Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trước những bức tranh làng hồ.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sỹ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sản của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, Giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng hồ (nếu có).
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đông Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc
TUẦN 27 Thứ hai, ngày 24 tháng 03 năm 2008 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ----------------------------------------------- Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ I. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trước những bức tranh làng hồ. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sỹ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sản của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, Giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng hồ (nếu có). III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đông Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Luyện đọc: - Một hoặc hai hs khá, giỏi (tiếp nối nhau )đọc bài văn. Hs xem tranh làng hồ trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 -3 lượt) có thể chia làm ba đoạn (mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn ). Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả, VD: Tranh thuần phác; khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điếp trắng nhấp nhánh....; (làng hồ, tranh tố nữ, nghệ sỹ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp. - Từng cặp HS luyện đọc - Một, hai HS đọc lại cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Gợi ý trả lời các câu hỏi: - Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuọc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. (Tranh vẽ lợn, Gà, Chuột, Ếch, Cây dừa, Tranh tôt nữ.) - Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? (Kỷ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột võ sò trộn với hồ nếp, "Nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn".) - Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá cảu tác giã đối với tranh làng Hồ. - vì sao tác giả biết ơn những nghệ sỹ dân gian làng Hồ? (vì những nghệ sỹ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.) * GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và yêu thương quê hương, những nghệ sỹ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kỷ thuật làm tranh lang Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - Những người nghệ sỹ tạo hình của nhân dân. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Ba hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV. - GV chọn một đoạn văn tiêu biểu (có thể chọn đoạn 1), hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm sau khi giúp các em tìm giọng đọc diễn cảm đoạn văn, cách nhấn giọng, ngắt giọng. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Gv họi Hs đọc đề bài, nêu công thức vận tốc. Cho cả lớp làm bài vào vở. GV gọi HS đọc bài giải. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5= 1050 (m/phút) Đáp số: 1050m/phút. Chú ý: GV nên hỏi thêm: Có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không? GV hướng dẫn HS có thể làm theo hai cách: Cách 1: Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/giây. Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/giay là: 1050 : 60 = 17,5 (m/giây) Cách 2: 5 phút = 300 giây Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 300 = 7,5 (m/giây) Bài 2: Gv gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc. Cho HS tự làm vào vở. Hướng dẫn HS nêu cách viết vào vở: Với s = 130 km, t = 4 giờ thì v= 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ) Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả (để nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp) Bài 3: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, chỉ ra quảng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 - 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ hay Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/h) hay 20: = 40 (km/h) Bài 3: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài Thời gian đi của canô là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 (km/h) Chú ý: Giáo viên có thể cho học sinh đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút và vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/phút) 0,4km/phút = 24 km/h (vì 60 phút = 1 giờ) Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Về nhà làm bài tập ở vở BT và chuẩn bị trước bài sau. ----------------------------------------------- Chính tả: CỬA SÔNG I. Mục tiêu: 1. Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cữa sông. 2. Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành để củng cố khắc sâu quy tắc. II. Đồ dùng dạy học: + GV: ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ. + HS: SGK, vở. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên đại lý nước ngoài và viết 2 tên người, tên đại lý nước ngoài (Có thể viết tên riêng trong BT ở tiết chính chính tả trước). VD: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Công xã Pa-ri, Chi-ca-gô. B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết - Một HS đọc yêu cầu bài. - Một HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cữa sông. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét. - Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ cuổitong SGK để ghi nhớ. GV nhắc các em chú ý cách trìnhbày các khổ thơ 6 chữ, những chữ cần viết hoa, các dấu câu (dấu chấm, dấu ba chấm), những chữ dễ viết sai chính tả (nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá...). - HS gấp SGK, ngớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. - GV chấm chữa 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đỗi vỡ sáot lỗi cho nhau. GV nêu nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT2, gạch dưới trong VBT các tên riêng tìm đựơc; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài. ----------------------------------------------------------------------------------------------- Buổi chiều: LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Mở rộng hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn và những nét tính cách truyền thống của dân tộc. - Giáo dục truyền thống của dân tộc qua cách tìm hiểu nghĩa của từ. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập. Bài 1: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A: A B (1) Truyền thống a) Phổ biến rộng rải. (2) Truyền tụng b) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (3) Truyền bá c) Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi. - HS làm việc cá nhân - Gọi 1 HS lên bảng nối - Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. ( Có thể nối như sau: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a ) Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng. a) kiến thức cho học sinh. b) Nhân dân công đức của các bậc anh hùng. c) Vua cho con. d) Kế tục và phát huy những tốt đẹp. e) Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng g) Bài thơ có sức mạnh mẽ. - Gọi 1 HS đọc lại đề, nêu yêu cầu của bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời miệng. - Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, chốt ý đúng. (Thứ tự các từ cần điền: Truyền thụ, truyền tụng, truyền ngôi, truyền thống, truyền khẩu, truyền cảm.) Bài 3: Ghép các từ ngữ sau với từ truyền thống để tạo thành những cụm từ có nghĩa: đoàn kết, chống ngoại xâm, yêu nước, nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, của nhà trường, hiếu học, phát huy, nghề sơn mài. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng. ( - Những từ đứng trước từ truyền thống: nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, phát huy, nghề sơn mài.) 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết sử dụng biện pháp thay thế tứ ngữ để liên kết câu. - Có ý thức sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu trong văn bản. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập. Bài 1: Đọc đoạn trích sau: Khi trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy Đác-uyn còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thảm đáp: “ Bác học không có nghĩa là ngưng học”. Khi đã cao tuổi, Đác-uyn còn học thêm tiếng Đức. Con của Đác-uyn ngỏ ý muốn giúp Đác-uyn dịch các tài liệu tiếng Đức, Đác-uyn gạt đi. Cuối cùng, Đác-uyn đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác. Theo Hà Vị a) Tìm các từ trùng lặp không hợp lí trong đoạn trích trên. b) Có thể dùng những từ ngữ nào để thay thế? Chép lại đoạn trích, sau khi đã thay thế các từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa. Gọi 1HS đọc đoạn trích - Nêu yêu cầu của bài tập -Gv giúp HS nắm yêu cầu BT HS thảo luận nhóm đôi - HS trả lời miệng - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét chốt ý đúng ( Câu a: từ Đác-uyn, câu b: từ cha, ông, nhà bác học Bài 2: a)Tìm những từ ngữ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích dưới đây: Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung, Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Cơn tức giận của tên cướp biển thật dữ đội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết Trông bác sĩlúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau ... ặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dung từ từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ. ----------------------------------------------- Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy ) ----------------------------------------------- Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy ) Thứ sáu, ngày 28 tháng 03 năm 2008 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy ) ----------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách tính thời gian của chuyển động - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra vở BT của HS 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động Cho học sinh rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian. Bài 1: - Giáo viên cho học sinh tính, điền vào ô trống, gọi học sinh kiểm tra kết quả của bạn Bài 2: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tính: 72 giờ : 96 = (giờ) giờ = 45 phút Bài 4: - Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể đổi: 420 pm/phút = 0,42 km/phút hoặc 10,5 km = 10500m 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường . - Về nhà làm bài tập ở vở BT . - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- Tập làm văn: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: HS viết được một bài tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, dạt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc. II. Đồ dùng dạy- học: Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề văn. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả cây cối, viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận cảu cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một đoạn văn tả cây cối hoàn chỉnh theo 1 trong 5 đề đã cho. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài - Hai HS tiếp nối nhau đọc Đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối: HS1 đọc 5 đề bài, HS2 đọc gợi ý. - Cả lớp đọc thầm lại các đề văn. - GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài (chọn đề, quan sát cây, trái theo đề đã chọn) như thế nào. Hoạt động 3: HS làm bài Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dăn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong SGK Tiễng Việt 5, tập hai (từ tuần 19 - 27), để kiểm tra lấy điểm trong tuần học tới. ----------------------------------------------- Khoa học: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. Mục tiêu: HS biết: - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ từ bộ phận của cây mẹ. - Thưc hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 110, 111 SGK - Chuẩn bị theo nhóm: + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi. + Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không co vườn trường chậu để trồng cây). III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Điều kiệm để hạt nẩy mầm là gì? - Kiển tra sự chuẩn bị của hoc sinh 2.Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát * Mục tiêu: - Quan sát, tìm vị trí chồỉ ở một số cây khác nhau - Kể tên một số cây được móc ra từ bộ phận của cây mẹ * Cách tiến hành: - HS làm việc nhóm 4. - Quan sát hình vẽ SGK và vâth thaatj của nhóm: ? Tìm chồi của ngọn mía, củ khoai tây, lá bổng, cũ gừng, hành tỏi. ? Chỉ vào hình 1 SKG/110 nói về cách trồng mía - HS đại diện trình bày kết quả - HS nhóm klhác bổ sung. - HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bọ phận của cây me. Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt và mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Hs thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ Cách tiến hành: HS tập trồng cây theo nhóm vào thùng hoặc chậu đã chuẩn bị sẵn. 3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học Thực hành trồng cây ở nhà. Thứ bảy, ngày 29 tháng 03 năm 2008 Địa lý: CHÂU MĨ I. Mục tiêu: HS biết: - Có một số biểu tượng về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ). - Nắm một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của châu Mĩ. - Xác định trên quả địa cầu hoăc trên bản đồứ thế giới vị trí, giới hạn của châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đố (lược đồ). II. Đồ dùng dạy học: - Quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới. - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ (nếu có). - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ? + Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ? 2.Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài a.Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ *Hoạt dộng 1 (làm việc theo nhóm nhỏ) Bước 1: - GV chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. - GV hỏi: Quan sát quả Địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. b.Đặc điểm tự nhiên *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: - Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lơn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS khác bổ sung. - HS chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi,đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin. *Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) - GV hỏi: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? (HS khá, giỏi), + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn. GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 3.Củng cố - Dặn dò: - Đọc ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Lịch sử: LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA-RI I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngỳa 27-1-1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri. - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri. II. Đồ dùng dạy học: Ảnh tư liệu về lễ ký Hiệp định Pa-ri. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi: + Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52. + Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Ghi đề b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài *Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) - GV trình bày tình hình dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri. - Nêu các nhiệm vụ học tập: + Tại sao Mĩ phải ký Hiệp định Pa-ri? + Lễ ký Hiệp định diễn ra như thế nào? + Nội dung chính của Hiệp định. + Việc ký kết có ý nghĩa gì? *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) - GV cho HS thảo luận về lý do buộc mỹ phải ký Hiệp định. + Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu? + Tại sao vào thời điểm sai năm 1972, Mỹ phài ký Hiệp Định Pa-ri? - GV cho HS thuật lại lễ ký kết Hiệp định Pa-ri, nêu hai nhiệm vụ: + Thuật lại diễn biến ký kết. + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri. *Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp) - GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. - HS đọc SGK, thảo luận, đi đén các ý: + Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam. + Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. *Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bắc Hồ: "Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào." Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã "đánh cho Mĩ cút", để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại "đánh cho nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước. 3. Củng cố, dặn dò - Cả lớp đọc thầm phần bài học – 2 HS đọc to - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------- SINH HOẠT ĐỘI I. Mục tiêu: - Các đội viên thấy được ưu, khuyết điểm của chi đội và của bản thân để có hướng khắc phục tốt hơn. - Nắm được phương hướng tuần tới. II. Lên lớp: Ổn định tổ chức: Hát Tiến hành sinh hoạt: 1. Chi đội trưởng điều hành các phân đội trưởng nhận xét tình hình của phân đội trong tuần qua. - Các đội viên phê và tự phê. 2. Chi đội trưởng đánh giá tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua. 3. Anh phụ nhận xét chung: Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp. - Học và làm bài tập đầy đủ. - Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định. - Lao động sôi nỗi tích cực. Nhược điểm: Một số bạn còn nói chuyện riêng ( Kim Chi, Bính, Hợp, ...) Tuyên dương: Mầu, Thảo, Tý, Yến, Dũng. Phê bình: Quỳnh Chi, Bính, Hữu, Hợp, Kim Chi. 4. Kế hoạch tuần tới: - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3. - Tham gia tốt Hội thi “Đố vui để học” - Duy trì tốt ưu diểm, khắc phục nhược diểm. - Tiếp tục duy trì phong trào VSCĐ. - Ôn tập tốt chuẩn bị thi GKII. - Thực hiện kế hoạch liên đội đề ra. 5. Anh phụ trách nhận xét tiết sinh hoạt: Thực hiện tốt kế hoạch. ....................................................... .......................................................
Tài liệu đính kèm: