Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh

Tiết 1

CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

 I/ Mục tiêu:

 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức .

 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được .

 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 28.

 II/ Chuẩn bị:

 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 28 - Trường Tiểu học số 2 Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận ra khuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được .
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 28.
 II/ Chuẩn bị:
 - Lớp trưởng chuẩn bị sổ ghi chép để ghi các công việc phổ biến trong lễ chào cờ.
III/ Lên lớp:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
20’
1’
14’
A/ Chào cờ:
B/ Ổn định : Cho lớp hát tập thể .
B/Tiến hành sinh hoạt :
1/ Lớp trưởng nhận xét chung quá trình lớp tham gia dự tiết chào cờ .
+ Xếp hàng tập trung ( nhanh khẩn trương hay còn chậm)
+ Sự chăm chú lắng nghe ( có bạn nào còn ồn , mất trật tự )
+ Ăn mặc đồng phục
2/ Sinh hoạt tập thể:
- Cho HS chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
3/ Tổng kết:
Cả lớp hát
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
- Lớp tập chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
HS lắng nghe
______________________
Tiết 2
Tập đọc: 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 1
	I.Mục tiêu:
	- Kĩ năng :Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL , kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc) .
	- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài đã học từ học kì II của lớp 5 .
	-Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( đơn , ghép ) tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo trong bảng tổng kết .
	-Thái độ: Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
	II.Đồ dùng dạy học :
	-Phiếu viết tên từng bài tập đọc .
	-Bút dạ + giấy khổ to kẻ bảng tổng kết BT 2 + băng dính .
	III.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1’
20’
15’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Oân tập ( t1 )
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( khoảng 1/5 số HS trong lớp ):GV phân phối thời gian hợp lí để HS đều có điểm .
-Từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm được xem bài 2 phút ) 
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc . Cho điểm cho HS 
3-Bài tập 2:
- Gọi1 HS đọc yêu cầu BT?
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy viết bảng tổng kết, yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu .
4- Củng cố , dặn dò:
- Thế nào là câu đơn, thế nào là câu ghép?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc .
-HS lắng nghe .
-HS đọc trong SGK (hoặc thuộc lòng) theo phiếu. 
-1HS đọc yêu cầu của bài .
-HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn 
- HS làm bài cá nhân, viết vào vở .
-HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh hoạ, nhận xét
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe .
* Rút kinh nghiệm: 
_______________________________
Tiết 3
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu :
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian. 
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
30’
3’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3HS nêu công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
C/ Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tậpchung
 2- Hoạt động : 
* Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài.
- HDHS tìm hiểu đề bài
-Muốn biết mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km trước tiên ta làm gì?
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp làm và trình bày
( 2 cách )
- Gọi HS nhận xét, GV đánh giá, chữa bài.
* Bài 2: - Tiến hành các bước tương tự BT1
( HS làm bài cá nhân )
* Bài 3: - Tiến hành các bước tương tự BT2
( GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc )
* Bài 4: - Gọi 1 HS đọc lại đề bài
-HDHS tìm hiểu đề bài và tóm tắt
-Nhắc lại cách tính quãng đường?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trình bày
3- Củng cố :
- Gọi HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
4- Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
- Hát 
-3HS nêu miệng. 
- HS nghe .
HS đọc.
Trước tiên ta tìm vận tốc của ô tô, của xe máy.
-1 HS
HS làm bài
Bài giải:
Đổi 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của ô tô là: 135 : 3 = 45 (km/giờ)
Mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy số ki- lô- mét là: 45 – 30 = 15 (km).
 Đáp số: 15 km.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài giải:
1250 m =1,25 km ; 2phút = 1/30 giờ
Vận tốc của xe máy là:
 1,25 x 1/30= 37,5(km/giờ)
 Đáp số: 37,5 km/giờ
Bài giải
Đổi đơn vị : 15,75km = 15750m
1giờ 45phút = 105 phút.
Vận tốc của xe ngựa là:
15750 : 105 = 150 ( m/phút )
 ĐS: 150 m/ phút
-1 HS
- HS trả lời
-1 HS
72km/giờ = 72000m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400m là :
 2400 : 72000 = (giờ)
(giờ) = 60phút x = 2phút
 ĐS: 2 phút
- 3HS nêu.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm: 
_________________________
Tiết 4
Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. 
 - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của đân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
B– Đồ dùng dạy học :
- Âûnh tư liệu về đại thắng mùa Xuân 1975, phiếu HT; phiếu HT
 -Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975. 
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’3’
1’
27’
2’
1’
A/ Ổn định lớp : 
B/ Kiểm tra bài cũ : “ Lễ kí Hiệp định Pa- ri”
-Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra bao giờ ở đâu 
- Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của nó ?
C/ Bài mới : 
1- Giới thiệu bài: Tiến vào Dinh Độc Lập
2- HDHS tìm hiểu bài:
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp .
- Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa-ri?
b) HĐ 2 : Làm theo nhóm
- Quân ta tiến công vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
-Tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh độc Lập.
- Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
c) HĐ 3: Làm việc cả lớp
-Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
- Tai sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
- Thời khắc đánh dấu miền Nam được hoàn toàn giải phóng là lúc nào?
d) HĐ 4: Làm việc theo cặp 
 _ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
_ Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975. 
3 – Củng cố : 
- Nêu câu hỏi rút bài học
4– Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài : “ Hoàn thành thống nhất đất nước”
- Hát 
- 2HS trả lời.
- HS nghe .
-Sau hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước nên hoang mang, lo sơ và yếu thế, khi đó lực lượng của ta càng lớn mạnh.ï
-Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi hướng phía Đông và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn cắm cờ trên Dinh.
- HS dựa vào SGK, quan sát tranh tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh độc Lập. 
- HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. 
-Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công.
-Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quận đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.
-Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
- Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
- Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
- Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975. 
-HS rút bài học
- HS lắng nghe .
* Rút kinh nghiệm :
________________________
Thứ ba , ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Chính tả
ÔN TẬP TIẾT 5
	I.Mục tiêu :
	-Kiến thức :Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè .
	- Kĩ năng : Viết được một đoạn văn ngắn ( 5 câu ) tả ngoại hình của một cụ già mà em biết .
	-Thái độ:Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt .
	II.Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
	III.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1’
19’
16’
3’
A/ Oån định tổ chức:
B/ HDHS ôn tập:
1.Giới thiệu bài : Oân tập ( t5 )
2.Nghe - viết :
-GV đọc bài chính tả " Bà cụ bán hàng nước chè " 
- Nêu nội dung?
- Nhận xét các hiện tượng chính tả trong bài 
- Nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết- Cho HS viết.
-GV đọc bài .
-Chấm chữa bài .
3.Luyện tập :
* Bài 2 : - Nêu yêu cầu?
-Gv Hướng dẫn HS làm BT.
-Đoạn văn mà các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè ?
-Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình ?
-Tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ?
-GV nhắc Hs : 
+ Miêu tả ngoại hình không nhất thiết phải đầy đủ các chi tiết mà chỉ cần tiêu biểu .
+ Trong bài miêu tả có thể có 2,3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật .
+ Nên viết môït đoạn văn ngắn tả một vài đặc điểm của nhân vật 
-GV nhận xét bài làm, chấm điểm một số đoạn viết hay .
4.Củng cố ... Âu , châu Phi, đã đến châu Mĩ sinh sống .
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông .
- HS nghe.
-Châu Mĩ đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
-Các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Tình hình chung của nền kinh tế : Bắc Mĩ phát triển và Trung và Nam Mĩ đang phát triển.
+ Bắc Mĩ : Lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho, 
 Trung và Nam Mĩ : chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu,..
+ Bắc Mĩ : điện tử, hàng không vũ trụ .
 Trung và Nam Mĩ : chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu .
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ởchâu Mĩ (nếu có)
-Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại ; còn Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
- Một số HS lên bảng chỉ vị trí của Hoa Kì vàThủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới.
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
-HS trả lời, rút ra bài học.
-HS nghe
*Rút kinh nghiệm:
_________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 28
I/ Mục tiêu:
 -Rèn ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần phê và tự phê . HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức . 
 - Biết nhận rakhuyết điểm để khắc khục ,sữa chữa ; biết phát huy những ưu điểm mà mình đã đạt được 
 - Nắm được một số hoạt động trong tuần 29
 II/ Chuẩn bị:
 -Các tổ trưởng tổng kết sổ theo dõi .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 -GV lên kế hoạch tuần 29
 III/ Lên lớp
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
14’ 
A/ Ổn định :
B/ Tiến hành sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi hoạt động của tổ mình về các mặt : Học tập , nề nếp ,tác phong , nội quy ,quy định của trường , lớp .
2/ Lớp trưởng nhận xét chung về các hoạt động trên 
 - Học tập:
 Giờ giấc (đi học muộn , xếp hàng , ra vào lớp ...) 
 Sự chuẩn bị bài : ( học bài , làm bài tập về nhà , xem bài mới . )
 Im lặng nghe giảng , có phát biểu bài ...
- Nề nếp : 
 Vệ sinh trường lớp 
 Thể dục ( Khẩn trương tập hợp hay không ,tập đúng động tác hay không ...)
 Tác phong đạo đức ( ăn măc đồng phục ,nói năng ... 
3/ Ý kiến cá nhân :
4/ Bình bầu cá nhân tiến bộ trong tuần 
5/ GV phổ biến một số công việâc trong tuần 29
 - Nhắc HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
Không ăn sáng ở lớp , trường . không vẽ bậy
Không ăn quà ở trường, để phòng “ dịch tả “.
Trực nhật , đổ rác đúng nơi quy định.
Nhắc bạn giỏi kèm bạn yếu học tập.
Nhắc nhở thêm một số nề nếp của lớp.û.
Thông báo kết quả học tập của HS qua sổ liên lạc
 C/ Sinh hoạt văn nghệ : 
-Cả lớp hát
-3 tổ trưởng lần lượt báo cáo .
- Lớp trưởng nhận xét , đánh giá chung ... 
HS chú ý lắng nghe . 
-HS phát biểu ý kiến 
-HS chú ý lắng nghe để thực hiện . 
Tiết 1
Đạo đức
Bài : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 1 )
	A/ Mục tiêu :
 -HS có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này 
 -Tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở VN.
	B/ Tài liệu , phương tiện : 
 -GV :Tranh , ảnh , bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN ; Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên
 -HS :Xem trước thông tin tham khảo ở phần phụ lục ( trang 7)
Tg
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’ 
3’
1’
28’
2’ 
A/ Oån định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ:
-Hoà bình mang lại điều gì cho mọi người? Để có được hoà bình, mọi người phải làm gì?
C/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
2- HDHS tìm hiểu bài:
a) HĐ1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK)
*Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của VN với tổ chức này .
*Cách tiến hành :
 -GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi : Ngoài những thông tin tong SGK , em còn biêt thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ? 
-GV giới thiệu thêm một số tranh , ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nuớc , ở VN . Sau đó cho HS thảo luận 2 câu hỏi trang 41, SGK .
-Kết luận 
b) HĐ 2:Bày tỏ thái độ (Bài tập 1,SGK )
*Muc tiêu :HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ .
*Cách tiến hành :
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
-Cho đại diện các nhóm trình bày ( Mỗi nhóm trình bày về 1 ý kiến )
-Cho các nhóm khác nhận xét ,bổ sung 
-GV kết luận 
-HDHS rút ghi nhớ
c) HĐ nối tiếp :
-Về nhà tìm hiểu tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ;về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN .
-Sưu tầm các tranh ,ảnh ,bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới .
-2HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS đọc thông tin và nêu những đều biết về Liên Hợp Quốc .
-HS theo dõi, quan sát
-HS thảo luận và trình bày.
-Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay .
+Từ khi thành lập , LHQ đã có nhiêù hoạt động vì hoà bình ,công bằng và tiến bộ xã hội .
+Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc .
-HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
+Các ý kiến c ,d là đúng .
+Các ý kiến a, b,đ là sai .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS rút ghi nhớ
-1HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
 * Rút kinh nghiệm :
_______________________
Tiết 2
Mĩ thuật
 VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)
I.Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.
 - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Chuẩn bị một số đồ vật để làm mẫu.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì, sáp màu, tẩy.
III.Các hoạt động chủ yếu:.
Tg
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
3’
1’
30’
A/ Ổn định lớp.
B/ Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Giáo viên kiểm tra một số bài của học sinh tuần trước chưa xong.
C/ Bài mới.
Giới thiệu bài: 
HDHS vẽ:
a) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: giúp HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.
 - Giáo viên giới thiệu mẫu có hai vật mẫu và bày mẫu cho học sinh nhận thấy.
H. Mẫu này có mấy đồ vật? Có các đồ vật nào?
- Giáo viên có thể cho học sinh tự bày mẫu.
H. Em thấy hình dáng chung của các vật mẫu như thế nào? 
H. Mẫu vật này gồm có những bộ phận nào?
H. Đồ vật này là đồ vật gì, chúng có hình dáng, màu sắc ra sao? 
H. Vật mẫu nào nằm trước, vật mẫu nào nằm sau?
H. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của các đồ vật đó?
H. Các đồ vật này có độ đậm nhạt như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật khác nhau để thấy chúng có sự giống và khác nhau.
- Giáo viên nêu tóm tắt: Nhìn chung các đồ vật đều có dạng hình trụ, nhưng khác nhau về các tỉ lệ của các bộ phận, màu sắc và độ đậm nhạt.
b) Hoạt động 2: Cách vẽ.
*Mục tiêu: giúp HS biết cách vẽ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình mẫu và hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Nêu cách vẽ?
- Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ, hình vẽ có hai đồ vật cân đối để học sinh quan sát, tham khảo thêm.
c) Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu, học sinh vẽ vật mẫu theo nhóm đã chuẩn bị và vẽ bài vào vở.
d) Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS tự tin và nhận xét bài của bạn theo cảm nhận của mình.
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H. Bạn sắp xếp hình vẽ đã cân xứng chưa?
H. Trong bài này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng và đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
- Học sinh quan sát tìm hiểu nội dung.
- Mẫu có hai dồ vật; mẫu cái chai, quả cam, bình nước cái ly,...
- Đều là hình trụ, hình khối cầu,...
-HS trả lời
- Cái ca có hình trụ, có miệng, thân và đáy, màu vàng,...
- Cái ly nằm trước cái ca vì cái ly nhỏ và thấp hơn,...
- Đều có Miệng, thân, đáy, nhưng khác về kích thước, màu sắc,...
- Bình nước dày hơn nên có độ đậm , cái ly sáng hơn bằng thuỷ tinh nên ta thấy có độ nhạt hơn,...
-HS quan sát
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát.
- Ước lượng và so sánh tỉ lệ.
+ Tìm chiều cao, chiều ngang để tìm khung hình chung của hai vật mẫu.
- Kẻ trục cho khung hình.
+ Tìm tỉ lệ của thân, miệng, đáy của từng vật mẫu. 
+ Vẽ nét chính bằng các nét thẳng mờ của hai vật mẫu vừa quan sát vừa vẽ để điều chỉnh hình.
- Tìm nét cong của vật mẫu, hoàn thiện hình vẽ.
 - Vẽ đậm nhạt hoặc tìm màu sắc thích hợp.
-HS quan sát
- Học sinh quan sát hình mình chuẩn bị và vẽ vào vở
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Hình vẽ rõ nội dung và cân xứng.
 - Bố cục cân xứng.
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
*Rút kinh nghiệm:
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc