Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học TTVL

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học TTVL

 Tiết 1: Tập đọc:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I.Mục tiêu:

 1.Giúp HS đọc lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, Đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

Đọc đúng: Tử trận, mắc mưu, thuở, loang. Hiểu các từ ngữ ở phần chú giải, hiểu nội dng chuyện: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ.

 2.Rèn KN đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, trả lời lưu loát nội dung bài đọc.

 3.Giáo dục HS cảm phục tài trí thông minh, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 21 - Trường Tiểu học TTVL", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
************
Ngày soạn: 10-01-2009
Ngày giảng: T2 -12-01-2009
 Tiết 1: Tập đọc:
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I.Mục tiêu:
	1.Giúp HS đọc lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, Đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
Đọc đúng: Tử trận, mắc mưu, thuở, loang. Hiểu các từ ngữ ở phần chú giải, hiểu nội dng chuyện: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ.
	2.Rèn KN đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, trả lời lưu loát nội dung bài đọc.
	3.Giáo dục HS cảm phục tài trí thông minh, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh.
	*HSKT: Đọc được ND bài, hiểu các từ ngữ phần chú giải, nắm được ND bài.
II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ chép sẵn đoạn 1-2.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. KT bài cũ
 (3 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HDLĐ- THB
a.Luyện đọc.
 (12 phút)
b.Tìm hiểu bài
 (12 phút)
c. Đọc diễn cảm
 (10 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (3 phút)
- Gọi HS đọc bài: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng và nêu ND chính của bài.
- NX, ghi điểm.
- Giới thiệu qua tranh.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn đọc (4 đoạn), giọng đọc mỗi đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp phát âm tiếng khó.
- HD đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
- NX, đọc mẫu toàn bài.
- HD đọc thầm và trả lời các câu hỏi SGK.
1.Sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than vua Minh đã mắc mưu.
+ Từ ngữ: Đi sứ, lễ vật, mắc mưu.
*Ý chính 1: Vua nhà Minh mắc mưu sứ thần Giang Văn Minh.
2.Gọi HS đọc lại cuộc đối đáp của Giang Văn Minh và vua nhà Minh.
3. Ông bị vua nhà Minh sai người ám hại vì vua Minh mắc mưu của Giang Văn Minh.
+ Từ ngữ: yết kiến, ám hại.
*Ý chính 2: Giang Văn Minh là người mưu trí, bất khuất.
4. Ông mưu trí, giữ thể diện cho đất nước.
*Ý chính 3: Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn.
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 1-2 trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cho HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh)
- NX, ghi điểm cá nhân.
- Gọi HS trả lời ND bài học.
- NX, ghi bảng nội dung (mục I)
- Liên hệ, giáo dục.
- NX giờ học, giao BT về nhà.
- 1 em
- Nghe
- QS, NX
- 1 em
- Theo dõi
- 4 em
- 4 em
- 4 em cả KT
- Nghe
- Trả lời
- NX, BS
- Ghi vở.
- Trả lời
- NX, BS
- Ghi vở
- Ghi vở.
- 4 em
- Theo dõi
- Thực hiện
- Nối tiếp
- 2 nhóm
- Nghe
- 2 em
- Nghe, ghi vở.
- Tự liên hệ
- Nghe.
Tiết 4: Toán:
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
	1.Giúp HS củng cố về kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông).
	2.Rèn luyện kĩ năng tính diện tích các hình đã học thành thạo, chính xác.
	3.Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác, tích cực trong giờ học.
	*HSKT: Nhận dạng hình chữ nhật, hình vuông, biết thực hiện tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
II. Đồ dùng dạy- học: - Kẻ sẵn các hình phần VD và BT vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
 (3 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Giới thiệu cách tính.
 (12 phút)
3.Luyện tập
Bài 1: Tính DT mảnh đất như hình vẽ.
 (10 phút)
Bài 2: Tính DT khu đất
 (12 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (3 phút)
- Gọi HS đọc biểu đồ ở BT 2 giờ trước.
- NX, ghi điểm.
