Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29, 30 - Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29, 30 - Trường tiểu học Lý Tự Trọng

Tập đọc:

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó:

+ Các tên người, địa lí nước ngoài.Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu - li - ét - ta.

+ Từ khó đọc: chạy lại, dịu dàng, nổi lên, vòi rồng, hỗn loạn, sững sờ, nức nở.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từgn đoạn.

2. Đọc hiểu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li- vơ - pun, bao lơn,.

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu - li - ét - ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Mai - ri - ô.

 

doc 86 trang Người đăng hang30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 29, 30 - Trường tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008
Tập đọc:
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó:
+ Các tên người, địa lí nước ngoài.Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu - li - ét - ta.
+ Từ khó đọc: chạy lại, dịu dàng, nổi lên, vòi rồng, hỗn loạn, sững sờ, nức nở.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từgn đoạn.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li- vơ - pun, bao lơn,..
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu - li - ét - ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Mai - ri - ô.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 108 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu chủ điểm.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 107 và hỏi: Em hãy đọc tên chủ điểm.
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV nêu: Chủ điểm Nam và Nữ giúp các em hiểu sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêngg về tính cách của mỗi giới.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu: Bài học đầu tiên của chủ điểm là Một vụ đắm tàu sẽ kể cho các em nghe câu chuyện về cậu bé Ma - ri - ô và cô bé Giu - li - ét - ta. Hai nhân vật này có tính cách gì của bạn nam và bạn nữ? Các em cùng học bài để biết về điều này.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài.
- GV ghi bảng các tên nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu - li - ét - ta.
- GV đọc mãu các tên nước ngoài. Sau đó yêu cầu HS đọc đồng thanh và đọc cá nhân các tên này.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
b) Tìm hiều bài
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm cùng đọc thầm bài, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi, tìm hiểu bài. GV chỉ kết luận hoặc bổ sung thêm câu hỏi, giảng giải thêm câu hỏi tìm hiểu bài.
- Giới thiệu: Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta là hai bạn nhỏ người I - ta - li - a, rời cảng Li - vơ - pun ở nước Anh về I- ta - li - a. Hai bạn quen nhau trên chuyến tàu ấy.
- Phần câu hỏi tìm hiểu bài và GV giảng thêm.
+ Giu - li - ét - ta chăm sóc Ma - ri - ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
+Thái độ của Giu - li - ét - ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma- ri - ô?
+ Lúc đó Ma - ri - ô đã phản ứng như thế nào?
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu bạn của Ma - ri - ô nói lên điều gì về cậu bé?
- Giảng: Phải đặt mình vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết mới thấy được hành động cao thượng của cậu bé Ma - ri - ô mới 12 tuổi. Lẽ ra Ma - ri - ô được xuống xuồng cứu nạn. Vì cậu nhỏ hơn, nhưng nhìn thấy vẻ mặt thẫn thờ, tuyệt vọng của Giu - li - ét - ta, một ý nghĩ vụt đến. Ma - ri - ô đã nhường sự sống cho bạn, nhận cái chết về mình. Cậu thật dũng cảm, dám hi sinh bản thân vì bạn.
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
+Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- HS nêu Chủ điểm Nam và Nữ.
+ Tên chủ điểm nói lên tình cảm giữa nam và nữ, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Tranh minh hoạ vẽ cảnh hai bạn học sinh, một nam một nữ cùng vui vẻ đến trường trong không khí vui tươi của mùa xuân.
- Lắng nghe.
- Trả lời: Bức tranh vẽ cảnh một cơn bão dữ dội trên biển làm một con tàu bị chìm. Hai bạnn nam và nữ đang nức nở giơ tay vĩnh biệt nhau.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Trên chiếc tàu thuỷ.... sống với họ hàng.
+ HS 2: Đêm xuống .... băng cho bạn.
+ HS 3: Cơn bão dữ dội ... thật hỗn loạn.
+ HS 4: Ma - ri - ô ... thẫn thờ, tuyệt vọng.
+HS 5: Một ý nghĩ vụt đến ..."Vĩnh biệt Ma - ri - ô".
- Luyện đọc tên riêng của người và địa danh nước ngoài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đọc của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- 1 HS khá điều khiển HS cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Thấy Ma- ri - ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu -li - ét - ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tau chìm dần giữa biển khơi, Ma - ri -ô và Giu - li - ét - ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
+ Giu - li - ét - ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Một ý nghĩ vụt đến. Ma - ri - ô quyết định nhường chỗ cho bạn, cậu hét to: Giu - li - ét - ta, xuống đi, bạn còn bố mẹ... và cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước.
+ Ma - ri - ô có tâm hồn cao thượng nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- Lắng nghe.
+ Ma - ri - ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. Giu - li - ét - ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn, khóc nức nở khi thấy Ma - ri - ô và con tàu chìm dần.
+ Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cầ, dịu dàng của Giu - li - ét ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma - ri - ô.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở ghi.
