Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Tiết 1

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 24

 II/Chuẩn bị:

 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai , ngày 15 tháng 2 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 24
 II/Chuẩn bị:
 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự )
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Chơi trò chơi: Bỏ khăn
GV phổ biến trò chơi
Tổ chức cho HS chơi
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
HS lắng nghe
HS chơi
_______________________
Tiết 2
Tập đọc: 
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ
	I.Mục tiêu :
 	-Kĩ năng : Đọc lưa loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính ngiêm túc của văn bản.
	-Kiến thức :Hiểu ý nghĩa của bài : Người Ê-đê từ xưa đã có lục tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sốâng yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS tìm hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
-Thái độ :HS quý trọng phong tục của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
 II.Đồ dùng dạy học :-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
 -Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3
 -Bảng phụ ghi 5 luật ở nước ta .
III.Kĩ thuật dạy học: KT” trình bày một phút”
VI.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
12’
9’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Luật tục xưa của người Ê- đê
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu cách chia đoạn?
-Cho HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1:
-Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? 
-Cho biết các mức xử , phạt của người Ê-đê?
- Ý 1?
* Đoạn 2:
- Về tang chứng để xử phạt của người Ê-đê như thế nào?
- Còn về nhân chứng thì như thế nào?
- Ý 2?
* Đoạn 3:
- Kể những việc mà người Ê -Đê cho là có tội ?
-Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết ?
- Ýù 3?
- Qua bài tập đọc, em hiểu điều gì?
-Nêu nội dung? ( KT” trình bày 1 phút”)
c/Đọc diễn cảm :
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
3- Củng cố , dặn dò :
-Nêu nội dung? .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần .
-Chuẩn bị cho tiết sau :Hộp thư mật .
-2HS
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-3 đoạn : +Đoạn 1 : Về cách xử phạt .
+Đoạn 2 : Về tang chứng và nhân chứng 
+Đoạn 3:Về các tội .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp- kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ chú giải.
- HS luyện đọc .
-HS lắng nghe.
-Bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng .
-Chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song ); chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền 1 co ). người phạm tội là người bà con cũng xử như vậy .
* Về cách xử phạt của của người Ê-đê.
- Tang chứng phải chắc chắn, phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay
- Phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
* Về tang chứng và nhân chứng.
-Tội không hỏi cha mẹ ; Ăn cắp ; Giúp kẻ có tội ; Dẫn đường cho địch đến đánh làng mình .
-HS thảo luận cặp và nêu các luật .
*Về các tội.
-Xã hội nào cũng có pháp luật và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
-HS nêu.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp, lớp nhận xét cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn và đọc, lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-3HS thi
-1HS nêu.
-HS lắng nghe .
 * Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................
_____________________
Tiết 3
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
 I- Mục tiêu:
Hệ thống hóa, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
 II- Đồ dùng dạy học : GV : bảng phụ, hình sgk 
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
32’
2’
1’
A/ Oån định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu 2 quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
 C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tập chung
 2– HDHS luyện tập:
 * Bài 1: - Gọi 1HS đọc đề bài, tóm tắt.
-Gọi HS nêu lại cách tính :S1 mặt, Stp, V của HLP.
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
- GV quan sát,kiểm tra đối tượng HS yếu.
- Chữa bài.- GV đánh giá, xác nhận.
* Bài 2: -Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu lại cách tính: Smặt đáy, Sxq, V của HHCN
- GV treo bảng phụ. 
- Gọi 3HS lên làm, lớp tự làm và điền vào bảng 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 3: - Y/ c HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ (như SGK trang 123).
- Thảo luận nhóm đôi và tìm cách giải.
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét; Gv đánh giá, kết luận.
3- Củng cố :
- Nêu công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật 
4- Nhận xét – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài :Luyện tập chung.
- Hát 
 -2HS lên bảng nêu và viết công thức.
- HS nghe .
HS đọc, tóm tắt: a= 2, 5cm
 S1 mặt= ?, Stp= ?, V= ?
3HS nối tiếp nêu.
Diện tích 1mặt: 2,5x2,5= 6,25( cm2 )
Diện tích toàn phần: 6,25x6 = 37,5 ( cm2 )
Thể tích của HLP: 2,5x2,5x2,5 = 15,625 (cm3 
HS nhận xét.
-Viết số đo thích hợp vào ô trống.
-HS nối tiếp nêu.
- HS quan sát và làm bài.
a
11cm
0, 4m
b
10cm
0, 25m
h
6cm
0, 9m
Sm đáy
110cm2
0, 1m2
2
Sxq
252cm2
0,17m2
2
V
660cm3
0,09m3
3
-HS nhận xét.
-1HS đọc.HsS quan sát hình vẽ.
-2 HS cùng nhau thảo luận.