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi HS nêu VD (SGK- 103)
- HD quan sát, phân tích hình vẽ và đưa ra cách tính.
a.Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và hai hình vuông nhỏ EGHK và MNPQ
b.Tính: Độ dài cạnh DC của HCN ABCD là:
 25 + 20 + 25 = 70 (m)
DT hình chữ nhật ABCD là:
 70 40,1 = 2807 (m2)
DT hai hình vuông EGHK và MNPQ là:
 20 20 2 = 800 (m2)
DT mảnh đất là:
 2807 + 800 = 3607 (m2)
- Gọi HS nêu y/c BT.
- Cho HS quan sát, NX hình vẽ trên bảng phụ.
- HDHS: Chia hình vẽ thành 2 HCN, đặt tên hình và tính DT từng hình sau đó tính DT mảnh đất.
- Cho HS tự làm bài, 1 em lên bảng giải.
- HDKT nhận dạng hình và tính DT.
- Chữa bài cả lớp, chốt lời giải đúng:
 Bài giải
 Chiều dài HCN ABCD là:
 3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
 DT hình chữ nhật ABCD là:
 11,2 3,5 = 39,2 (m2)
 DT hình chữ nhật MNPQ là:
 6,5 4,2 = 27,3 (m2)
 DT mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2
- Gọi HS đọc ND, y/c BT.
- Cho HS quan sát, NX hình vẽ
- Gọi HS nêu cách chia hình để tính DT mảnh đất.
- NX cách chia của HS
- HD chia mảnh đất thành 3 HCN như sau:
 50m
 40,5m
 40,5 m
 50m 30m
 100,5m
- Cho HS tự tính DT khu đất dựa vào cách chia hình trên.
- Chữa bài cả lớp, chốt lời giải đúng:
 Bài giải
Chiều dài HCN lớn là: 50 + 30 = 80 (m)
Chiều rộng HCN lớn là: 100,5 – 40,5 = 60 (m)
DT hình CN lớn là: 80 60 = 4800 (m2)
DT hai HCN nhỏ bằng nhau và bằng:
 40,5 30 2 = 2430 (m2)
DT khu đất là: 4800 + 2430 = 7230 (m2)
 Đáp số: 7230 m2
- Củng cố về cách chia hình để tính DT.
- NX, đánh giá chung giờ học.
- Nhắc HS về nhà xem lại các BT, tìm thêm cách chia hình khác.
- 2 em
- Nghe
- Nghe
- 1 em
- QS, NX
- Cùng thực hiện
- 1 em
- QS, NX
- Theo dõi
- CN thực hiện
- KT thực hiện
- Theo dõi
- 1 em
- QS, NX
- 2 em
- Nghe
- Tự chia hình
- CN thực hiện
- Chữa BT
- Nghe
- Nghe
- Ghi nhớ.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức:
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
	1.Qua bài học giúp HS hiểu: Cần phải tôn trọng UBND xã (phường), vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường). Biết thực hiện các quy định của UBND xã (phường), tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
	2.Rèn KN tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và vai trò của UBND xã (phường), thực hiện nghiêm túc nội quy, yêu cầu của UBND.
	3.Giáo dục HS chăm tìm hiểu về bộ máy quản lí hành chính nhà nước (cấp xã), luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
II. Đồ dùng dạy- học: - Ảnh phóng to, vở BT.
III.các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
 (3 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu ND truyện
 (12 phút)
HĐ2: Làm BT1- SGK.
 (8 phút)
HĐ3: Làm BT3- SGK.
 (7 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (5 phút)
- Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
- NX, đánh giá.
- Nêu nhiệm vụ, y/c giờ học.
- HD làm việc cả lớp.
+ Gọi HS đọc chuyện “Đến UBND phường”
+ HD quan sát, NX tranh vẽ.
+ Thảo luận cả lớp, trả lời câu hỏi:
Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
UBND phường làm các công việc gì?
Mọi người cần có thái độ như thế nào khi đến đó?
*NX, kết luận: UBND xã (phường) là nơi giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương, vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
- Mời HS tự rút ra bài học.
- Mời HS nêu ghi nhớ SGK- 32
- Gọi HS đọc y/c, ND BT.
- HDHS làm việc theo nhóm: Đọc thầm các tình huống và thảo luận những việc cần đến UBND xã (phường) để giải quyết.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- NX, kết luận những tình huống đúng:
( b, c, d, đ, e, h, i )
- Gọi HS đọc nội dung, y/c BT.
- Mời HS giỏi điều khiển lớp hoàn thành BT.
Đọc yêu cầu và các tình huống cho các bạn suy nghĩ, giơ tay phát biểu, giải thích lí do.
*NX, kết luận hành vi đúng: ( b, c)
- Củng cố ND bài
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Liên hệ, giáo dục HS.
- Giao BT về nhà (phần thực hành)
- 1 em
- Nghe
- Nghe
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Trả lời
- NX, BS
- Nghe
- 2 em
- 2 em
- 1 em
- 4 nhóm thực hiện.
- Nối tiếp
- Nghe
- 1 em
- 1 em HS giỏi
- Nghe
- Nghe
- 2 em
- Tự liên hệ
- Ghi nhớ.
 Tiết 2: Tiếng Việt (BS):
Luyện tập chính tả: CÁNH CAM LẠC MẸ
I.Mục tiêu:
	1.Củng cố, giúp HS viết đúng chính tả toàn bài, viết đúng các chữ khó và trình bày khổ thơ như SGK, làm BT 2b.
	2.Rèn kĩ năng viết đẹp, trình bày bài khoa học, làm nhanh, chính xác các BT chính tả.
	3.Giáo dục HS thấy được sự cần thiết phải luyện chữ viết đẹp từ đó có ý thức tự giác, chăm luyện chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học: - Vở tập viết, phiếu phô tô BT 2a.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.HD nghe- viết chính tả.
 (25 phút)
3.Làm bài tập chính tả.
Bài 2b (SGK-18)
 (10 phút)
4.Củng cố-D.Dò
 (3 phút)
- KT sự chuẩn bị của học sinh.
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- Yêu cầu HS mở SGK- tr 17, mời 1 em đọc to toàn bài, lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về ND bài chính tả.
- Cho HS nhận xét: Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Cách trình bày bài thơ như thế nào? muốn trình bày đẹp phải chia vở như thế nào?
- Cho HS tự chia vở bằng nét bút chì mờ.
- Đọc cho HS nghe- viết bài vào vở.
- Đọc cho HS tự soát lại toàn bài viết.
- Thu bài để chấm tại lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc HS cần điền thêm o hay ô và dấu thanh thích hợp vào những tiếng có ô trống màu xanh.
- Cho HS tự làm bài vào vở BT, GV chấm bài.
- Gọi HS chữa bài trước lớp.
- Mời HS chữa bài trên phiếu phô tô dán bảng.
- NX, kết luận.
- Trả bài chính tả, NX, sửa những lỗi chung.
- NX, đánh giá chung giờ học.
- Dặn HS chăm luyện chữ viết đẹp.
- Báo cáo.
- Nghe
- 1 em đọc
- 2 em
- 2 em
- CN thực hiện
- Thực hiện
- Tự soát lỗi
- Nộp vở.
- 1 em
- Nghe
- CN thực hiện
- 3 em
- 1 em
- Nghe
- Nghe
- Ghi nhớ.
Tiết 3: Toán (BS):
LUYỆN TẬP VỀ HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
1.Củng cố, giúp HS nắm vững cách tính chu vi, diện tích của hình tròn thông qua việc giải các BT về tính chu vi, DT hình tròn.
	2.Rèn kĩ năng áp dụng quy tắc, công thức để tính nhanh, tính đúng chu vi, diện tích hình tròn.
	3.Giáo dục HS tính tự giác, tích cực trong giờ học, trình bày bài khoa học.
II. Đồ dùng dạy- học: - Vở BTT tập 2, hình vẽ sẵn, bảng nhóm.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
2.HD làm bài tập
Bài 1: VBT- 14
 (10 phút)
Bài 2: VBT – 14
 (10 phút)
Bài 3: VBT- 14
 (7 phút)
Bài 2: VBT- 15
 (10 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (3 phút)
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi HS nêu y/c BT.
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi, DT hình tròn.
- Cho HS tự làm bài vào vở BT, 1 em làm vào bảng nhóm.
- HDKT làm vào vở.
- Chữa bài cả lớp, chốt lời giải đúng:
+ Hình tròn 1: C = 125,6 cm
 S = 1256 cm2
+ Hình tròn 2: C = 1,57 m
 S = 0,19625 m2
- Gọi HS nêu y/c BT.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm bán kính (r) khi biết chu vi (C)
- Cho HS tự làm bài và chữa bài cả lớp.
- NX, chốt kết quả đúng:
+ Hình 1: S = 78,5 cm2
+ Hình 2: S = 7,065 m2
- Gọi HS nêu y/c BT.
- HDHS quan sát hình vẽ để nhận xét, phân tích hình.
- HD trao đổi theo cặp để làm BT.
- Chữa bài cả lớp, chốt lời giải đúng:
 Đáp số: Khoanh vào C : 5,215 cm2
- Gọi HS đọc nội dung, y/c BT.
- HD qua ... I.Mục tiêu:
	1.Qua bài giúp HS dựa vào lược đồ nêu được vị trí của Cam-pu-chia; Lào; Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này. Nhận biết Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
	2.Rèn luyện KN quan sát, nhận biết vị trí và chỉ đúng vị trí giới hạn, thủ đô của các nước láng giềng với VN. Nắm bắt các kiến thức cơ bản về địa lí, kinh tế của các nước đó.
	3.Giáo dục HS tình đoàn kết và hợp tác với các nước trong khu vực.
II. Đồ dùng dạy- học: - Lược đồ KT một số nước Châu Á, phiếu nhóm.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
 (3 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD hoạt động
HĐ1: Cam- pu- chia.
 (10 phút)
HĐ2: Lào
 (7 phút)
HĐ3: Trung Quốc
 (10 phút)
3.Củng cố- D.Dò
 (5 phút)
- Gọi HS kể tên các nước thuộc khu vực ĐNA? Vì sao khu vực ĐNA lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
- NX, ghi điểm.
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- HD làm việc theo cặp:
+ QS hình 3 bài 17; hình 5 bài 18 cho biết Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của Châu Á? Giáp những nước nào?
+ Đọc thông tin mục 1 SGK cho biết địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này?
- HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp, kết hợp chỉ vị trí giới hạn của Cam-pu-chia trên lược đồ.
*NX, kết luận, ghi bảng: Cam – pu- chia nằm ở khu vực ĐNA, giáp VN, địa hình chủ yếu là đồng bằng, phát triển ngành nông nghiệp và chế biến nông sản.
- HD làm việc cá nhân.
+ QS lược đồ hình 5 SGK- 106 cho biết Lào thuộc khu vực nào của Châu Á, giáp những nước nào?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên về địa hình, các ngành sản xuất chính?
* NX, kết luận, ghi bảng: Lào thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia. Lào không có biển, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, sản phẩm chính là quế, cánh kiến, lúa gạo.
- Cho HS quan sát, NX ảnh chụp các công trình kiến trúc, phong cảnh của Lào và Cam-pu-chia.
- HD làm việc theo nhóm: QS hình 3 (bài 17), hình 5 (bài 18) và gợi ý trong SGK, NX về vị trí địa lí, số dân, các mặt hàng chủ yếu của Trung Quốc.
- Phát phiếu HT cho các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
- Các nhóm trình bày ND thảo luận, kết hợp chỉ vị trí TQ trên lược đồ.
- NX, giúp HS hoàn thiện BT.
- Cho HS quan sát, NX hình 3 (Vạn Lí Trường Thành ) của TQ.
- Đọc cho HS nghe thông tin tham khảo về TQ (SGV).
* NX, ghi bảng: TQ có DT lớn, có số dân đông nhất thế giới. Nền kinh tế phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
- Mời HS nêu ND bài học (GSK- 109)
- Củng cố ND toàn bài, trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK.
- Liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- NX, giao BT về nhà.
- 2 em
- NX, BS
- Nghe
- Nghe
- Các cặp thực hiện.
- Nối tiếp.
- Nghe, ghi vở
- CN thực hiện.
- Trả lời
- NX, BS
- Nghe, ghi vở.
- QS, NX
- Nghe
- Thực hiện theo nhóm.