- Kết luận: Cuộc gặp gỡ giữa Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô trên một chuyến tàu về nước. Mỗi người có một cuộc đời, một hoàn cảnh riêng: một vui, một buồn. Tai hoạ đắm tàu xảy ra, chúng ta đều thấy rõ họ là những người bạn tố bụng, sẵn sàng giúp đỡ, hi sinh cho nhau lúc hoạn nạn. Giu - li - ét - ta có những nét tính cánh điển hình của con gái: hồn nhiên, nhân hậu dịu dàng. Ma - ri - ô lại mang những nét tính cánh điển hình của nam giới: kín đáo, cao thượng, giàu nghị lực. Đó là những tính cách các em nên học tập.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ Chiếc xuồng cuối cùng ..... " Vĩnh biệt Ma - ri - ô":
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Sau đó một số HS nêu cách đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 4 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc phân vài: người dẫn chuyện, một người dưới xuồng, Ma - ri - ô, Giu - li - ét - ta.
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: " Còn chỗ cho một đứa bé". Hai đứa bé sực tỉnh, lao ra.
- Đứa nhỏ thổi! nặng lắm rồi. - Một người nói.
Nghe thế, Giu - li - ét - ta sững sờ buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. Một ý nghĩ vụt đến, Ma - ri - ô hét to: " Giu - li - ét - ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ...". Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Gui - li - ét - ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.
Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu - li - ét - ta bàng hoàng nhìn Ma - ri - ô đang đứng bên mạn tàu, đầu tàu ngửng cao , tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía câu: " Vĩnh biệt Ma - ri -ô!".
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Hỏi: Nếu được gặp Giu - li - ét - ta, em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, tìm đọc tập truyện Những tấm lòng cao cả Của A- mi - xi do Hoàng Thiếu Sơn dịch và soạn bài Con gái.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Toán
ôn tập về phân số ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
 Tiếp tục ôn tập về: khái niệm phân sô; tính chất cơ bản của phân số; so sánh phân số.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 3 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục ôn tập về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
2.2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS đây là dạng bài tập trắc nghiệm các em thực hiện các bước giải ra giấy nháp và chỉ cần khoanh vào đáp án mình chọn.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài.
- GV yêu HS giải thích.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm, yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các phân số em chọn là các phân số bằng nhau.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài, nhắc các em chọn cách so sánh thuận tiện nhất, không nhất thiết phải quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nêu kết quả làm bài của mình.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, xem lại các kiến thức đã học về số thạp phân để chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện so sánh 1 cặp phân số. HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định hiệm vụ của tiết học.
- HS khoanh tròn vào đáp án mình chọn.
- 1 HS nêu và giải thích cách chọn của mình.
Đã tô màu băng giấy, vì băng giấy được chia thành 7 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần như thế. Vậy khoanh vào đáp án D.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài.
- 1 HS báo cáo, HS cả lớp theo dõi và thống nhất: Khoanh vào đáp án B. Đỏ.
- HS trả lời: Vì của 20 là 5. Có 5 viên bi đỏ nên số bi có mầu đỏ, khoanh vào đáp án B.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Các phân số bằng nhau là:
; 
- HS nêu ý kiến.
Ví dụ:
; ; 
Vậy 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) và . MSC = 35
; 
ð
b) ( vì hai phân số cùng số, só sánh mẫu số thì 9 > 8 nên )
c) vì còn 
- HS  ... đỡ HS thực hiện cha đúng.
- GV sửa sai cho HS
- GV quan sát, hớng dẫn HS tập còn sai. tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức tốt.
 X
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2008
Toán
Phép cộng
i. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hành cộng các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân
- Vận dụng phép cộng để giải các bài toán tính nhanh và bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét cho điểm học sinh.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
2.2 Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
- GV viết lên trên bảng công thức của phép cộng:
a + b = c
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Em đã được học các tính chất nào của phép cộng?
+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép cộng.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1.
- G V yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a và d.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- G Vyêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn: Để tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện, các em cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- G Vmời HS nhận xét bài làm của HS trên bảng.
a) (689 + 875 ) + 125 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28, 69 + 4,13 = 38,69
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho thời gian để HS dự đoán kết quả của x
- GV yêu cầu HS nêu dự đoán và giải thích vì sao em lại dự đoán x có giái trị như thế?
- GV yêu cầu HS thực hiện bài giải tìm x bình thường để kiểm tra kết quả dự đoán.
Bài 4:
- GV mời HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS đọc phép tính
- HS trả lời
+ HS: a + b = c là phép cộng, trong đó a và b là hai số hạng, c là tổng của phép cộng, a + b cũng là tổng của phép cộng.
+ HS nối tiếp nhau nêu.
+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
( a + b ) + c = a + ( b + c )
+ Tính chất cộng với số 0: Bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó hay 0 cộng với số nào cũng bằng chính số ấy.
- HS mở SGK trang 158 và đọc bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS theo dõi bài chữa của giáo viên, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét
581 + ( 878 + 419 ) = 1878
83,75 + 46,98 + 6,25 = 136,98
- HS đọc đề bài và dự đoán kết quả của x
a) x + 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó.
b) x = 0 vì tổng , bằng số hạng thứ nhất mà ta lại biết bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
- HS giải bài và kiểm tra, sau đó rút ra kết luận trong cả hai trường hợp ta đều có x= 0
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 Hs đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là:
 ( bể )
Đáp số: 50% thể tích bể.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Tập làm văn
tả con vật
( Kiểm tra viết)
i. Mục tiêu
- Thực hành viết bài viết con vật.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh, nhân hoá để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra giấy bút của HS.
2. Thực hành viết.
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS: viết bài văn lôgíc giữa các đoạn. 
- HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chug.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chug về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị kiến thức về văn tả cảnh.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
i. Mục tiêu
	Giúp HS:
Hiểu được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu
ii. Đồ dùng dạy học
	Băng hình minh hoạ cảnh hổ, hươu nuôi dạy con.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ.
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 59.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Các loài thú đều đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú con được thú mẹ nuôi dạy như thế nào? Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về sự nuôi và dạy con của hổ và hươi.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Thú sinh sả như thế nào?
+ Thú nuôi con như thế nào?
+ Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào?
Hoạt động 1
Sự nuôi dạy con của hổ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thông tin trang 112 và trả lời các câu hỏi.
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- GV mời 11 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.
- Các câu hỏi: 
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
+ Hình 1a chụp cảnh gì?
+ Hình 2a chụp cảnh gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho HS xem băng hình cảnh hổ dạy con săn mồi.
- Kết luận: Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ bắt đầu dạy chúng săn mồi. Thời gian đầu, hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi cùng hổ mẹ và cuối cùng nó tự săn mồ dưới sự theo dõi của bố mẹ. Khi đã tự săn mồi hổ con có thể sống độc lập.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Nhóm 4 HS cùng quan sát, trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK
- 1 HS lên điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
- Các câu trả lời đúng.
+ Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Hổ mẹ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con.
+ Vì hổ con lúc mới sinh ra rất yếu ớt.
+ Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi.
+Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập.
+ Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+ Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
- HS quan sát.
Hoạt động 2
sự nuôi và dạy con của hươu
- GV tiến hành tương tự như ở hoạt động 1
- Các câu hỏi:
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp?
+Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+ Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy.
+ Hình 2 chụp ảnh gì?
- Nhận xét, khen ngợi nhóm HS tích cực.
- Cho HS xem băng hình ảnh hươu con đang chạy cùng dân.
- Các câu trả lời đúng.
+ Hươu ăn cỏ, ăn lá cây.
+ Hươu sống theo bầy đàn.
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con.
+ Hươu con vừa sinh ra đã biết đi và bú mẹ.
+ Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo, sư tử ... đuổi bắt ăn thị. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu đối với kẻ thù.
+ Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy cùng đàn.
Hoạt động 3
Trò chơi " thú săn mồi và con mồi"
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS chơi ngoài sân trường.
+ Hướng dẫn: Các em sẽ chơi trò chơi trong nhóm ( 8 bạn). Chúng ta sẽ lựa chọn một trong hai nội dung: Hổ mẹ dạy con săn mồi hoặc hươu con dạy con tập chạy. 1 bạn sẽ đóng vai hổ con nằm quan sát hoặc hươu mẹ dạy hươu con cách săn mồi hoặc chạy. 1 bạn đóng vai hổ con nằm quan sát hoặc hươu con chạy theo mẹ. Sau đó cho bạn khác đóng vai.
+ Tổ chức cho HS chơi thử.
+ Tổ chức cho HS chơi thật.
+ Tổ chức bình chọn đôi bạn đóng vai đạt nhất.
- Nhận xét chung về trò chơi.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nnhà đọc lại các thông tin về hổ và hươu, ôn tập lại các kiến thức về động vật và thực vật.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Mĩ thuật:
vẽ trang trí: đề tài ước mơ của em
( GV chuyên soạn và giảng )
-------------------------------------------------------
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 30
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 30.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 31.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Một số HS còn nghỉ học không lý do..........................
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy :
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 31
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Chuẩn bị kiểm tra công tác đội.
- Kèm HS yếu kém.
- Khắc phục tồn tại tuần 30.
- Ôn tập kiểm tra cuối năm.
---------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29-30.doc