Thể tích khối gỗ ban đầu là:9x6x5=2709(cm3)
Thể tích phần gỗ bị cắt đi: 4x4x4= 64( cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại: 270-64=206(cm3)
 ĐS:204 cm3
HS nhận xét.
- 2 HS nêu
- HS nghe .
* Rút kinh nghiệm: 
_______________________
Tiết 4
Lịch sử
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng . Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người , vũ khí , lương thực  cho chiến trường , góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miềm Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta .
*GDBVMT: HS thấy được vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : _ Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn )
 _ Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu về bộ đội Trường Sơn , về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng , giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn; phiếu học tập.
 2 – HS : Sưu tầm các bài hát, bài thơ nói về Trường Sơn
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
27’
2’
1’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta “
 _ Tại sao Đảng & Chính phủ quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ?
 _ Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
III – Bài mới : 
1- Giới thiệu bài: Đường Trường Sơn
2- HDHS tìm hiểu bài:
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp
-Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ)
 - GV nhấn mạnh : đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường , bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến : Đông Trường Sơn , Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. 
- Đường Trường Sơn có vị trí như thế nào với 2 miền Nam- Bắc cảu nước ta?
- Mục đích ta mở đường Trường Sơn là gì ?
-Vì sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn? 
b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm:
-Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước như thế nào ?
-So sánh 2 bức tranh trong SGK nhận xét đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử?
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của ĐTS
- Ngày nay ĐTS có vai trò như thế nào?
( GDMT?
 c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
 _ Hãy kể một số gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trên đường Trường Sơn .( tranh 
 _ Yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe , thanh niên xung phong  mà các em đã sưu tầmđược.
 3– Củng cố : 
 _ Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn ?
4 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài “ Sấm xét đêm giao thừa “
- Hát 
-2 HS trả lời .
- HS nghe .
-HS chỉ trên bản đồ vị trí của đường Trường Sơn : Từ hữu ngạn sông Mã – Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ
-HS lắng nghe.
-Là đường nối liền 2 miền Bắc-Nam của nước ta.
- Đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến
-Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- Đó là con đường chiến lược, là mạch máu giao thông nố ... ệu bài : Luyện tập chung
 2- HDHS luyện tập : 
 * Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
-HDHS tìm hiểu đề bài.
-Gọi HS nhắc lại cách tính Sxq, Sđáy ,V của HHCN.
a)Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
b) tương tự: Gọi 1 HS lên bảng.
c/ 1 HS lên bảng . HS làm bài vào vở.
* Bài 2:
- Cho HS đọc đề bài, tóm tắt.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính S; V của HLP.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
* Bài 3:
Cho HS tự làm bài và giải thích kết quả.
Gọi vài HS trình bày bài giải.
GV đánh giá.
3- Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích các hình đã học.
4- Nhận xét – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Kiểm tra viết.
-1HS
-1HS
- HS nghe .
- HS đọc đề, tìm hiểu bài toán
-HS nhắc lại.
.
Đổi:1m =10 dm; 50 cm =5dm; 60 cm = 6dm.
 a) Chu vi đáy của bể cá là:
 (10 + 5) x 2= 30 (dm)
Diện tích xung quanh bể cá là: 
 30 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích một mặt đay ùcủabể cá là:
 10x5= 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích bể cá là:
 10 x 5 x 6 = 300 (dm2)
c) Thể tích nước trong bể là:
 300 x = 225 ( dm2) 
- HS tìm hiểu đề, tóm tắt.
- HS trả lời
a/ Diện tích xung quanh của hình lập phương là 
 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( cm2)
b/ Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
 1,5 x 1,5 x 6= 13,5 (cm2)
c/ Thể tích hình lập phương là :
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (cm2)
 a/ Diện tích toàn phần của :Hình N là: a x a x 6
Hình M là:
 (a x3) x (a x 3) x 6 =(a x a x 6)x (3x 3)
 = (a x a x6)x9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N .
b/ Thể tích của :Hình N là: a x a x a
Hình M là: (a x 3)x(a x3)x(a x3)= (a x a xa)x(3 x 3 x 3) = (a x a xa) x 27.
Vậy V của hình M gấp 27 lần V của hình N. 
-HS nối tiếp nêu. 
* Rút kinh nghiệm: 
____________________________
Tiết 3
Địa lý:
ÔN TẬP
 A- Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
	 - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu.
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu. 
	 - Biết so sánh ở mớc độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục .
	 - Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí) của 4 dãy núi. Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung (hoặc Bản đồ Tự nhiên Thế giới).
 B- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu (nếu có).
	 - Bản đồ Tự nhiên Thế giới .
 2 - HS : SGK.
 C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
26’
3’
1’
 I- Ổn định lớp : 
II - Kiểm tra bài cũ :Một số nước ở châu Âu
 + Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên bang Nga.
 + Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản 
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : Ôn tập
 2. Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cá nhân
 -Phát cho từng HS để điền vào lược đồ.
 + Tên châu Á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải
 + Tên một số dãy núi : Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
 -GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
b) HĐ2: Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng “
 -Bước1: 
 - GV chia lớp thành các nhóm (có thể chia nhóm theo tổ)
 - Phát cho mỗi nhóm 1 cái chuông hoặc 1 cái còi (hoặc 1 dụng cụ khác) dùng để báo nhóm đó đã có câu trả lời.
 -Bước 2: Tiến hành chơi :
 Khi GV đọc câu hỏi, ví dụ về diện tích có 2 ý : 
 + Ý 1 : Rộng 10 triệu km2 .
 + Ý 2 : Rộng 44 triệu km2 , lớn nhất trong các châu lục.
 Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Ví dụ, ý 1 là diện tích của châu Âu, ý 2 là diện tích của châu Á. Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc nhóm rung chuông thứ hai,
 Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK.
 - Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc .
3- Củng cố :
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính cảu bài.
4 - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau : “ Châu Phi “
- Hát 
-2HS trả lời
-HS nghe.
- HS điền vào lược đồ tên các châu và tên một số dãy núi.
-HS trình bày.
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS theo dõi.
- HS tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu lại nội dung chính của bài.
-HS nghe .
*Rút kinh nghiệm:
_______________________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 24
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận rakhuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 25
 II/Chuẩn bị:
 -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 -GV lên kế hoạch tuần 25
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:Giờ giấc, sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới), im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : Vệ sinh trường lớp, thể dục 
- Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng..
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công viêc trong tuần 25
 - Nhắc HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
Không ăn sáng ở lớp , trường . không vẽ bậy
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
Nhắc bạn giỏi kèm bạn yếu học tập.
Tập luyện kĩ năng chuyên môn Đội để chuẩn bị dự thi cấp trường.
C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
Cả lớp hát
-3 tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
-HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
-HS bình bầu
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 
Tiết 4
Đạo đức
 Bài : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Củng cố kiến thức về đất nước Việt Nam.
- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị :-GV: bảng phụ
 -HS: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, sự kiện lịch sử.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
3’
1’
29’
1’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
-Việt Nam là đất nước như thế nào?
- Làm BT2-SGK
C/ bài mới:
1-Giới thiệu bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam
2- HDHS thực hành:
a) HĐ1: Làm bài tập 1,SGK .
*Mục tiêu :Củng cố các kiến thức về đất nước VN .
*Cách tiến hành :-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS :Giới thiệu một sự kiện ,một bài hát ,bài thơ ,tranh ,ảnh ,nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một dịa danh của VN đã nêu trong bài tập 1.
-Cho đại diện nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh .
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến
-GV tổng kết.
b) HĐ 2: Đóng vai (bài tập 3 ,SGK) 
*Mục tiêu :HS biết thể hiện tình yêu quê hương ,đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch .
*Cách tiến hành :-GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với du khách (các HS khác trong lớp đóng )về một trong các chủ đề :văn hoá ,kinh tế ,lịch sử ,danh lam thắng cảnh ,con người VN,trẻ em VN,thực hiện Quyền trẻ em ở VN ,.
-Đại diện nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổsung ý kiến.
-GV nhận xét ,khen các nhóm giới thiệu tốt 
c) HĐ 3: Triển lãm nhỏ (Bài tập 4,SGK )
*Mục tiêu :HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương ,đất nước của mình qua tranh vẽ .
*Cách tiến hành : 
-GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm .
-HS cả lớp xem tranh và trao đổi .
-GV nhận xét về tranh vẽ của HS .
-HS hát ,đọc thơ ,về chủ đề EM yêu Tổ quốc VN .
d)HĐ nối tiếp :Xem trước bài Em yêu hoà bình .Về xem trước bài tập số 1,2 ,3 trang 39 SGK
-1HS
-1HS
-HS lắng nghe.
-Từng nhóm thảo luận và trìng bày:
+Ngày 2 / 9/1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ,khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà .Từ đó ,ngày 2/ 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta .
+Ngày 7 / 5 /1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ .
+Ngày 30 / 04/ 1975 là ngày giải phóng miền Nam .Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập , nguỵ quyền SG tuyên bố đầu hàng .
+Sông Bạch Dằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chién thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
+Bến Nhà Rồng nằm trên sông SG ,nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước .
+Cây đa Tân Trào : Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/8/1945.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đóng vai theo nhóm.
-Một số nhóm lên đóng vai.
-Các nhóm khác nhận xét.
-HS vỗ tay .
- HS trưng bày tranh vẽ.
- Cả lớp xem tranh, trao đổi .
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân .
 * Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc