TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- MỤC TIÊU : Giúp HS:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông
2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1- kiểm tra bài cũ
- 1HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2-Giới thiệu bài
Tuần 21 Sáng Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010. Tập đọc Trí dũng song toàn I- Mục tiêu : Giúp HS: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông 2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài. II - đồ dùng dạy – học Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. iii- các hoạt động dạy – học 1- kiểm tra bài cũ - 1HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2-Giới thiệu bài 3. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Hai HS khá, giỏi (tiếp nói nhau) đọc bài văn. - HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh. - Hai tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Chia bài ra làm 4 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng. Đoạn 3: từ Lần khác đến sai người ám hại ông. Đoạn 4: Phần còn lại GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong SGK (trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ, giải nghĩa thêm các từ: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh) than (thanh thở), cống nạp (nạp:nộp). - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai HS đọc lại cả bài. - GV đọc diễn cảm baì văn b) Tìm hiểu bài * Học sinh đọc thầm bài văn và cho biết : - Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để nhà vua Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệnh bắt nước Việt đóng giỗ Liễu Thăng. - Nhắc lại vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? - Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn - HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn. c). Đọc diễn cảm - 5 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê thần Tông). GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật. - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn : - Chờ rất lâu... mang lễ vật sang cúng giỗ? Trình tự hướng dãn: GV đọc mẫu – Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh) – HS thi đọc Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện - GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể câu chuyện về Giang Văn MInh cho người thân. ................................................................................ Toán : luyện tập về tính diện tích I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông,... II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Kiểm tra bài cũ: 1 HS chữa BT3 tiết trước Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính: Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau: - Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật. - Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m. - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Có thể chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất. 3,5m 3,5m 6,5m 4,2m Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1, chia khu đất thành 3 hình chữ nhật. GV có thể hướng dẫn để HS nhận biết một cách làm khác. 40,5m 50m 30m 100,5m + Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất. + Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật chỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái. + Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hai hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m. III.Dặn dò. Về làm bài tập trong VBT ......................................................................... khoa học : năng lượng mặt trời I.Mục tiêu: Giúp HS: - Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên - Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,.. của con người sử dụng năng lượng mặt trời. II.đồ dùng dạy – học - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi) - Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời. - thông tin và hình trang 84, 85 SGK III.Hoạt động dạy – học A Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 20. B. Bài mới Hoạt động 1: thảo luận * Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận theo các câu hỏi: + Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào? (ánh sáng và nhiệt) +Nêu vai trò của năng lượng mặt trời với sự sống. + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu. - GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được. Bước 2: Làm việc cả lớp GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung , thảo luận. Hoạt động 2: quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động, của con người sử dụng năng lượng mặt trời. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung: - Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối,) - Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (chẳng hạn máy tính bỏ túi,..(nếu có)) - Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương. Bước 2: Làm việc cả lớp GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận Hoạt động 3: trò chơi * Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời. * Cách tiến hành: - 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5HS ) - GV vẽ hình Mặt trời lên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử từng thành viên luân phiên nhau ghi lên những vai trò, ứng dụng của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ Mặt trời. Yêu cầu : Mỗi lần HS lên chỉ được ghi tên một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau (Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô coi như là trùng). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được (sau khi đến 10) thì coi như thua. Sau đó, GV có thể cho HS cả lớp bổ sung thêm. ví dụng: Chiếu sáng Sưởi ấm IV. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS học bài ở nhà. chính tả (nghe - viết) trí dũng song toàn I- Mục tiêu : Giúp HS: 1. Nghe- viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã. II - đồ dùng dạy – học - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai iii- các hoạt động dạy – học 1- kiểm tra bài cũ HS viết những từ có chứa âm đầu r, d, gi hoặc ân chính o, ô.(Dựa vào BT2a hoặc 2b, tiết Chính tả, tuần 20) 2-Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 3.Hướng dẫn HS nghe- viết - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? - HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa, những chữ HS dễ viết sai chính tả. - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết. GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập (2) - GV cho HS lớp mình làm BT2a - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài độc lập - Mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài nhanh (HS không nhìn bài của nhau) - HS tiếp nối nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người thắng cuộc là người tìm đúng, tìm nhanh, viết đúng chính tả, phát âm chính xác từ tìm được. Bài tập (3) - GV nêu yêu cầu của bài tập 3a - HS làm bài – các em viết vào VBT chữ cái r, d, gi (hoặc dấu hỏi / dấu ngã) thích hợp với mỗi chỗ trống trong bài. - Mời 3-4 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. HS cuối cùng của nhóm đọc lại b ài thơ (hoặc mẩu chuyện vui) sau khi đã điền hoàn chỉnh chữ cái hoặc dấu thanh thích hợp. Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài, cách phát âm cuả mỗi HS. Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dăn HS về nhà đọc bài thơ Dáng hình ngọn gió hoặc nhớ mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết để kể cho người thân. .......................................................................... Chiều Toán ôn tập về cách chia số thập phân , giải toán về tỉ số phần trăm . I . Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cách chia số thập phân , giải toán về tỉ số phần trăm . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu . Bài 1 : Tính 27% + 68,97% 68,3% - 35,78% 35,6% 37 68,9% : 5 Bài 2 : Tìm tỉ số phần trăm của hai số 47 và 37 123,7 và 321 34,5 và 67 Bài 3 : Một người mua gà hết 500 000 đồng tiền vốn . Sau khi bán hết số gạo , người đó thu được 650 000 đồng . Hỏi : Tiền bán gà bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ? Người đó đã lãi bao nhiêu phàn trăm ? III.Củng cố – dặn dò GVnx giờ học , chuẩn bị bài sau . ............................................................................. Tiếng việt Ôn tập về các bài tập đọc , cách dùng từ đặt câu . I.Mục tiêu - Củng cố về các bài tập đọc đã học ở tuần 14,15 . - Củng cố kĩ năng dùng từ đặt câu . II.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Ôn các bài tập đọc HS nhắc lại các bài tập đọc đã học – GV ghi bảng - Cho HS lần lượt ôn tưng bài , Kết hợp nhắc lại nội dung của bài - HS ôn trong nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm . Hoạt động 2 : Ôn tập về cách dùng từ , đặt câu - GV ghi đề bài . Y/c HS đọc thầm và làm bài tập + Tìm một số từ ngữ tả hình dáng người già ? ( Tìm 5 từ ) + Đặt câu với mỗi từ tìm được . - Gọi lần lượt HS nêu câu mình đặt . III.Củng cố , dặn d ... khổ thơ và cả bài . 3/ Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại ý nghĩa của bài . - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Nghĩa thầy trò .” Toán trừ số đo thời gian I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Băng giấy ghi phép tính VD1 (SGK) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra vở bài tập của một số HS. B/ Bài mới Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng số đo thời gian. Ví dụ 1: GV nêu bài toán trong ví dụ 1 (SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =? - GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: - GV Thao tác, HS nêu lại thao tác. - GV treo băng giấy để HS ghi nhớ. Ví dụ 2: HS nêu bài toán và nêu phép tính tương ứng. 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ? Gv cho HS lên bảng đặt tính: Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo ở số bị trừ và thực hiện phép trừ. *Cho HS nhận xét. - Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị. - Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện được phép trừ bình thường. - GV HD thao tác, HS thao tác nháp, báo cáo kết quả. Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành Bài 1: - GV cho HS tự làm bài. - Gọi lần lượt HS chữa bài. Bài 2: Vận dụng quy đổi - GV cho HS làm bài vào vở -GV hướng dẫn những HS yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị do thời gian. - GV cho HS chữa bài. Củng cố về đổi đơn vị. Bài 3: Vận dụng giải toán. - GV cho HS đọc bài 3. - HS thống nhất phép tính tương ứng. Sau đó HS tự tính và viết lời giải. - Một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. C/ Củng cố dặn dò: - Về làm bài tập trong SGK. ................................................................... Tập làm văn: Tả đồ vật (Kiểm tra viết) I- Mục tiêu: - Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn có bố cục rõ ràng ; dùng từ đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh , cảm xúc . ii- Các hoạt động dạy – học chủ yêú A/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B/ Dạy học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm bài : - Một HS đọc 5đề bài trong SGK. -GV: Các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước .nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn . -2- 3 HS đọc dàn ý bài . 3/ HS làm bài : GV quan sát giúp đỡ HS 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV sau. . Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 Sáng Toán: Luyệt tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1/Bài cũ: - GV cho HS nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian. - 1 HS chữa bài tập 3 . 2/ Bài mới: Hoạt động 1: Thực hiện đổi số đo thời gian. Bài 1 : - GV cho HS tự làm bài trong vở bài tập. - HS: Chữa bài, Cả lớp thống nhất kể quả. - GV chữa bài, nhận xét, lưu ý chung. Hoạt động 2: Thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian. Bài 2: - GV cho HS tự làm bài trong VBT. - HS lên bảng làm. GV cho HS nhận xét, GV củng cố. Hoạt động 3: Thực hiện gải toán Bài 3 : - HS tự giải bài vào vở .Sau đó trao đổi về cách giải và đáp số. - HS báo cáo lại với giáo viên. - GV chữa chung. 