Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Tiết 1

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 27

- Tập các động tác nghi thức

 II/Chuẩn bị:

- Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai , ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 27
- Tập các động tác nghi thức
 II/Chuẩn bị:
Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự )
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Sinh hoạt tập thể:
- Cho HS tập các động tác nghi thức
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
- Lớp tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
HS lắng nghe
__________________________
Tiết 2
Tập đọc:
TRANH LÀNG HỒ
 I.Mục tiêu :
 -Kĩ năng :-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tưoi , rành mạch , thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ .
 -Kiến thức :Hiểu nội dung bài : Ca ngội những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng , giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc 
-Thái độ :Giáo dục HS quý trọng văn hoá dân tộc .	
 II.Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh minh hoạ bài học, bảng phụ
III.Kĩ thuật dạy học: KT” trình bày 1 phút”
VI. Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
12’
9’
3’
A/ Ổn định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra 2 HS đọc bài: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân , trả lời câu hỏi.
C/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Tranh làng Hồ
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :-Gọi 1 HS đọc bài
-Nêu cách chia đoạn ?
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp toàn bài.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 :
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam ?
-Ý 1?
*Đoạn 2,3 : 
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2,3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ ?
( tranh )
-Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian lang Hồ ?
-Kể 1 số nghề truyền thống và địa phương làm nghề đó?
-Ý 2?
- Nêu nội dung? ( KT” trình bày 1 phut”)
c/ Đọc diễn cảm :
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
3- Củng cố , dặn dò :
-Nêu nội dung?
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau :Đất nước.
-2HS
 -HS lắng nghe .
- 1HS
-3 đoạn :Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
-HS đọc thành tiếng nối tiếp 3lượt- kết hợp luyện đọc từ khó, câu dài, giải nghĩa từ chú giải 
-HS luyện đọc theo cặp- đại diện 3 HS đọc bài.
- HS lắng nghe .
-Tranh vẽ lợn , gà , chuột , ếch , cây dừa , tranh tố nữ . .
-Ý 1:Giới thiệu tranh làng Hồ .
-Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than , lá tre mùa thu . của rơm nếp , cói chiéu Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp .
+Tranh lợn ráy :có khoáy âm dương rất có duyên .
+Tranh đàn gà con : tưng bừng như ca múa bên gà mài mẹ .
+ Kĩ thuật tranh : đạt tới sự trang trí tinh tế .
+ Màu trắng điệp : là sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ .
-Đã vẽ những bức tranh rất đẹp , sinh động , lành mạnh , hóm hỉnh và vui tươi / Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “ càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui/ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
-HS nối tiếp nhau kể.
-Ý2:Kĩ thuật tạo màu , tình yêu của nghệ sĩ dân gian với tranh làng Hồ .
-HS nêu.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp, lớp nhận xét cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn và đọc, lớp nhận xét cách đọc.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-3HS thi
-1HS
 * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................
_______________________
Tiết 3
Toán 
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Củng cố về khái niệm vận tốc. 
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ ghi BT2
 2 - HS : Vở làm bài.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
30’
3’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu quy tắc và cơng thức tính vận tốc?
 -1HS : tính v=? biết: s=144km; t=36giờ
C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tập
 2- HDHS luyện tập : 
 *Bài 1: -Gọi HS đọc đề bài.
- HDHS tìm hiểu đề và tóm tắt:s = 5250 m
 t = 5 phút
 v=? 
-Nêu cách tính vận tốc?
- Gọi 1HS lên bảng bài làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét, GV đánh giá, chữa bài.
 *Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu bài, giải thích mẫu.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- Gọi HS nhận xét, GV đánh giá, kết luận.
* Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài
- HDHS tìm hiểu và tóm tắt đề bài
- Nêu cách tính vận tốc của ôtô?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp làm bài và trình bày
*Bài 4: Tiến hành các bước tương tự BT3
3- Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc.
4- Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Quãng đường
- Hát 
-1HS nêu miệng. 
-1HS lên làm
- HS nghe .
- HS đọc.
-HS nêu.
 Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 ( m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
Nhận xét, chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS lam:
Tính được đáp số:
49 km/ giờ 
35 m/ giây
78 m/ phút 
Nhận xét, chữa bài.
