Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

 LÒNG DÂN (phần 1)

I. Mục tiêu :

- Giúp HS biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

+ HS khá giỏi biết đọc dễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

II. Hoạt động dạy học :

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012 
Tập đọc
 lòng dân (phần 1)
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
+ HS khá giỏi biết đọc dễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (3’)
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : (1’)
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì nhìn thấy trong tranh.
- GV giới thiệu bài.
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc (12’)
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc chú giải.
+ Em chia đoạn kịch này như thế nào? 
- Gọi HS đọc bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV ghi nhanh lên bảng những từ khó đọc và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch.
HĐ2. Tìm hiểu bài (10’)
 + Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào thời
 gian nào ?
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
*TN: Tức thời : liền ngay lúc đó, tức thì
+ Qua các chi tiết trên, tác giả giới thiệu cho chúng ta biết về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
 + Dì Năm nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
*TN: chõng: đồ dùng bằng tre , nứa để ngồi, nằm, hình giống cái giường hẹp và thấp
+ Qua chi tiết trên, tác giả muốn nói điều gì?
+ Qua hành động đó, em thấy dì Năm là người như thế nào? 
- GV: Đó cũng là ý chính thứ 3 của bài
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao?
 + Nêu ND chính của đoạn kịch?
(GV ghi bảng ND chính của đoạn kịch )
HĐ3. Đọc diễn cảm (8’)
- Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai.
- Y/c HS nêu cách đọc bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, cho điểm HS đọc tốt .
 3. Củng cố- Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị phần 2 của vở kịch Lòng dân. 
- 1 HS đọc bài, nêu nội dung của bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát, mô tả.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc Chú giải.
- HS phân đoạn : 
+ Đoạn 1 : Anh chị kia ... Thằng này là con.
+ Đoạn 2 : Chồng chị à ... Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: Trời ơi ... đùm bọc lấy nhau. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài (1HS đọc phần nhân vật, cảnh trí, 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài)
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyệnđọc theo cặp.
- 2 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
+ Chú bị địch rượt bắt chạy vô nhà dì Năm.
ý1. Chú cán bộ gặp chuyện nguy hiểm.
+ HS đọc theo yêu cầu của GV
+ Dì vội đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để địch không nhận ra.
ý2. Dì Năm nghĩ ra cách để cứu cán bộ cách mạng.
- Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm.
ý3. Sự dũng cảm, nhanh trí của dì Năm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu theo suy nghĩ của mình.
* Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- HS đọc đoạn kịch theo vai, lớp theo dõi tìm giọng đọc của bài.
- HS nêu cách đọc theo giọng của từng nhân vật.
- HS luyện đọc bài theo nhóm.
- 3 HS thi đọc. HS khác nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
 - HS lắng nghe.
- Về học bài và chuẩn bị phần 2 của vở kịch Lòng dân. 
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
- BT cần đạt: Bài 1 (2 ý đầu), bài 2 (a, d), bài 3.
 II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’)
- Yêu cầu HS chữa bài tập 3 VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. (1’)
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập: (6’)
- GV yêu cầu HS làm bài 1 (2 ý đầu), Bài 2( a,d ) , bài 3 ( trang 14 )
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của từng bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
HĐ2. Hướng dẫn chữa bài tập. (22’)
Bài 1: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 4HS lên bảng chữa.
- Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 2: Củng cố cách so sánh các hỗn số
- Yêu cầu HS chữa bài.
- GV lưu ý HS chuyển hỗn số thành phân số rồi mới so sánh.
- Củng cố cách so sánh các hỗn số.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính với các hỗn số.
3. Củng cố dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 3 HS lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập; nêu yêu cầu bài tập khó.
- HS nêu bài khó hiểu, lớp tìm, nêu cách làm
- HS làm bài cá nhân.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 4HS lên bảng chữa, lớp nhận xét.
Kết quả lần lượt là: 
- Lần lượt 4HS lên bảng chữa; lớp nhận xét.
Kết quả: a) 3 d) 3
- 4HS lên bảng làm; lớp nhận xét.
Kết quả: a) b) 
 c) 14 d) 
- HS lắng nghe
- Về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2012
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : nhân dân
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Xếp được các từ ngữ cho trước về chủ đề : Nhân dân vào nhóm thích hợp: (BT1); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được ( BT3).
