị đo.
-YC 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
-GV quan sát HS yếu, động viên giúp đỡ, KT kết quả tính.
-YC HS nhận xét bài trên bảng, đổi nhóm đôi, nhận xét bài của nhau.
-GV xác nhận kết quả đúng.
 50cm
 1m	 
Bài giải
Đổi 1m = 10 dm; 50 cm = 5dm;
 60cm = 6 dm
a)Diện tích XQ của bể cá là: 4 x (10 + 5 )x 2 x 6 = 180 (dm2) 
Diện tích đáy của bể kính: 
 10 x 5 = 50(dm2) 
Diện tích kính dùng làm bể cá:
 180 + 50 = 230(dm2) 
b)Thể tích trong lòng bể kính là:
 10 x 5 x 6 = 300 (dm3) 
c)Thể tích nước có trong bể kính là: 300 : 4 x 3 = 225(dm3)
 Đáp số: a)230dm2 
 b) 300 dm3
 c)225 dm3 
*Bài 2:
YC HS đọc đề bài.
-Hãy nêu cách tính diện tích & thể tích của hình lập phương ?
-HS nối tiếp nêu.
-YC HS làm vào vở. 
-GV giúp đỡ HS yếu. 
 1,5m
 1,5m
 1,5m
-1 HS làm vào bảng phụ.
Đáp số: 
a)9 m2
b)13,5 m2
c)3,375 m2
*Bài 3:
-YC HS đọc đề bài	-GV giúp đỡ HS yếu.
GV xác nhận kết quả.
-GV HD HS ( nếu cần)
-HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả.
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. 
III-Củng cố dặn dò:
-Cho HS nhắc lại công thức tính tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật & hình lập phương. 
-2-3 HS nhắc lại
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I- Mục đích- yêu cầu;
1- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bút dạ và 2 tờ giấy khổ to .
III- Hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A- Bài cũ:
- HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một số đồ vật gần gũi
( tiết TLV trước)
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập
- Gv gợi ý : Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình
Lập dàn ý:
-1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK ( Tìm ý cho bài văn)
- Dựa vào gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
- GV nhận xét cho điểm
*Bài 2: 
1 HS đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý 2
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu
- GV nhận xét, bổ sung.
- 2HS đọc.
- HS đọc thầm nội dung bài
- HS nói đề bài đã chọn
- HS làm bài 2 em viết vào giấy khổ to
- HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng lớp- Cả lớp nhận xét.
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp- Cả lớp nhận xét
- Lớp bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất
3- Củng cố dặn dò:2p
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau
Khoa học
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I. Mục tiêu: HS biết
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạch gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đèn pin, đồng hồ, ôtô đồ chơi.
- Cầu chì.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu vai trò của cái ngắt điện.
1-2HS
II. Bài mới:
1. Phòng tránh điện giật:
* Mục tiêu:
- HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK, đọc mục Bạn cần biết:
HS thảo luận nhóm 4, báo cáo và bổ sung kết quả
+ Những hành động nào dễ bị điện giật?
-HS thảo luận theo kiến thức thực tế, SGK.
+ Các biện pháp để phòng điện giật?
+ Khi thấy người bị điện giật, ta phải làm gì?
+ Khi ở nhà và ở trường, ta cần phải làm gì để tránh bị điện giật?
-GV Chốt: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt để cắm vào ổ điện hoặc tay ướt cắm phích điện cũng có thể bị giật.
2. Phòng tránh gây hỏng đồ điện:
* Mục tiêu:
- HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn.
- HS nêu được vai trò của công tơ điện.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
1-2 HS to, cả lớp đọc SGK.
- Yêu cầu HS TLCH trong SGK
- Cho HS quan sát một vài dụng cụ và thiết bị điện có ghi số vôn.
- Cho HS quan sát cầu chì
-GV Chốt: Khi dây chì bị cháy, phải mở cầu dao diện để ngắt điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hoặc đồng.
3. Tiết kiệm điện:
* Mục tiêu:
- HS giải thích được lý do và các biện pháp tiết kiệm điện.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS báo cáo phiếu điều tra đã chuẩn bị từ tiết trước.
4-5HS
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi:
Các nhóm thảo luận, báo cáo và bổ sung
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tiết kiệm điện.
GV Chốt: Năng lượng điện không phải là nguồn năng lượng vô tận nên ta cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí.
III-Củng cố - dặn dò:-Nhận xét tiết học.
-Cho HS liên hệ thực tế: Em đã làm gì để an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
-Chuẩn bị bài Ôn tập.
Sinh hoạt 
Tuần 24
I - Mục tiêu 
 -Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 -HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 25. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-GV nhận xét hoạt động của lớp:
*Về ưu điểm: 
- Ngoan ngoãn , đi học đúng giờ , duy trì tốt nề nếp xếp hàng 
- Học và làm bài đầy đủ 
*Về khuyết điểm: 
- Truy bài còn ồn , vài em còn chạy ra khỏi lớp 
5-Phương hướng hoạt động tuần 25:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập. 
-Phát động phong trào thi đua Mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng ngày 26- 3.
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu ý kiến hoạt động của mình trong tuần 25.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21222324.doc