- Nối tiếp
- Nghe
- QS, NX
- Nghe
- Nghe, ghi vở.
- 2 em
- Nghe
- Tự liên hệ
- Ghi nhớ.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tiếng Việt (BS):
 Luyện đọc: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I.Mục tiêu:
	1.Củng cố, giúp HS luyện đọc đúng và diễn cảm toàn bài theo giọng đọc phân vai các nhân vật trong truyện.
	2.Rèn KN đọc diễn cảm, đọc lưu loát, rõ ràng giọng đọc từng nhân vật.
	3.Giáo dục HS lòng tự hào và học tập tấm gương dũng cảm vì đất nước của thái sư Trần Thủ Độ.
II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. KT bài cũ
 (5 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD luyện đọc
 (30 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (5 phút)
- Gọi HS đọc bài: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
- NX, ghi điểm.
- Gọi HS đọc toàn bài, nhắc lại nội dung bài.
- Gọi HS tự nêu các nhân vật trong bài, giọng đọc từng nhân vật.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: tự phân vai và luyện đọc theo giọng đọc các nhân vật.
- Các nhóm thi luyện đọc trước lớp.
- NX, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- Cho HS thi đọc CN theo giọng dọc của từng nhân vật.
- NX, ghi điểm cho HS.
- Củng cố, liên hệ thực tế.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Giao BT về nhà.
2 em
- Nghe
- 2 em
- 1 em
- Các nhóm 4 luyện đọc.
- Nối tiếp
- Nghe
- Nối tiếp.
- Nghe
- Tự liên hệ
- 2 em
- Ghi nhớ.
Tiết 2: Kĩ thuật:
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I.Mục tiêu:
	1.Giúp HS nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
	2.Rèn thói quen và kĩ năng về cách vệ sinh phòng bệnh cho gà nuôi ở gia đình.
	3.Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh ảnh minh hoạ, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
 (3 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD hoạt động
HĐ1: Mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 (5 phút)
HĐ2: Cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 (22 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (5 phút)
- Gọi HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà?
- NX, đánh giá.
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- HD đọc mục 1 (SGK), đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
*NX, kết luận: Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh
- HD đọc mục 2a, kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống, nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà?
- HD đọc mục 2b, nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16)
+ Gợi ý để HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật?
+ Nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi?
+ Nếu không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
* NX, kết luận nội dung từng mục.
- Giải thích để HS hiểu thế nào là dịch bệnh.
- Yêu cầu HS đọc mục 2c, QS hình 2 SGK để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuộc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời:
+ Hãy cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
* NX, kết luận về tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà?
- HD làm bài tập trong phiếu trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- NX , nêu đáp án để HS tự chữa bài.
- Đánh giá kết quả HT của HS.
- Củng cố ND bài.
- NX chung giờ học.
- Giao BT về nhà.
- 2 em
- Nghe
- Nghe
- 2 em
- Nghe
- 2 em
- 2 em
- Trả lời
- NX, BS
- Nghe
- Đọc thầm
- Trả lời
- Nghe
- CN thực hiện
- Tự chữa bài
- Nghe
- Nghe
- Ghi nhớ.
Tiết 3: Toán (BS): 
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu:
	1.Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính DT của các hình đã học.
	2.Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, chia hình và áp dụng công thức tính DT các hình thành thạo.
	3.Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận, khoa học khi làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học: - Vở BT, bảng nhóm, hình vẽ sẵn.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
2.HD luyện tập.
Bài 1: VBT- 18
 (17 phút)
Bài 2: VBT- 19
 (18 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (5 phút)
- Trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
- Gắn bảng phụ cho HS quan sát, NX hình vẽ.
- Gọi HS nêu cách chia hình.
- NX, hướng dẫn HS có thể chia thành một hình vuông và hai hình chữ nhật.
- Cho HS tự làm bài và chữa bài cả lớp.
- NX, chốt lời giải đúng:
 Bài giải
Chia mảnh đất thành 1 hình vuông và 2 hình chữ nhật.