 - HS khá, giỏi, đặt câu với các từ tìm được (BT3 c).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng nhóm, từ điển Tiếng Việt Tiểu học.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : (3’)
- Y/c HS đọc đoạn văn đã làm ở bài tập 3 của tiết trước 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới :
 * Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích y/c của tiết học.
HĐ1. Mở rộng và hệ thống hoá từ ngữ về nhân dân. (18’ )
Bài 1 :
- Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV viết sẵn trên bảng lớp các nhóm từ : 
a) Công nhân :
b) Nông dân :
c) Doanh nhân :
d) Quân nhân : 
e) Trí thức : 
g) Học sinh :
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Tiểu thương có nghĩa là gì?
+ Chủ tiệm là những người nào?
+ Tầng lớp trí thức là những người như thế nào?
+ Doanh nhân có nghĩa là gì?
ngữ.
HĐ2. Tích cực hoá vốn từ của HS (12’)
Bài 3 : Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên
- Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
+ Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là Đồng bào?
+ Theo em, Đồng bào có nghĩa là gì?
- GV nêu: Từ đồng có nghĩa là cùng, các em tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi của bài.
- Y/c HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó hiểu và đặt câu với các từ đó.
- GV nhận xét câu HS đặt.
3. Củng cố - Dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con 
người Việt Nam, chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng.
+ Kết quả là : 
a). Công nhân : thợ diện, thợ cơ khí. 
b). Nông dân : thợ cấy, thợ cày. 
c). Doanh nhân : tiểu thương, chủ tiệm
d). Quân nhân : đại uý, trung sĩ.
e). Trí thức : giáo viên, bác sĩ, kĩ sư. 
g) Học sinh : HS tiểu học, HS trung học.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Là những người buôn bán.
- Là những người chủ cửa hàng kinh doanh.
- Là những người lao động trí óc, có tri thức chuyên môn.
- Những người làm nghề kinh doanh.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
- Đồng bào : những người cùng chung một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc, có quan hệ mật thiết như ruột thịt.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 2, 1nhóm làm bài vào bảng phụ.
- 1 nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ đồng hương, đồng ngũ, đồng ca, đồng bọn, đồng cảm, đồng tình, đồng lòng, đồng nghĩa, đồng môn, đồng loại , đồng niên, đồng nghiệp, đồng ngũ, đồng hành...
- 1 HS đọc lại kết quả
- HS giải nghĩa theo ý hiểu và đặt câu.
- HS lắng nghe
- Về nhà học bài và tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS biết chuyển:
- Phân số thành phân số thập phân.
- Hỗn số thành phân số.
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- BT cần đạt: Bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:(1’)
- Yêu cầu 2HS lên bảng chữa bài 2c trong VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập. (6’)
- GV yêu cầu HS làm bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của từng bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
HĐ2. Hướng dẫn chữa bài tập. (27’)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 4HS lên bảng chữa.
- GV lưu ý HS chọn cách làm hợp lí nhất.VD:
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành phân số.
- Mỗi HS chữa xong yêu cầu HS đó nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 3: Hướng dẫn HS viết PS thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa.
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét.
Bài 4: GV hướng dẫn HS làm bài mẫu rồi yêu cầu HS tự chữa bài.
- GV giúp HS nhận xét để nhận ra có thể viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo dưới dạng hỗn số có một tên đơn vị đo.
VD: 2m 3dm = 2m + m = 2m
3. Củng cố dặn dò:(1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2HS lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập; nêu yêu cầu bài tập khó.
- HS làm bài cá nhân.
- 1HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lần lượt 4HS lên bảng chữa.
- Lớp trao đổi nhận xét cách làm hợp lí nhất.
Kết quả lần lượt là: 
- 2HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
Kết quả lần lượt là: 
- 3HS lần lượt lên bảng chữa. 
- Lớp nhận xét.
Kết quả: a) 
 b) 
 c) giờ; giờ; giờ.
- 3HS lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
Kết quả: 2
- HS thực hiện yêu cầu.
Kĩ THUậT
 Thêu dấu nhân ( tiết 1)
I. Mục tiêu Giúp HS: 
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc học sinh nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. ... c 4: Tiến hành cuộc thi.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc cuộc thi, giới thiệu ý nghĩa của cuộc thi.
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Các đội thi về vị trí, tiến hành bày và trang trí mâm quả.
Bước 5: Đánh giá.
- Các thành viên giám khảo chấm vào phiếu điểm cá nhân.
- Thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm.
- Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng. 
Bước 6: Trao giải thưởng.
- Thư kí thay mặt BGK đọc kết quả xếp loại.
- Ban tổ chức lên trao giải thưởng cho đội đoạt giải.
buổi chiều
Bồi dưỡng toán.
Luyện toán
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về thực hiện phép tính đối với phân số và hỗn số.
- Cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng dưới dạng hỗn số.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài:
Bài 1. Tính:
a) x 
 b) 
 c) 
Bài 2: Tìm x:
 a) x b) 
Bài 3: Viết các số đo đoọ dài (theo mẫu)
 Mẫu: 2m 35cm = 2m + m = 2
 a) 8m 78cm = .................
 b) 5m 5cm = ..................
 c) 3m 9cm = ..................
Bài 4: Viết số đo khối lượng (theo mẫu)
 Mẫu: 4kg 3557g = 4kg + 357g = 4kg + =4
 6kg 520g = ...................
 9kg 27g = .....................
 8kg 5g = .......................
 3tấn 17kg = ..................
 7tấn 9kg = ....................
Bài 5: Tính:
 a) 
 b) 
 c) 4
 d) 
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về từ đồng nghĩa.
- Xác định phần vần của tiếng và mô hình cấu tạo vần.
- Luyện viết đoạn văn tả cảnh.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hớng dẫn HS làm các bài tập: 
Bài 1. Trong các từ sau, những từ nào đồng nghĩa với từ đất nước:
 Tổ quốc, non sông, nước nhà, đất đai.
Bài 2: Điền thêm 1 từ đồng ngiã với từ đã cho vào chỗ trống:
a) Từ đồng nghĩa với từ mẹ: ................
b) Từ đồng nghĩa với từ bố: ................
c) Từ đồng nghĩa với từ học ................
Bài 3: Thay thế một trong 2 từ in đậm ở câu văn sau bằng một từ đồng nghĩa.
 Mùa hè đã sang. Tiếng ve kêu vào những buổi tra hè khiến lòng chúng tôi rạo rực một niềm vui khó tả.
*Đáp án: Thay thế từ hè đầu tiên bằng từ hạ.
Bài 4. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ................., cây cối đứng ...................., không gian ....................., không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
Bài 5. Chép vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Em yêu tất cả
Sắc màu Việt Nam
Tiếng
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em
e
m
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
Bài 6. Tìm từ thích hợp nhất (trong ngoặc đơn) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây: (xoè nở, sinh sôi, cựa mình, đổi mới, rung động)
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ...................., tất cả cây cối, hoa lá lại vươn lên ánh sáng mà.......................... nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ............................. vì một lá cỏ non vừa ..................., hình như mỗi giọt khí trời cũng .............................. không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
*Đáp án : Thứ tự các từ cần điền : đổi mới, sinh sôi, rung động, xoè nở, cựa mình
Bài 7: Hãy viết một đoạn văn miêu tả một cây che bóng mát mà em yêu thích.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Buổi chiều
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Điền tiếp từ còn thiếu vào câu văn cho phù hợp.
- Luyện tập viết đoạn văn tả cảnh.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài:
Bài 1:
Cho các từ láy và tính từ gợi tả sau : ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ, tíu tít, hối hả. Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :
Tiếng chim ..................... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời ................ nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai ...................... bay trong gió. Đàn gà con ............................. gọi nhau, ......................... theo chân mẹ. Đường làng đã ............, ................. người qua lại. Tôi cùng mẹ hoà vào dòng người .................... ra đồng.
*Đáp án: Thứ tự cần điền : líu lo, từ từ, là là, liếp chiếp, tíu tít, rộn ràng, tấp nập, hối hả.
Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường !
 (Tố Hữu)
Bài 3: Ghi lại những thành ngữ, tục ngữ nói về những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam
a) Chăm chỉ: ......................................................................................................................
b) Trung thực: .....................................................................................................................
c) Đoàn kết: .....................................................................................................................
d) Anh dũng: .....................................................................................................................
Bài 4. Em hãy tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh .
a) ........................ cuồn cuộn chảy như những con ngựa tung bờm phi nước đại.
b) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc như những.............................
c) Tán bàng xoè ra như ....................................
*Đáp án:
a) Dòng sông.
b) Đám mây bồng bềnh.
c) Chiếc ô xanh khổng lồ.
Bài 5. Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại
a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ nề, thợ nguội, thợ mộc.
c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 6: Hãy viết một đoạn văng ngắn (khoảng 7 – 10 dòng) tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng làng em.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về giải toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ của hai số đó.
- Thực hiện phép tính đối với phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài:
Bài 1: (VBT Toán - trang 18)
HD giải: a) Giúp HS nhận ra dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó”
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 7 = 10 (phần)
Tìm số bé: 100 : 10 x 3 = 30
 Tìm số lớn: 100 – 30 = 70
b) Đây là dạng toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó”
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 4 = 5 (phần)
Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44
Số lớn là: 44 + 55 = 99
Bài 2: (trang 19 VBT)
- Giúp HS xác định dạng toán: Đây là dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ củâ 2 số đó”
HD giải:
Ta có sơ đồ:
Trừng gà: 	116 quả
 Trứng vịt:
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
số trứng gà là: 116 : 4 = 29 (quả)
số trứng vịt là: 116 – 29 = 87 (quả)
Đáp số: Trứng gà: 29 quả.
Trứng vịt: 87 quả.
Bài 3: (VBT – trang 20)
HD giải:
a) Tìm nửa chu vi vườn hoa: 160 : 2 = 80 (m)
 Ta có sơ đồ: 
 Chiều rộng:	80m
 Chiều dài:
 Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = (phần)
 Chiều rộng: 80 : 5 x 2 = 32 (m)
 Chiều dài: 48 (m)
b) Diện tích vườn hoa là: 32 x 48 = 1536 (m2)
 Diện tích lối đi: 1536 : 24 = 64 (m2)
Bài 4: Tìm X: 
 1 3 3 1
	X x 1 = 3 2 x X = 5 
 4 4 6 7
Đáp án: 
	 1	 3 3 1 	
 X x 1 = 3 2 x X = 5 	 	 4 4 6 7 	
 5 15 15 36 	
 X x = 	 	 x X = 	 
 4	 4 16 7 
 15 5 60 36 15 
 X = : = X = : 
 4 4 20 	 7	 6	 
 X = 3	 36 2
 X = x 
 	 7 5
 72
	 X = 
 35
Bài 5: Tính
a) 14 - (4 + 5);	 b) 4 + 3 x 7;	 c) 4 : 5
Đáp án: 
a) 14 - (4 + 5) = - ( + ) = - = - = 
b) 4 + 3 x 7 = 	 + x 7 = + 22 = 
c) 4 : 5 = : = = 
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về nhân, chia phân số; chuyển hỗn số thành phân số; phân số thành hỗn số.
- Giải toán liên quan đến phân số.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài:
Bài 1. Tính:
a) x 
 16 x 
b) 
 6 : =
Bài 2: Tính:
 4 : 
Bài 3: Chuyển hỗn số sau thành phân số:
 4 3 
8 9
Bài 4: Chuyển các phân số sau thành hỗn số:
a) 
b) 
Bài 5: Một cửa hàng có 150 kg gạo. Buổi sáng cửa hàng bán được số gạo đó, buổi chiều bán được số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam gạo?
HD giải:
Buổi sán bán: 150 x = 60 (kg)
Cửa hàng còn lại sau khi bán buổi sáng: 150 – 60 = 90 (kg)
Buổi chiều bán: 90 x = 75 (kg)
Cửa hàng còn lại: 150 – (75 + 60) = 15 (kg)
Đáp số: 15 kg.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Luyện Toán
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về cách chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- Giải bài toán liên quan đến hỗn số.
II. Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài:
Bài 1. Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
a) 3 + 2 = c) 6 - 3 =
b) 5 d) 4
Bài 2: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
a) 4 b) 5
c) 9 d) 4
Bài 3: Tính: 
a) 2
b) 5
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 
b) 
Bài 5: Quả dưa cân nặng 4kg, quả bí cân nặg 2kg. Hỏi cả hai quả cân nặg bao nhiêu ki lô gam?
Bài giải:
Cả hai quả cân nặng số ki lô gam là:
4 + 2 = kg = 7kg
Đáp số: 7(kg)
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 oanh.doc