3/ Củng cố- Dặn dò : - Về nhà làm bài tập trong SGK. Khoa học ôn tập: vật chất Và năng lượng ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu : Giúp HS: - Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm . - Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng . - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật II/ Hoạt động dạy – học chủ yếu : A - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nêu nhôm có tính chất gì ?. B - Dạy bài mới : 1/ Giới thiêụ bài : GV nêu mục tiêu tiết học 2/ Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK: - Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động? Dưới đây là đáp án: a) Năng lượng cơ bắp của người b) Năng lượng chất đốt từ xăng c) Năng lượng gió d) Năng lượng chất đốt từ xăng e) Năng lượng nước g) Năng lượng chất đốt từ than đá h) Năng lượng mặt trời 3/ Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”. - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 5 dưới hình thức “ tiếp sức” - Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ. - Thực hiên: Mỗi nhóm cử 5 người, dựa vào số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. Khi GV hô “ bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS thứ 2 lên viêt,.. Hết Thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc. 4/ Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau . ........................................................................ Tập làm văn tập viết đoạn đối thoại I- Mục tiêu: Giúp HS: 1. Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ , biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch . 2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch . ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS luyện tập : Bài tập 1 : - Một HS đọc nội dung bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái Sư Trần Thủ Độ Bài tập 2:Ba HS đọc yêu cầu của BT2 . - Một HS đọc 7 gợi ý về lời đối thoại . - HS thảo luận bài theo nhóm 4 . - Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, Gv và cả lớp theo dõi nhận xét , bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất , hay nhất . Bài tập : Một HS đọc yêu cầu BT 3 . - HS tự phân vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp , cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động , tự nhiên , hấp dẫn nhất . 3/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình ; chuẩn bị bài sau . .............................................................................. Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I- Mục tiêu : Giúp HS: 1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ . 2. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu . ii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu : A/ Kiểm tra bài cũ : HS làm lại bài tập 1 của tiết trước . B/ Dạy học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Phần nhận xét : Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , GV nhắc các em chú ý đếm từng câu văn . - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét và bổ sung . Bài tập 2:HS đọc yêu cầu của BT1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , so sánh với đoạn văn của BT 1 . - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét và bổ sung . - GV kết luận : Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở VD nêu trên được gọi là phép thay thế từ ngữ . 3/ Phần ghi nhớ : - Hai HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - Hai HS nói lại nội dung cần ghi nhớ kết hợp nêu ví dụ minh hoạ . 4/ Phần luyện tập : Bài tập 1:2 HS đọc nội dung bài tập1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , đánh số thứ tự lại các câu văn . - HS làm bài vào vở bài tập . - HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: HS làm bài vào vở BT. GV chấm bài và chữa bài . 5/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học . Chuẩn bị cho tiết sau Chiều Toán ÔN tập về tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương . I . Mục tiêu : Giúp Hs : - Củng cố về tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương . II . Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết Y/c HS nhắc lại : + Cách tính thể tích HHCN ? +Cách tính thể tích HLP ? HS nêu – GVnx , củng cố . Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập . - Gvghi đề bài , HS nêu cách làm - HSnx , GV kết luận . HS làm vào vở B1 : Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,2 m , chiều rộng 1,5 m và chiều cao 28 dm . Tính thể tích của cái thùng đó . B2 :Tính thể tích của hình lập phương có cạnh là 3,5dm . Bài 3 : Tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương có cạnh là 3 m 1 dm . -Gọi HS lần lượt lên chữa bài III. Củng cố –dặn dò - GVnx giờ học . - Dặn HS tiếp tục ôn tập . ....................................................................... Kĩ thuật: Lắp xe Ben ( Tiết 2 ) I - Mục tiêu: Giúp HS: - Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben. - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben. II - Đồ dùng dạy học - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 : HS thực hành lắp xe ben a)Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben. + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau: + Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11lỗ và thanh chữ U dài. + Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1. + Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục. - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng. c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK) - HS lắp ráp theo các bước trong SGK. - Chú ý lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn. - Nhắc HS khi lắp ráp xong cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe Hoạt động 4. Đánh gia sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (cách đánh giá như ở các bài trên). IV – Nhận xét – dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben. - Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp máy bay trực thăng”.
Tài liệu đính kèm: