Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 23

- Múa các bài múa bắt buộc.

 II/ Chuẩn bị:

 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 7 tháng 2 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 23
- Múa các bài múa bắt buộc.
 II/ Chuẩn bị:
 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.
III/ Tiến trình :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự 
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Chơi trò chơi: Bỏ khăn
GV phổ biến trò chơi
Tổ chức cho HS chơi
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
HS lắng nghe
HS chơi
________________________
Tiết 2
Tập đọc: 
PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
	I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng :Đọc lưuloát , diễn cảm bài vănvới giọng đọc hồi hộp , hào hứng , thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án .
 -Kiến thức :
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi trí thông minh , tài xử kiện của vị quan án .
-Thái độ :Khâm phục tài năng của người xưa .
	II.Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III.Kĩ thuật dạy học: KT” Trình bày một phút”
VI.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1'
10’
12’
9’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ :Cao Bằng
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C/ Bài mới :
1- Gùiới thiệu bài: Phân xử tài tình
2- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-Gọi 1 HS đọc bài
-Nêu cách chia đoạn ?
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 :
- Oâng quan án xưa có tài như thế nào?
-Ý 1?
* Đoạn 2:
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?( Tranh )
- Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải ?
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? 
- Ý 2?
* Đoạn 3:
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa .
Giải nghĩa từ : thỉnh thoảng .
-Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng:a).b)..c).
- Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
-Ý 3?
- Nêu nội dung?(KT” trình bày 1 phút”)
c/ Đọc diễn cảm :
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
-Gọi 2 nhóm đọc theo lối phân vai
3. Củng cố , dặn dò :
-Gọi 1HS nhắc lại nội dung?
-GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tiết sau : Chú đi tuần 
-2 HS
 -HS lắng nghe .
- 1HS
-3 đoạn :
+Đoạn 1 : Từ đầu đến công bằng.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo .đến nhận tội .
+ Đoạn 3 :Phần còn lại .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp 3lượt- kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ chú giải .
-HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe .
-Vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
*Ý 1:Giới thiệu quan án .
-Việc mình bị mất cắp vải .
-Nhiều cách . Cuối cùng là cách xé đôi tấm vải mới tìm được kẻ phạm tội .
-Vì người làm ra tấm vải rất quý vải - đó chính là người bị mất cắp .
*Ý 2: Quan án phân xử vụ mất cắp vải.
-HS kể.
 -a) Vì biết kẻ gian lo lắng nên sẽ lộ mặt.
- Nhờ sự thông minh quyết đoán. Nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
*Ý 3:Quan phân xử vụ án mất trộm tiền nhà chùa .
-HS nêu.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp, lớp nhận xét cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn và đọc, lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-3HS thi
-2 nhóm đọc.
-1HS nêu.
-HS lắng nghe .
 * Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................
_________________________
Tiết 3
Toán 
XĂNG- TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I– Mục tiêu : Giúp HS : 
Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo.
Vận dụng để giải toán có liên quan.
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Hình vẽ như sgk , bảng phụ, bộ đôg dùng học toán 5
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
15’
15’
3’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : 
Thể tích 1 hình là gì?
Gọi 1 HS đọc BT1/ 115
C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
 2–Hình thành biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích.
a) Xăng- ti- mét khối:
GV cho HS qs vật mẫu hình lập phương có cạnh 1cm, gọi 1 HS xác định kích thước của một vật thể.
Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
GV : Thể tích của hình lập phương này là 1 xăng- ti- mét khối. 
Em hiểu xăng- ti- mét khối là gì?
Xăng- ti- mét khối viết tắt là cm3 .
b) Đề- xi- mét khối:
Hướng dẫn tương tự như xăng- ti- mét khối.
Em hiểu đề- xi- mét khối là gì?
Đề- xi- mét khối viết tắt là dm3 .
c) Quan hệ giữa đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
GV cho HS quan sát tranh minh họa.
Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?
G/s chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
Yêu cầu HS thảo luận cặp:
+G/s sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1 dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp được?
+ Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm?
+Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3?
+ 1000cm3 = ? dm3 
 3- HDHS luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở. Gọi 5 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với mấy chữ số?
- Gọi HS lần lượt lên bảng, lớp làm vào vở.
- Gọi 4 HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố :
- Xăng- ti- mét khối là gì?
- Đề- xi- mét khối là gì?
- Nêu mối quan hệ xăng-ti-mét khối và đề –xi-mét khối ?
5- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài : Mét khối. 
