Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 3 (chi tiết)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 3 (chi tiết)

TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN( T1)

I. Mục tiêu:

 -Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vât.

 Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật.

 -Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí

 để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

- Trò : Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 3 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN( T1)
I. Mục tiêu:
 -Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vât.
 Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật.
 -Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí
 để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- 	Trò : Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
Nêu phần nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc 
Ÿ Giáo viên gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
2HS đọc 
2 học sinh nêu 
- Học sinh lắng nghe 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
4’
1’
30’
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn? 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chị à ?... tao bắn 
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
+ Chú cán bộ đã gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét. 
+ Dì Năm đã cứu chú cán bộ bằng cách nào? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
-Chi tiết nào trong đoạn văn làm cho em thích nhất ? vì sao ?
- Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị à ?, dì vẫn khẳng định : Dạ, chồng tui. / 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
+ Trong đoạn kịch chi tiết nào em thích thú nhất ? Vì sao? 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng .
+ Em hãy nêu nội dung chính của vở kịch trong phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh và mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành,đàm thoại 
- Giáo viên đọc diễn cảmđoạnh kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nghỉ nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó.
- Cả lớp nhận xét 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua đọc 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành 
+ Giáo viên cho học sinh đóng kịch 
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 4 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 -Chuyển một số phân số thành phân số thập phân
 -Chuyển hỗn số thành phân số 
 -Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo ( tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo tên một đơn vị đo )
 -Rèn học sinh nhận biết phân số thập phân nhanh. Chuyển phân số thành phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số chính xác.
II. Chuẩn bị: Phấn màu - Bảng phụ 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: Luyện tập 
- Làm bài 2, 3 (SGK)
2 học sinh lên bảng làm (Hường, Giang) 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Ÿ Cả lớp nhận xét 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
Ÿ Bài 1:2 ý đầu
+ Thế nào là phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
+ Em hãy nêu cách chuyễn từ phân số thành phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
Ÿ Bài 2:câu a, d
+ Hỗn số gồm có mấy phần?
Hỗn số có 2 phần –phần nguyên và phần thập phân 
+ Hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- 1-2 học sinh nêu 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh cả lớp làm bài
- Nêu cách làm chuyển hỗn số thành phân số.
Ÿ Giáo viên nhận xét, chốt
- Lớp nhận xét 
Phương pháp: hỏi đáp , thực hành theo nhóm 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài mẫu 
1 dm = 1 m
 10
- Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 2 học sinh sửa bài
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trực quan 
Trả lời và quan sát 
Ÿ Bài 4:Dành cho học sinh khá giỏi
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài mẫu
 5 m 7 dm =
Các nhóm thi đua thực hiện 
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ:CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: 
 - Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử. 
 3. Thái độ: Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta . 
II. Chuẩn bị:
 -GV - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam 
 -HS : Sưu tầm tư liệu về bài 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước 
1 học sinh trả lời ( Khuyên)
- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
- Học sinh trả lời( Bình)
-Hãy nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
- Học sinh trả lời( Linh)
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- GV gt bối cảnh lịch sử nước ta .
-Theo dõi . Sau đó thảo luận các câu hỏi theo nhóm 4
- Em hãy phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến .
- Giáo viên gọi 1, 2 nhóm báo cáo ® các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày ® một số học sinh nhận xét và bổ sung
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp 
- Giáo viên tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế và kết hợp chỉ trên lược đồ kinh thành Huế.
- Học sinh quan sát lược đồ kinh thành Huế + trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ của học sinh.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
-cuộc phản công ở kinh thành huế diễn ra vào đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- do Tôn Thất Thuyết chỉ huy .
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời 
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu 
Ÿ Giáo viên chốt: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.
Theo dõi 
* Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 
+ Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì?
-  quyết định đưa vua hàm Nghi và Đoàn Tùy Tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong xã hội phong kiến )
- Học sinh thảo luận theo hai dãy .
- HS thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
Yêu cầu đọc ghi nhớ 
® Học sinh ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
- Em nghĩ gì về hành động của Tôn Thất Thuyết ?
- 2 Học sinh trả lời
® Nêu ý nghĩa giáo dục
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
 2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
 3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
 II- Chuẩn bị: - Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh ( Sang)
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh( Linh, Thái)
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. ... tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta cần biết gì?
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2: 
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- HS sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
Theo dõi 
Ÿ Bài 3:
- Thảo luận nhóm đôi 
+ Muốn tìm diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng cùng một đơn vị đo .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh sửa bài - 1 HS nêu cách làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm diện tích hình chữ nhật. 
Theo dõi
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán 
- Nhận xét tiết học 
TẬP LÀM VĂN:LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách chân thực, tự nhiên. 
 2. Kĩ năng: 	Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn . 
 3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Trò : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
- Học sinh lần lượt đọc bài văn miêu tả một cơn mưa. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập tả cảnh - Một hiện tượng thiên nhiên” 
30’
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung chính từng đoạn. 
- Học sinh làm việc cá nhân. 
- Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. 
- Lần lượt học sinh đọc bài làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2 (bài về nhà) 
Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động lớp 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Bình chọn đoạn văn hay 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” 
- Nhận xét tiết học 
KĨ THUẬT: KĨ THUẬT: ĐÍNH KHUY BỐN LỖ ( Tiết 2)
I – MỤC TIÊU :HS cần phải :
Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách đã học 
Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật .
Rèn luyện tính cẩn thận .tinh thần tự phục vụ 
II – CHUẨN BỊ :
Mẫu đính khuy bốn lỗ.
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ .
Vật dụng : khuy , vải , chỉ khâu, kim khâu , phấn vạch, thước , kéo .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: 
+ Đính khuy 4 lỗ được thực hiện theo mấy bước ? 
+ Có mấy cách đính khuy 4 lỗ ?
giáo viên nhận xét đánh giá .
Các tổ báo cáo kết quả kiểm tra của tổ 
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1 : Thực hành 
Hoạt động cá nhân , lớp 
-yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đính khuy 4 lỗ 
- HS nhắc lại cách đính khuy 4 lỗ
- GV quan sát, uốn nắn HS thực hiện chưa đúng kĩ thuật 
Cả lớp thực hiện 
- GV lưu ý : Kết thúc đính khuy giống như kết thúc đính khuy 2 lỗ 
- HS có thể đính khuy 4 lỗ theo cách tạo 2 đường khâu chéo nhau 
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm 
Hoạt động lớp
- HS trình bày sản phẩm 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung 
- HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm đạt yêu cầu 
- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm 
theo 2 mức :
+ Hoàn thành (A)
+ Chưa hoàn thành (B)
- Nếu hoàn thành sớm , đính khuy đúng kĩ thuật : (A +)
4. Tổng kết- dặn dò :
- Dặn dò : Về nhà thực hành đính khuy 4 lỗ .
- Chuẩn bị : “Đính khuy bấm “
- Nhận xét tiết học .
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu đã được học 
+ Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu.
+ Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt 
+ Đường khâu khuy chắc chắn, đúng kĩ thuật . 
- HS tự đánh giá lẫn nhau .
- HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác đính khuy 4 lỗ và cách quấn chỉ khi kết thúc đính khuy.
HDTHTOÁN: HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số của lớp bốn. 
 2. Kĩ năng: Rèn học sinh cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác, khoa học. 
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi cách giải toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, nháp 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Giáo viên kiểm tra miệng lại kiến thức ở tiết trước + giải bài tập minh họa 
- 2 hoặc 3 học sinh 
- HS lên bảng sửa bài 4
- Học sinh sửa bài 4
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm 
- Cả lớp nhận xét
1’
2. Giới thiệu bài mới: 
30’
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn học sinh ôn tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Ÿ Bài 1a:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận
- Học sinh tự đặt câu hỏi để tìm hiểu thông qua gợi ý của giáo viên.
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1b: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi thông qua gợi ý của giáo viên
- Học sinh đặt câu hỏi - bạn trả lời
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước
+ Để giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta cần biết gì?
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 3:
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2: 
- Học sinh tự đặt câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
+ Nếu số phần của số bé là 1 thì giá trị một phần là bao nhiêu?
- 1 học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- HS sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
Theo dõi 
* Hoạt động 4: 
- Thảo luận nhóm đôi 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý học sinh đặt câu hỏi
- Học sinh đặt câu hỏi + học sinh trả lời 
+ Muốn tìm diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng cùng một đơn vị đo .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh sửa bài - 1 HS nêu cách làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm diện tích hình chữ nhật. 
Theo dõi
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Cho học sinh nhắc lại cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó. 
- Thi đua giải nhanh
1’
4. Tổng kết - dặn dò: 
SINH HOẠT LỚP
I/ MỤC TIÊU:
-Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
-Vạch ra phương hướng tuần tới.
-Giáo dục các em ngoan, có tinh thần kỷ luật trong giờ học tập, sinh hoạt.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Duy trì tiết hoạt động, tập thể cuối tuần.
*Lớp trưởng điều khiển.
*Các tổ tự nhận xét các mặt của tổ.
*GVCN nhận xét, đánh giá chung về các mặt .
1/ Về đạo đức: các em đều ngoan, lễ phép, biết vâng lời có nề nếp khá tốt. Bên cạnh vẫn còn 1 vài em hay nói chuyện riêng như : Nam, Thái, Long.
2/ Về học tập: Một số em chậm, chữ cẩu thả, , xấu, trình bày chưa đúng, đẹp theo quy định. Bảng nhân, chia còn nhiều em chưa thuộc, cộng trừ có nhớ còn quá chậm, toán có lời văn rất nhiều em chưa làm được như: Mạnh, Thái, Dương
3/ Các mặt khác: Tham gia khá đều, có nề nếp khá tốt nhưng sách vở còn bẩn, dụng cụ 1 số còn thiếu, đồng phục còn 2 em chưa có áo trắng.
4/ Phương hướng tuần tới:
 -GD các em ngoan, lễ phép.
 -Rèn luyện kỹ năng đọc, làm toán, thuộc bảng nhân , chia.
-Nhắc nhở giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
-Rèn chữ , giữ vở sạch , đẹp.
 -Mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập.
-Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 3.doc