DT hình vuông cạnh 5cm là:
 5 5 = 25 (m2)
Chiều dài HCN nối tiếp hình vuông là:
 6 + 5 = 11 (m)
DT hình chữ nhật là: 11 6 = 66 (m2)
Chiều dài HCN gạch chéo là:
 16 – (5 + 6) = 5 (m)
DT hình chữ nhật gạch chéo là:
 18 5 = 90 (m2)
DT khu đất là: 25 + 66 + 90 = 181 (m2)
 Đáp số: 181 m2
- HD quan sát, NX hình vẽ. (bảng phụ)
- Cho HS nhận xét số đo các cạnh của từng hình.
- Cho HS làm bài vào vở BT, 1 em làm vào bảng phụ.
- Chữa bài, chốt lời giải đúng:
 Bài giải
DT hình thang MBCN là:
 (14 + 17) 15 : 2 = 232,5 (m2)
DT tam giác ABM là: 
 12 14 : 2 = 84 (m2)
 DT tam giác CDN là:
 31 17 : 2 = 263,5 (m2)
Độ dài đoạn thẳng AD là: 
 12 + 15 + 31 = 58 (m)
DT tam giác ADE là : 58 20 : 2 = 580 (m2)
DT mảnh đất là:
 232,5 + 84 + 263,5 + 580 = 1160 (m2)
 Đáp số: 1160 m2
- Củng cố ND bài.
- NX, đánh giá chung giờ học.
- Giao BT về nhà.
- Nghe
- QS, NX
- 2 em
- Nghe, theo dõi
- CN thực hiện
- Chữa BT
- QS, NX
- Nhận xét
- Thực hiện
- Theo dõi
- Tự sửa chữa
- Nghe
- Ghi nhớ.
Ngày soạn: 13-01-2009
Ngày giảng: T5- 15-01-2009
 Tiết 1: Khoa học:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I.Mục tiêu:
	1.Giúp HS kể được tên một số loại chất đốt, hiểu được công dụng và cách khai thác của một số loại chất đốt.
	2.Rèn KN quan sát, nhận biết và phân loại chất đốt, nhận biết việc khai thác dầu mỏ của nước ta.
	3.Giáo dục HS biết sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình minh hoạ SGK, phiếu ghi các câu hỏi.
III.các hoạt động dạy- học:
A.KT bài cũ
 (5 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD hoạt động
HĐ1: Một số loại chất đốt.
 (7 phút)
HĐ2: Công dụng của than đá và việc khai thác.
 (10 phút)
HĐ3: công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ.
 (10 phút)
3.Củng cố-D.Dò
 (3 phút)
- Gọi HS trả lời: 
+ Vì sao nói mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất ?
+ Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?
- NX, ghi điểm cho HS.
- Trực tiếp, ghi đầu bài
- HD làm việc CN trả lời câu hỏi:
+ Em biết những loại chất đốt nào?
+ Hãy phân biết các loại chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
+ QS hình minh hoạ 1,2,3 SGK- 86 và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? chất đốt đó thuộc thể nào?
*NX, ghi bảng: Có 3 loại chất đốt ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- HD làm việc theo cặp: QS hình 4 thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Than đá được sử dụng vào những việc gì?
+ Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
- Các cặp trả lời ND thảo luận
*NX, ghi bảng: Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày: đun nấu, sưởi ấm, sấy khôĐược khai thác nhiều ở Quảng Ninh.
- HD làm việc theo nhóm: tự đọc thông tin trang 87, trao đổi và thảo luận , ghi kết quả vào phiếu:
+ Dầu mỏ có ở đâu?
+ Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?
+ Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?
+ Xăng dầu được sử dụng vào những việc gì?
+ Ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*NX, ghi bảng: Dầu mỏ là loại chất đốt rất quan trọng, được khai thác chủ yếu ở Biển Đông.
- Củng cố ND bài.
- NX chung giờ học.
- Giao BT về nhà.
- 2 em
- NX, BS
- Nghe
- Nghe
- Trả lời
- NX, BS
- Nghe, ghi vở
- Các cặp thảo luận.
- Nối tiếp
- Nghe, ghi vở.
- 4 nhóm thảo luận.
- Đại diện
- Nghe, ghi vở.
- Nghe
- Ghi nhớ.
HẾT TUẦN 21

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 21.doc