-1 HS
- Trước tiên tìm quãng đường đi bằng ôtô, sau đó tìm vận tốc
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
 25 – 5 = 20 ( km )
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ hay ½ giờ
Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 =40 ( km/giờ )
 ĐS: 40 km/giờ
Thời gian của ca nô là: 
7giờ 45phút – 6giờ 30phút = 1giờ 15phút
 = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 ( km/giờ )
 ĐS: 24km/giờ.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm: 
_____________________
Tiết 4
Lịch sử
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam , Bắc , ngày 27-1-1973 , Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri .
 - Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri .
B– Đồ dùng dạy học :Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri; phiếu HT
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
26’
2’
1’
I - Ổn định lớp : 
II-Kiểmtra bài cũ :Chiến thắng ĐBP trên không 
 -Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ?
-Nêu ý nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ?
III – Bài mới : 
1- Giới thiệu bài: Lễ kí hiệp định Pa-ri
2- Hoạt động : 
 a) Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri : Làm việc theo nhóm đôi
- Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngàynào?
 - Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
-Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào ?( Tranh)
b) Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri:Thảo luận nhóm
 -Nội dung chính của Hiệp định?
- Nội dung Hiệp định Pa-ri cho thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử Hiệp định Pa-ri?
 - GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ : “ Vì độc lập, vì tự do
 Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
3- Củng cố : - Nêu câu hỏi rút bài học.
- Tro chơi: chuyền thư
4- Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : “ Tiến vào Dinh Độc Lập “
- Hát 
- 2HS trả lời.
- HS nghe .
*HS thảo luận cặp và trình bày:
-Kí tại thủ đô Pa-ri, thủ đô nước Pháp; vào ngày 27-1-1973
-Sau 18 năm gây chiến tranh xâm lược, Mĩ liên tiếp thất bại ngày càng nặng nề ở cả 2 miền Nam-Bắc Việt Nam. Cuộc tấn công bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng là sự cố gắng cuối cùng trong sự leo thang chiến tranh của Mĩ.
- HS thuật lại diễn biến lễ kí kết.
*Các nhóm thảo luận và trình bày:
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Phải toàn bộ quân Mĩ và đồng minh ra khỏi Việt Nam. Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở Việt nam .
 -Thừa nhận sự thất bại của chúng trong chiến tranh ở Việt Nam, công nhận hoà bình và độc lập dân tộc, toàn vein lãnh thổ của Việt Nam.
- Là kết quả sau gần 18 năm chiến đấu gian khổ, hi sinh của dân tộc Việt Nam. Là một văn bản chấp nhận thất bại của Mĩ , từ đây Mĩ phải “ cút” để tiến tới ta “ Đánh cho nguỵ nhào” như lời Bác Hồ đã dạy.
-HS nghe.
- HS trả lời.
- HS chơi.
* Rút kinh nghiệm :
________________________
Thứ ba , ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1
Chính tả 
 Nhớ - viết :	 CỬA SÔNG 
( Từ Nơi biển tìm về với đất đến hết )
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA
I / Mục đích yêu cầu :
-Nhớ – viết đúng , trình bày đúng chính tả 4 khổ thơ cuối bài : Cửa sông .
-Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý ... ng tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ .
+ Ở phía đông có dãy núi A-pa-lat . Có các cao nguyên như là cao nguyên Bra-xin, cao nguyên Guy-an.
+ Sông A-ma-dôn và sông Pa-ra-na 
+ HS lên chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
-Địa hình châu Mĩ thay đổi từ Tây sang Đông : Dọc bờ biển phía Tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc –đi –e và An- Đét ; ở giữa là những đồng bằng lớn : Đồng bằng Trung tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng a-ma-dôn ở Nam Mĩ ; phía đông là các núi thấp và cao nguyên : A-pa-lát và Bra-xin.
- Khí hậu hàn đới, khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới .
- Vì châu Mĩ nằm trải dài trên cảc hai bán cầu Bắc và Nam 
- Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất .
- HS giới thiệu .
-Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiết đới lớn nhất thế giới. 
-HS trả lời.
-HS nghe .
*Rút kinh nghiệm:
___________________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 27
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu 
vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận rakhuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 28
 II/ Chuẩn bị:
 -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 -GV lên kế hoạch tuần 28
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/ Ổn định : 
B/ Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:
 Giờ giấc (đi học muộn , xếp hàng , ra vào lớp ...) 
 Sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới . )
 Im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : 
 Vệ sinh trường lớp 
 Thể dục ( Khẩn trương tập hợp hay không ,tập đúng động tác hay không ...)
 Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng ... )
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công việâ\c trong tuần 28
Không ăn sáng ở lớp , trường . không vẽ bậy
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
Nhắc bạn giỏi kèm bạn yếu học tập.
Nhắc nhở thêm một số nề nếp của lớp.
 - Phân công chuẩn bị hội trai 26-3
C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
-Cả lớp hát
-3 tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 
Tiết 1
Đạo đức
 Bài : EM YÊU HOÀ BÌNH ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Củng cố bài.
 II/ Đồ dùng dạy học:
GV và HS: Tranh ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
HS vẽ tranh theo chủ đề.
 III/ Các hoạt động chủ yếu:
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
1’
31’
2’
A/ Ổn định tổ chức:
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Em yêu hoà bình( tt )
2- HDHS thực hành:
a) HĐ 1:Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm ( Bài tập 4 SGK )
* Mục tiêu : HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới .
* Cách tiến hành :
-GV cho HS giới thiệu trước lớp các tranh , ảnh , bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh mà HS đã sưu tầm được .
-GV nhận xét , giới thiệu thêm một số tranh , ảnh .
-Kết luận
b) HĐ 2:Vẽ cây hoà bình 
* Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức cho HS về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành :
-GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy khổ to .
+Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh , là các việc làm , các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày .
+Hoa , quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung . 
-GV cho đại diện từng nhóm giới thiệu tranh , các nhóm khác nhận xét .
-GV khen các tranh vẽ đẹp ,
- Kết luận :
c) HĐ 3:Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình .
* Mục tiêu : Củng cố bài . 
* Cách tiến hành :
-Cho HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ chủ đề Em yêu hoà bình.
-GV cho HS trình bày các bài thơ , bài hát  về chủ đề Em yêu hoà bình.
-GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng .
3- HĐ nối tiếp :
Về nhà xem thông tin tham khảo ở phần phụ lục ( trang 71) để học bài mới . 
-HS giới thiệu trước lớp
-HS quan sát
+Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh .
+Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh do nhà trường , địa phương tổ chức
-Các nhóm vẽ tranh .
-Đại diện nhóm giới thiệu tranh , nhóm khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho trẻ em và mọi người .Song để có được hoà bình , mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày ; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh.
-HS làm việc các nhân .
- HS trình bày các bài thơ , bài haut
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm :
__________________________
Tiết 2
Mĩ thuật:
 VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu: - Học sinh biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. 
 - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung môi trường.
- Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1-Giáo viên:-Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số tranh, ảnh đẹp về môi trường.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Tranh, ảnh về môi trường của các hoạ sĩ.
2.Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
3’
1’
29’
1’
A/ Ổn định lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong.
C/ Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài
2- HDHS thực hành:
a) Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài môi trường và gợi ý cho học sinh nhận thấy.
+Tranh này có những hình ảnh gì?
+ Môi trường sống xung quanh ta có những hình ảnh nào?
+ Để cho môi trường xung quanh được trong lành chúng ta phải làm gì?
+ Để bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của ai?
+ Để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta phải làm gì?
+ Em hãy kể một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường xung quanh?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường như gom sác làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, không săn bắn động vật quý hiếm,...
b) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh trên bảng.
- Tìm, chọn nội dung phù hợp với khả năng.
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung trong một hoạt đông cụ thể nào đó như đang làm vệ sinh, chống bão lụt hay đang trồng cây,...
- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính.
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
 màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung của tranh môi trường.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
 một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm
c) Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
d) Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
+Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu?
+ Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa?
+ Trong tranh này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp
3-Dặn dò: 
- Quan sát các hoạt động xung quanh để bảo vệ môi trường.
- Quan sát đồ vật như lọ, hoa, quả để chuẩn bị cho bài học sau.
-HS nghe.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Hình ảnh cây cối, nhà cửa.
- Như đồi, núi, sông nước và những con đường, những cánh đồng.
- Bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch và đẹp.
- Nhiệm vụ của tất cả mọi người.
- Không xả rác, phải trồng cây,...
- Trồng cây, quét rác,...
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
- Học sinh tìm hình.
- Tìm hình cân đối.
- Học sinh tìm màu.
- Hoc sinh quan sát. 
- Học sinh quan sát tranh về môi trường, chọn nội dung vẽ bài.
-HS vẽ
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
* Rút kinh nghiệm:
______________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc