Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Phú Lâm

Tập đọc

 CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I- Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

2 . Hiểu nội dung của bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

A/ Kiểm tra bài cũ:

 HS đọc lại bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi trong bài

B/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài .

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
Ghi chú
2
Tập đọc
Công việc đầu tiên
Toán
Ôn : Phép trừ
Khoa học
Ôn tập về thực vật động vật
kĩ thuật
Lắp ráp rô bốt ( T2 )
3
Chính tả
NV : Tà áo dài Việt Nam
Toán
Luyện tập
Lịch sử
Lịch sử địa phương
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( T 2 )
Thể dục
Bài 31
4
LT và C
Mở rộng vốn từ Nam và nữ
Toán
Ôn : Phép nhân
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài : ước mơ của em
Thể dục
Bài 32
5
Tập đọc
Bầm ơi
Toán
Luyện tập
TLVăn
Ôn tập về tả cảnh
Địa lí
Địa lí địa phương
6
Toán
Ôn : Phép chia
LTCâu
Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy )
TLVăn
Ôn tập về tả cảnh
Khoa học
Môi trường
 Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
 công việc đầu tiên
I- Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2 . Hiểu nội dung của bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/ Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc lại bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi trong bài 
B/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài .
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
- 1 HS khá đọc bài văn. 
- HD chia đoạn : 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến không biết giấy gì ?
+ Đoạn 2 : tiếp theo đến chỉ chạy rầm.
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt) 
Lượt 1 : HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài 
Lượt 2 : HS đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa tiếng, từ ,câu mà HS đọc sai
Lượt 3 : HS đọc, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài .
- Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ : truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
+ HS đọc thầm toàn bài , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
?: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ?
?: NHững chi tiết nào cho ta thấy chị út rấ hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
?: Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải hết truyền đơn?
?: Vì sao chị út muốn được thoát li ?
+ HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung, GV chốt ý đúng.
- GV hỏi về nội dung của bài văn? 
( Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng). – Nội dung bài
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
3/ Củng cố dặn dò :
HS nhắc lại nội dung của bài .
GV nhận xét tiết học . 
Yêu cầu HS chuẩn bị bài “ Bầm ơi.”
..............................................................................................
Toán
 Phép trừ
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/ Bài cũ 
 Gọi HS chữa bài tập 3 SGK 
2/ Bài mới 
Hoạt động 1: Ôn về phép trừ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ. 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép trừ ... (như SGK)
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:HS làm bài vào vở . 
 Cho học sinh tự tính,thử lại rồi chữa bài. 
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Khi chữa bài cho học sinh củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
Bài 3: Cho học sinh tự giải rồi chữa bài. 
HS dưới lớp tự kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Gv chấm một số bài và nhận xét chung . 
Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 ( ha)
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha.
IV. Dặn dò
Về làm bài tập trong SGK.
 .
Khoa học 
 Ôn tập: Thực vật và động vật
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy – học
Hình trang 124, 125, 126 SGK
III .Hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ 
 Gọi HS nêu những loài thú đẻ mỗi lứa1 con, những loài thú để mỗi lứa nhiều con 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôn tập về thực vật
 Căn cứ vào 5 bài tập trang 124, 125, 126 SGK, giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập cá nhân .Gv chấm bài và nx .
Dưới đây là đáp án:
Bài 1. 1- c; 2- a; 3 – b; 4 – d.
Bài 2. 1- nhuỵ; 2- Nhị.
Bài 3.
Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4. 1- e; 2- d; 3- a; 4 – b; 5 – c.
Hoạt động 2: Ôn tập về động vật
- HS quan sát các hình trong SGK nêu những con vật đẻ con, những con vật đẻ trứng .
Bài 5. Những động vật đẻ con: Sư tử (Hình 5), hươu cao cổ (Hình 7).
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (Hình 6), cá vàng (Hình 8).
......................................................................................
Kĩ THUậT
 Lắp rô - bốt 
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt.
- Lắp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học 
A/Kiểm tra bài cũ:.
B/ Dạy học bài mới : Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được rô - bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 6 bộ phận: chân rô - bốt;thân rô- bốt;Đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng ten; trục bánh xe).
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô - bốt (H.2-SGK)
* Lắp thân rô- bốt (H.3- SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp thân rô- bốt.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô- bốt (H.4-SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô- bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác 
- Lắp tay rô- bốt (H.5a-SGK)	
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý: 
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô- bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
IV . Củng cố – dặn dò .
GV nx tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài sau .
 ....................................................................................... 
 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Chính tả
 Nghe viết : tà áo dài việt nam
I- Mục tiêu :
1. Nghe – viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. 
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
A/Kiểm tra bài cũ:
HS viết tên một số huân chương trong BT 3 tiết chính tả trước.
B/ Dạy học bài mới : Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học .
 Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS nghe -viết : 
- GV đọc bài chính tả Tà áo dài Việt Nam. HS theo dõi trong SGK. 
- GV hỏi : Đoạn văn kể điều gì? ( Đặc điểm của hai loại áo dàicổ truyền của phụ nữ Việt Nam.Từ những năm 30 của thế kỉ XX,chiếc áo dài Việt Nam đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời)
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý cách trình bày những chữ cần viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- GV đọc bài chính tả cho HS viết. GV đọc lại để HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau . 
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT. 
- HS làm bài vào vở BT 
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến . 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng .
Bài tập 3.
- HS đọc lại nội dung bài tập 3.
- 1 HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi nhận xét,GV chốt lời giải đúng.
c/ Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
 .
Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố việc vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. Chuẩn bị: 
- 4 Bảng nhóm cho HS thực hiện hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra VBT của 5 HS, nhận xét.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Ôn về cộng, phép trừ.
- Cho học sinh nêu tính chất của phép cộng, phép trừ. 
- Cho học sinh lên viết tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
a + b = b + a
 (a + b) + c = a + (b + c)
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Kĩ năng cộng, trừ phân số, số thập phân.
- GV: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Bài 2: Vận dụng t/c phép toán cộng, trừ .
- GV: Cho học sinh tự làm, 4 HS làm vào bảng nhóm 4 phép
- HS: chữa bài.Nêu lại tính chất phép cộng, trừ.
Bài 3: Vận dụng thực hành giải toán.
- GV: Yêu cầu HS đọc đề, tó tắt đề.
Hướng dẫn cách giải.
- HS: thực hành giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS: HS đổi vở, kiểm tra lẫn nhau. 
 1 HS chữa bài( trình bầy bảng phụ), lớp nhận xét.
- GV: củng cố, nhận xét sau khi chấm vở HS.
Đáp số: a. 15% ; b. 600.000 đồng
 3. Củng cố dặn dò
 - Về làm bài tập trong SGK.
 ..
Lịch sử
Lịch sử địa phương : Lịch sử huyện tĩnh gia 
I. Mục tiêu
 Sau bài học HS nắm được một số thông tin sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử của huyện Tĩnh Gia.
II. Hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài
2. Hoạt động 1: GV kiểm tra kết quả điều tra và sự hểu biiết của HS về đất và con người Tĩnh Gia .
- GV cho HS trình bày KQ điều tra mà GV đã dặn ở tiết trước.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đất và con người Tĩnh Gia .
- GV trình bày các thông tin về đất và con ngưòi Tĩn ...  – GV chấm một số bài và nx .
III. Dặn dò
Về nhà tiếp tục ôn tập.
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Ôn Toán
Ôn tập về tính diện tích 
và thể tích một số hình .
I. Mục tiêu: 
Tiếp tục giúp học sinh củng cố về:
- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn lý thuyết.
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích xung quanh , toàn phần , thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương .
- Học sinh lên bảng viết công thức tính
Hoạt động 2: Thực hành 
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm và chữa các bài tập sau . 
Bài 1: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,8 m3 . Đáy bể có chiều dài 1,5 m , chiều rộng 0,8 m . Tính chiều cao của bể .
Bài 2:Một khối nhựa hình lập phương có cạnh dài 10 cm và gấp đôi cạnh khối gỗ cũng hình lập phương . Hỏi diện tích toàn phần của khối nhựa gấp mấy lần diện tích toàn phần của khối gỗ ?	
Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là : chiều dài 2m , chiều rộng 1,5 m , chiều cao 1m . 
a, Tính diện tích xung quanh của bể .
b, Tính diện tích toàn phần của bể .
 Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. 
1 HS lên bảng chữa bài.
III. Dặn dò : Về nhà tiếp tục ôn tập .
 .......................................................................................
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
 Ôn Toán
ôn tập về Một số dạng bài toán đã học
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: 
- Ôn tập, hệ thống một số dạng toán đặc biệt đã học. 
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 5 .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Tổng hợp một số dạng toán đã học 
Hoạt động 2: HDHS Thực hành
Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 150m . Chiều dài hơn chiều rộng 10m . Tính diện tích mảnh đất đó .
HS làm bài vào vở .
Gọi 1 HS lên chữa bài .
Bài 2: Một ô tô cứ đi được 100 km thì tiêu thụ 12 lít xăng . ô tô đó đã đi được quãng đường 75 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ? 
-Học sinh đọc đề.
-Nêu dạng toán và cách làm. 
Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.
Bài 3 : Một khối kim loại có thể tích 3,2 cm3 cân nặng 22,4 g . Hỏi một khối kim loại cùng chất có thể tích 4,5 cm3 cân nặng bao nhiêu gam ?
HS làm bài – GV chấm một số bài .
III. Dặn dò
Về làm tiếp tục ôn tập . 
Tuần 34 Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết -ôn tập về dấu câu.
I/. Mục tiêu 
- Tiếp tục giúp HS ôn tập về sử dụng dấu câu- Dấu ngoặc kép .
- Luyện viết 1 đoạn trong bài “Lớp học trên đường ”.
II./ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1:HDHS ôn tập về dấu câu. 
Y/c học sinh làm bài tập sau : 
Bài 1 : Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
Bài 2 : Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5- 7 câu nói về cuộc họp của tổ em trong đó có sử dụng dấu chấm , dấu phẩy, dấu ngoặc kép .
- Hs làm bài vào vở – 1 em trình bày trên bảng lớp .
-Gv quan sát và chấm một số bài viết tốt .
Hoạt động 2: HDHS luyện viết .
 GV nêu y/c luyện viết : viết đoạn 1 bài “Lớp học trên đường ”.
-GV đọc từng câu cho HS viết .
-Đọc lại một lượt cho Hs soát lỗi .
-Gv kiểm tra - chấm một số bài và nx chung . 
III/. Củng cố – Dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau
Ôn Toán
ôn tập về Phép cộng, phép trừ.
I.Mục tiêu:
- Củng cố các tính chất của phép cộng, phép trừ 
-Giải toán có liên quan. 
II. Hoạt động dạy học: 
HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính
	 ;	9 - 
3,698 + 19,54 ; 398,69 - 15
-HS tự làm-2 em lên bảng chữa bài.
-Lớp nhận xét.
Bài 2: Tìm x.
	x + 5,84 = 9,16 x - 0,35 = 0,25
-HS tự làm sau đó chữa lại bài.
-Lớp đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
Bài 3: 
Lớp 5A dự định trồng 180 cây đến nay đx trồng được 45% số cây. Hỏi dự định lớp 5A còn phải trồng bao nhiêu cây. 
-HS đọc đề bài.
-Nêu cách làm.
Đáp Số: 99 cây
Bài 4: Tính nhanh.
	9,58 40 0,25
	8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 
- HS tự làm sau đó chữa bài.
- Nhắc lại tính chất chủa phép cộng, phép trừ.
Bài 5: Một ô tô và một xe máy đi ngược chiều, ô tô đi với vận tốc 58,5 km/ giờ. Xe máy đi với vận tốc33,5 km / giờ. Sau 1giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hổi quãng đường AB dài ?.
Học sinh đọc đề bài. Nêu cách làm.
III : Dặn dò:
 Học sinh ôn lại các tính chất của phép cộng, phép trừ.
 Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010 
 Ôn Toán
 ôn tập về giải toán chuyển động đều 
I/ Mục tiêu 
	- HS nắm được cách giải toán về chuyển động đều 
	- áp dụng giải được các bài tập
II/ Chuẩn bị 
	- Hệ thống bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn lại các công thức tìm v, t, s
- HS nêu cáh tìm vận tốc, quãng đường, thời gian 
- Viết biểu thức tìm vận tốc, quãng đường, thời gian 
- Viết biểu thức tìm S, ( v1 + v2 ) t gặp nhau trong: chuyển động ngược chiều 
Viết biểu thức S, (v1 - v2) t đuổi kịp trong toán chuyển động cùng chiều
Hoạt động 2: Thực hành 
HS: Tự làm 3 bài tập sau
Bài 1: Một người đi bộ đi từ nhà lúc 6 giờ 10 phút và đến bưu điện huyện lúc 7 giờ. Quãng đường từ nhà đến bưu điệ là 4km. Tính vận tốc đi của người đó.
Bài 2: 2 ô tô cùng xuất phát lúc 7 giờ 15 phút tại 2 địa điểm A và B để đi về phía nhau. Đến 8 giờ 25 phút thì 2 xe gặp nhau Quãng đường BA dài là bao nhiêu km biết vận tốc của xe đi từ A là 45km/giờ, vận tốc của xe đi từ B là 48km/giờ
Bài 3: Tại địa điểm A lúc 6 giờ 30 phút, một xe đạp đi với vận tốc là 12km/giờ bắt đầu xuất phát. Sau 2 giờ một xe máy xuất phát từ A để đuổi theo xe đạp với vận tốc 42km/giờ. Hỏi khi xe máy đuổi kịp xe đạp là mấy giờ.
HĐ 3: Chấm chữa bài
GV: Chấm bài, đồng thời gọi HS lên bảng chữa bài.
GV: Kết hợp chữa bài trên bảng, lưu ý chỗ còn thiếu sót cho HS.
IV. Dặn dò.
	Về học thuộc các công thức tính trong toán chuyển động.
Thứ sáu ngày \30 tháng 4 năm 2010
Ôn Toán
ôn tập về phép cộng , phép trừ
I. Mục tiêu
- Thành thạo khi thực hiện phép cộng, phép trừ
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ.
- Vận dụng để tính nhanh
- Giải các bài toán có liên quan
II. Chuẩn bị
Hệ thống bài tập
III. Các HĐ dạy học
HĐ 1: Ôn lý thuyết
- Nêu cách tìm: số hạng chưa biết số bị trừ, số trừ chưa biết
- Nêu cách thực hiện: 1 số trừ 1 tổng
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính bằng cách hợp lý
46,57 - (16,57 + 30)
Bài 2: Tìm x
x - 	
Bài 3: Một đội công nhân sửa một quãng đường trong 3 ngày. Ngày thứ 1 sửa được quãng đường ngày thứ 2 sửa được quãng đường. Ngày thứ 3 sửa được 14m. Hỏi quãng đường đã sửa dài bao nhiêu m ?
Bài 4: Hộp thư 1có 7,125kg nho, hộp thứ 2 có 6,25kg nho. Tổng số nho của cả 2 hộp sẽ là bao nhiêu nếu lấy đi từ hộp thứ 1 là 3,8kg và thêm vào hộp thứ 2 là 1,4kg
- HS lần lượt làm từng bài
- Sau mỗi bài, gọi HS lên bảng chữa bài 
- Chú ý đối tượng HS yếu
IV. Dặn dò: - Về làm lại bài sai
.
Tuần 35 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Ôn Tiếng Việt
Ôn : tập đọc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc đúng và biết đọc diễn cảm và đọc hiểu thông qua các bài học cụ thể mà các em đã học từ đầu học kì II đến nay.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Giới thiệu bài .
2. Ôn tập:
- GV lần lượt cho HS đọc lại các bài tập đọc mà các em đã học từ đầu học kì II đến nay. Mỗi em đọc 1 đoạn( hoặc 1 khổ thơ) – GV lắng nghe và sửa nếu HS đọc sai để giúp các em đọc đúng.
- Sau mỗi bài HS đọc xong GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung của bài để khắc sâu nội dung bài.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn trong một bài tự chọn mà các em thích dưới hình thức:
+ HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
3. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học ( nhận xét cụ thể cách đọc của từng em để giúp HS tự điều chỉnh cách đọc của mình).
Ôn Toán
ôn tập về phép chia, phép nhân
I. Mục tiêu
Nắm được vững vàng t/c của phép nhân, phép chi vận dụng được trong tính toán và giải toán
II. Chuẩn bị 
- Hệ thống BT
III. Các HĐ dạy học
HĐ 1: Vận dụng t/c của phép nhân để tính nhanh
- GV đưa ra bài 1 Tính nhanh
a. 	2,5 : 3,7 + 1,2 : 3,7
0,125 x 17,3 x 8	5,3 x 8,6 : 5,3
- HS nêu cách làm GV công nhận đúng rồi mới cho HS làm
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
HĐ 2: Ôn giải toán
Bài 2: Có 24 chai đựng dầu hỏa, mỗi chai chức 0,75 lít dầu. Mỗi lít dầu nặng 0,76kg. Mỗi chai nặng 0,25kg. Hỏi 24 chai dầu đó nặng bao nhiêu kg ?
Bài 3: Một cửa hàng ngày thứ 1 bán được 32,5m vải, ngày thứ 2 bán được bằng số vải của ngày đầu, ngày thư 3 bán được bằng tổng của ngày trước. Hỏi cả 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải ?
- HS đọc đề, phân tích đề
- nêu hướng giải
- GV công nhận cách giải đúng
- HS làm vào vở
Bài 4: Điền chữ số vào dấu * để số 5 * 3 chia hết cho 9
- HS tự làm bài
- Gọi HS lên chữa bài
IV . Dặn dò :
 Về chữa lại bài sai vào vở
 ..
 Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Ôn Toán
chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học
I. Mục tiêu
Củng cố cách tính diện tích, thể tích 1 số hình đã học
II. Chuẩn bị
- Hệ thống bài tập
III. Các HĐ dạy học 
HĐ 1: Học sinh thực hành làm BT
HS lần lượt làm các bài
Bài 1: Một vườn hoa hình vuông được vẽ vào giấy với tỷ lệ xích có cạnh là 40cm. Tìm DT vườn hoa đó 
Bài 2: Tìm DT và thể tích hình cầu có bán kính là 3,6 dm
Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 60cm. nếu tăng CR lên 3 lần, tăng chiều dài lên 2 lần thì hình đó trở thành hình vuông. Tìm DT của nó 
Bài 4: Cạnh của 1 hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên mấy lần ?
HĐ2: Chấm chữa bài
- GV chấm 1 số bài
- Gọi HS lên chữabài
- HS dưới lớp nhận xét, GV lưu ý chung lỗi sai của HS
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Ôn Toán
ôn tập về Các phép tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu: 
Củng cố để HS nắm vững cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian
- Giải được các bài toán có liên quan
II. Chuẩn bị
- Hệ thống BT
III. Các HĐ dạy học
HĐ 1: Ôn cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian
HS làm bài 1, 2
Sau khi học sinh làm bài, cho HS rút ra cách thực hiện : Cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian
Bài 1: Tính 
4 giờ - 2 giờ 17 phút 	4 phút 15 giây + phút
2 giờ 15 phút - 1 giờ 	2 giờ 25 phút x 5
HĐ 2: Ôn giải toán
Cho HS phân tích từng bài , nêu cách làm 
HD làm bài vào vở
Bài 3: Một người thợ bắt đầu làm từ 6 giờ 45 phút đến 8 giờ 36 phút, (giữa chừng nghỉ 15 phút) được 8 sản phẩm. Hỏi nếu làm 15 sản phẩm và bắt đầu làm từ 6 giờ 30 phút, nghỉ giữa chừng 25 phút thì xong vào lúc nào. ?
Bài 4: Một đồng hồ cổ cứ mỗi giờ nó chạy chậm mất 2 phút 30 giây. Lúc 9 giờ sáng ngày 15/6 người ta đã lấy lại giờ theo giờ của đài truyền hình. Hỏi đến 9 giờ tối ngày 21/6 nó đã chạy chậm bao nhiêu phút.
IV. Dặn dò
- Về ôn 4 phép tính với số đo thời gian
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 31 lop 5.doc