- Hát 
- 2HS lên bảng .
- HS nghe .
- HS quan sát .
- HS thao tác.
- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 cm.
HS chú ý quan sát vật mẫu.
HS nêu như sgk .
- 2 HS nhắc.
- Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- 2 HS nhắc.
-HS quan sát.
-1 đề- xi- mét khối
- 1 xăng- ti- mét 
- Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương.
- Xếp 10 hàng thì được 1 lớp.
- Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm. 
 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương
- 1dm3 = 1000 cm3
- 1000cm3 = 1dm3
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng. HS dưới lớp theo dõi.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 3 chữ số.
- HS làm bài.
a) 1dm3= 1000cm3; 375 dm3 =375000cm3
5,8 dm3= 5800cm3 ; 4/5dm3=800cm3
b) 2000cm3=2dm3 ; 154000cm3=154dm3
490000cm3= 490dm3; 5100cm3= 5,1dm3
- 3 HS nêu.
* Rút kinh nghiệm: 
____________________________
Tiết 4
Lịch sử
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I– Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 _ Sự ra đời và vai trò của nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 _ Những đóng góp của nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : _ Một số ảnh tư liệu về nhà máy Cơ khí hà Nội.
 2 – HS : SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1’
28’
2’
1’
A/ Kiểm tra bài cũ : Bến tre Đồng khởi
-Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”?
-Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?
B/ Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài :Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
 2 – HDHS tìm hiểu bài : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp
-Nêu tình hình nước ta sau hoà bình lặp lại?
b) HĐ 2 :Làm việc theo nhóm .
 -Tại sao Đảng và Chính phủ nước ta quyết định xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội?
- Thời gian khởi công địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Hội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
 - Nêu thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
c)HĐ3: Làm việc cả lớp.
 _ Những sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
 _ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã giành cho Nhà máy Cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quí nào?
3– Củng cố : 
 -GV nêu câu hỏi để HS rút ghi nhớ bài.
4 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau :” Đường Trường Sơn”.
- 2HS trả lời.
- HS nghe .
 - Nước ta bước vào thời kì xây dựng CNXH, làm hậu phương lớn cho CM miền Nam.
* Các nhóm thảo luận và trả lời:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hâïu phương lớn cho cách mạng miền nam. Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một Nhà máy Cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.
-Tháng 12-1955 Nhà máy Cơ khí được khởi ... Liên bang Nga
- HS nghe.
-1 HS nhắc lại như SGK
- HS nghe
*Rút kinh nghiệm:
_____________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 23
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 24
 II/Chuẩn bị: -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi .
- Lớp trưởng tổng kết chung .-GV lên kế hoạch tuần 24
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:
 Giờ giấc (đi học muộn , xếp hàng , ra vào lớp ...) 
 Sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới . ) Im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : 
 +Vệ sinh trường lớp ( trưc nhật lớp , quét khu vực nhà trường đã phân công , tưới nước chăm sóc các bồn cỏ ...)
+ Thể dục, Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng ... )
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công viêc trong tuần 24
 - Nhắc HS thực hiện tốt an toàn giao thông
 - Không ăn sáng ở lớp , trường . không vẽ bậy
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
Nhắc bạn giỏi kèm bạn yếu học tập.
Nhắc nhở thêm một số nề nếp của lớp, ổn định tinh thần một số HS còn lơ là việc học sau khi ăn Tết Nguyên đán.
Tập luyện kĩ năng chuyên môn Đội để chuẩn bị dự thi cấp trường.
C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
Cả lớp hát
-3 tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 
Tiết 1
Đạo đức
Bài : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 1 )
	I/ Mục tiêu :
-Kiến thức : HS biết Tổ quốc của em là Việt Nam ;Tổ quốc em đang thay đổi hằng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .
-Kỹ năng : Tích cực học tập ,rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương ,đất nước .
-Thái độ : Quan tâm đến sự phát triển của đất nước ,tự hào về truyền thống ,về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc VN.
	II/ Tài liệu , phương tiện : -GV : Tranh ảnh về đất nước ,con người VN và một số nước khác .
	 -HS : Xem trước bài mới ; tranh ảnh về đất nước ,con người VN và một số nước khác.
	III/ Các hoạt động dạy – học :
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’ 
3’
1’
30’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
HS1: Làm BT2 – SGK
HS2: Làm BT4 – SGK
C/ Bài mới:
1-Giới thiệu bài:Em yêu tổ quốc Việt Nam ( t1) 
2-HDHS tìm hiểu bài:
a) HĐ1: Tìm hiểu thông tin (trang 34,SGK).
*Mục tiêu :HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá ,kinh tế ,về truyền thống và con người VN .
*Cách tiến hành :-GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu ,chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK :
 +Nhóm 1:Thông tin 1.
 +Nhóm 2:Thông tin 2.
 +Nhóm 3:Thông tin 3.
 +Nhóm 4:Thông tin 4.
-GV cho đại diện từng nhóm lên trình bày ; các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến .
-GV kết luận :Nêu đặc điểm văn hoá, truyền thống, kinh tế và con người Việt Nam?
b) HĐ2: Thảo luận nhóm .
*Mục tiêu :HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước VN .
*Cách tiến hành :-GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+Em biết thêm những gì về đất nước VN ?
+Em nghĩ gì về đất nước ,con người VN ? 
+Nước ta còn có những khó khăn gì ?
+Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
-Cho đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp .
-GV kết luận: +Em tự hào về đất nước của mình như thế nào?
+ Là học sinh các em phải làm gì để xây dựng đất nước?
c) HĐ3: Làm bài tập 2,SGK .
*Mục tiêu : HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc VN .
* Cách tiến hành :-Nêu yêu cầu của bài tập 2?
-Cho HS làm việc cá nhân .
-Cho HS trao đổi bài làm bài với bạn ngồi bên cạnh .
-Cho một số HS trình bày trước lớp 
-GV kết luận :+Quốc kì VN là lá cờ đỏ ,ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh .
+Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN ,là danh nhân văn hoá thế giới .
+Văn Miếu ở Thủ đô Hà Nội ,là trường đại học đầu tiên của nước ta .
+ Aùo dài VN là một nét văn hoá ,truyền thống của dân tộc ta .
d) HĐ nối tiếp :Về nhà sưu tầm các bài hát ,bài thơ ,tranh ảnh sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ đề “Em yêu tổ quốc VN”.;vẽ tranh về đất nước, con người VN .
-2HS
-HS nghe.
-HS nghiên cứu ,thảo luận các thông tin của nhóm .
-Đại diện từng nhóm lên trình bày;các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến .
-VN có nền văn hoá lâu đời ,có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào .VN đang phát triển và thay đổi từng ngày 
-HS thảo luận theo nhóm .
-Đại diện các nhóm trình bày ,lớp nhận xét bổ sung .
-Tổ quốc chúng ta là VN ,chúng ta rất yêu quí và tự hào về Tổ quốc mình ,tự hào là người VN .
 -Đất nước ta còn nghèo ,còn nhiều khó khăn ,vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập ,rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc
-2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
-1HS
-HS làm việc cá nhân .
-HS trao đổi bài làm bài với bạn ngồi bên cạnh .
-HS trình bày trước lớp. (Giới thiệu về Quốc kì VN về Bác Hồ về Văn Miếu ,về áo dài VN .)
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
 * Rút kinh nghiệm :
Tiết 5
Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO
I.Mục tiêu: - Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn. 
 - Học sinh tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
-HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau của các hoạ sĩ.
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
3’
1’
28’
2’
A/ Ổn định lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong.
C/ Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài.
2-HDHS vẽ:
a) Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
*Mục tiêu: giúp HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau, gợi ý cho học sinh nhận thấy.
+Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
+Em hãy kể một số tranh?
+Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giáo viên gợi ý thêm: - Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; vẽ tranh chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,...
- Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp.
b) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
*Mục tiêu: giúp HS nhớ lại cách vẽ tranh theo đề tài.
- Giáo viên gợi ý thêm một số nội dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
-Nêu các bước vẽ?
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
 một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm
c) Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài
d) Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS tìm ra được những đề tài đẹp theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
3- Dặn dò: 
- Sưu tầm thêm về các tranh của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Quan sát đồ vật trong gia đình để chuẩn bị cho bài học sau.
-HS nộp bài.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Tết trung thu, Tết âm lịch, ngày noel,...
- Đi mua sắm, vui chơi giải trí hay về thăm ông bà,...
- Sửa sang nhà cửa, chơi các trò chơi truyền thống như chơi đua thuyền, chọi gà, kéo co,...
- Tấp nập và có nhiều màu sắc,...
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe.
- Học sinh tìm hiểu các hoạt động.
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
 - Tìm chọn nội dung phù hợp.
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính, hình ảnh nhà cửa, cây cối,...
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
 màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
-HS quan sát.
- Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài.
-HS vẽ
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
-HS nghe.
*Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc