Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Hải Thành

 Tập đọc: ÚT VỊNH

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sát, dũng cảm cứu em nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

Hai HS học thuộc lòng bài thơ Bần ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Một hoặc hai học sinh khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Út Vịnh lao đến đầu tàu, cứu em nhỏ.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 -3 lượt). Có thể chia làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến.còn ném đá lên tàu.

Đoạn 2: Từ tháng trước đến.hứa không chơi dại như vậy nữa.

Đoạn 3: Từ một buổi chiều đẹp trời đến.tàu hoả đến!.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 32
 Thứ hai, ngày 28 tháng 04 năm 2008
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: ÚT VỊNH
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sát, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Hai HS học thuộc lòng bài thơ Bần ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Một hoặc hai học sinh khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Út Vịnh lao đến đầu tàu, cứu em nhỏ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 -3 lượt). Có thể chia làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến...còn ném đá lên tàu.
Đoạn 2: Từ tháng trước đến...hứa không chơi dại như vậy nữa.
Đoạn 3: Từ một buổi chiều đẹp trời đến...tàu hoả đến!.
Đoạn 4: Phần còn lại.
GV kết hợp sữa lỗi cho HS: giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục; giải nghĩa thêm từ chuyển thẻ (một trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng - đếm 10 que - trò chơi của các bé gái).
- Hs luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả óc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu khi tàu đi qua.)
- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện giữ an toàn đường sắt? (Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục Sơn không thả diều trên đường táu.)
- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? (Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.)
- Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? (Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn bảo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đướng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.)
- Em học tập được Út Vịnh điều gì? (HS phát biểu. VD: Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa cảu câu chuỵên.
- Gv nhận xét tiết học; dặn HS về nhà chuẩn bị bài HTL Những cánh buồn sắp tới.
	 -----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài:
Bài 1: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV cho HS nêu cách tính.
Bài 2: Cho HS nhẩm rồi nêu (miệng) kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 8,4 : 0,01 = 840 ( Vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 X 100)
Hoặc: : 0,5 = ( Vì : 0,5 chính là : = X = )
Bài 3: HS làm bài theo mẫu.
Bài 4: Cho HS làm bài (ở vở nháp) rồi trả lời.
Chẳng hạn, khoanh vào D.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập ở vở BT và chuẩn bị trước bài sau.
 Chính tả: Nhớ - viết: BẦM ƠI!
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu).
- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Ba, bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2.
- Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở BT3.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
Một HS đọc lại cho 2 - 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở BT3, tiết Chính tả trước).
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài; mời một HS đọc bài thơ Bần ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn có thuộc bài thơ không.
- Cả lớp đọc lại 14 dòng đầu của bài thơ trong SGK - ghi nhớ, chú các từ ngữ những em dễ viết sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,...), chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát.
- HS gấp SGK, nhớ lại và viết bài.
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho 3 - 4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng. Cả lớp vàGV chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
- Từ kết quả của BT trên, GV giúp HS đi đến kết luận.
Bài tập 3
- Hs đọc yêu cầu của BT3; sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.
- HS phát biểu ý kiến. GV mời một HS sữa lại tên các cơ quan, đơn vị, đã viết trên bảng cho đúng:
a) Nhà hát tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục
c) Trường Mầm non Sao Mai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học; HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
 Buổi chiều: 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết được những từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Chị Võ Thị Sáu hiên ngang,... trước kẻ thù hung bạo.
Gương mặt bà toát ra vẻ ... , hiền lành.
Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dươngcác nữ ... như Nguyễn Thị Chiên, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch ....
Chị Nguyễn Thị Út vừa đánh giặc giỏi, vừa ... công việc gia đình.
HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời.
Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
(ĐA: bất khuất, trung hậu, anh hùng, đảm đang).
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A.
a)
A
B
(1) Độ lượng
(a) Nhân từ và hiền hậu.
(2) Nhường nhịn
(b) Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
(3) Nhân hậu
(c) Chia phần thiệt thòi về mình, để người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử.
b)
A
B
(1) Nam thanh nữ tú
(a) tất cả mọi người gồm trai, gái, già, trẻ.
(2) Nam phụ lão ấu
(b) Trai tài gái đẹp tương xứng nhau.
(3) Tài tử giai nhân
(c) Trai gái trẻ đẹp , thanh lịch.
HS làm việc cá nhân - Gọi 2 HS lên bảng nối.
Lớp, GV nhận xét, chữa bài
(a. 1-b; 2-c; 3-a và b. 1- c; 2-a; 3-b)
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
 ----------------------------------------------- 
 LUỆN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Luyện tập và nâng cao kiến thức về ấu phẩy: điền dấu phẩy thích hợp trong các câu trong đoạn văn, biết chữa lỗi khi dùng sai dấu phẩy. Đặt câu có dấu phẩy.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
GV chép đề lên bảng, hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
 Bài 1: Bài 1 trang 98 – sách TVNC
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn – Nêu yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm lên bảng điền.
Lớp và GV nhận xét chữa bài ( TVNC trang 127)
Bài 2: bài 2 trang 98 – TVNC
1 HS đọc đoạn trích – Nêu yêu cầu GV hướng dẫn HS đoạn trích có 4 dấu phẩy sai vị trí. HS sửa các dấu phẩy dùng sai.
- HS thảo luận nhóm đôi - Gọi 1 HS lên sửa.
- Lớp và GV nhận xét , chữa bài (TVNC trang 127)
Bài 3: Bài 3 trang 98 – TVNC
1 HS đọc yêu cầu BT – HS tự đặt câu vào vở.
Gọi một số HS lên chép câu vừa đặt lên bảng.
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại bài.
-----------------------------------------------
 Đạo đức: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Khái niện ban đầu về môi trường- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống và cách bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học: 
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK
 III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - Kiểm tra phần bài ôn tập.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu: Hình thành biểu tượng ban đầu về môi trường
+ Cách tiến hành: HS sinh hoạt nhóm
- Đọc thông tin và làm bài tập SGK/128
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày - nhận xét - HS đọc lại các đáp án đúng
Kết luận: SGK/128 HS nhắc lại
Hoạt động 2: Thảo luận:
+ Mục tiêu: Nêu được thành phần môi trường địa phương nơi Hs sống.
+ Cách tiến hành: HS thảo luận câu hỏi
? Bạn sống ở đâu ? làng quê hay đô thị ?
? Hay nêu một số thành phần môi trường nơi bạn sống.
HS nêu - Lớp và GV Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết hoc.
 - Về ôn lại bài.
 Thứ ba, ngày 29 tháng 04 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
 -----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện phép tính cộng, trừ các ti số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập của HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện tập:
 GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS làm bài - chữa bài. Khi chữa bài, GV lưu ý HS tỉ số phần trăm lấy hai chữ số phần trăm.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài..
Bài 3: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu - Tự tóm tắt rôpì giải.
Gọi 1 HS làm bảng - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
 320 : 480 = 0, 6666...
 0,6666...= 66,66%
 Đáp số: a) 150% ; b) 66,66%
Bài 4: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu BT.
 HS tự làm vở - Chữa bài.
 Số cây lớp 5A đã trồng được là: 
 180 45 : 100 = 81 (cây)
 Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự tính là:
 180 -81 = 99 (cây)
 Đáp số: 99 cây
 3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về học bài và làm BT ở vở BT.
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ôn lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi CKII.
 -----------------------------------------------
 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
- Thông qua việc dùng dấu  ... t động 2: Hướng dẫn HS ôn tập
Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
GV treo bảng phụ có ghi công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn rồi ôn tập cho HS.
GV hỏi cách tính chu vi, diện tích các hình – HS trả lời.
Lớp, GV nhận xét - Chữa bài
2. Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu BT
HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
HS tự làm - Chữa bài (ĐS: a. 400m ; b, 9600 m2 ; 0,96 ha )
Bài 2: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu BT
GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu, yêu cầu HS tính độ dài thực của mảnh đất rồi tính diện tích.
HS tự làm - Chữa bài (ĐS: 800 m2)
Bài 3: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu BT
GV vẽ sẵn hình trên bảng – GV gợi ý cho HS: Diện tích hình vuông bằng 4 lần hình tam giác vuông BOC - Hướng dẫn HS tính dioện tích tam giác BOC.
- Tính diện tích hình tròn sau cùng tính diện tích phần tô.
- Gọi một số HS làm bảng - Lớp và Gv nhận xét chữa bài (ĐS: 18,24 cm2)
3. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi CKII.
-----------------------------------------------
 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiếm thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thíchcho điều đã nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ phiếu viết lời giải BT2 (xem mẫu ở dưới).
- Bút dạ và 2 - 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS làm BT3 (xem mẫu ở dưới).
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
Hai, ba HS làm BT2, tiết LTVC trước - đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu nội dung cần nhớ về dấu hai chấm; mời 1 - 2 HS nhìn bảng đọc lại:
- HS suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2.
- HS đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xá định chổ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bọi phận đúng sau là lời giải thích đê dặt dấu hai chấm.
- HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải.
Bài tập 3
- HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào vở hoặc VBT.
- GV dán lên bảng 2 - 3 tờ phiếu; mới 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dăn dò:
- HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm.
- GV nhận xét về tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: ( Đ/c Chúc dạy )
-----------------------------------------------
 Âm nhạc: ( GV bộ môn dạy )
 Thứ sáu, ngày 02 tháng 05 năm 2008
 Thể dục: ( Đ/c Bính dạy )
-----------------------------------------------
Toán: LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ 1:1000, HS tìm được kích thước thật của sân bóng, rồi áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật để tính.
HS làm nháp - Gọi 1 HS làm bảng.
Lớp, GV nhận xét - Chữa bài. (ĐS: 9900 m2)
Bài 2: GV hướng dẫn HS từ chu vi hình vuông, tính được cạnh hình vuông, rồi tính diện tích hình vuông.
HS làm - Gọi 1 HS làm bảng - Chữa bài (ĐS: 144 m 2)
Bài 3: GV gợi ý cho Hs: Trước hết tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật, sau đó tính số thóc thu hoạch được,
HS tự làm - Chữa bài (ĐS: 33000 kg)
Bài 4: 1 HS đọc đề - Nêu yêu cầu
GV gợi ý: Đã biết SHình thang = . Từ đó ta có thể tính được chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy ( là (a+b):2).
- HS tự làm vào vở - Gọi 1 HS làm bảng.
- Lớp, GV nhận xét - chữa bài (ĐS: 10 cm)
3. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi CKII.
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
 I. Mục tiêu: 
HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước).
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- GV nhắc HS:
+ Nêu viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sữa (nếu cần). Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả.
-----------------------------------------------
 Khoa học: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 
 I. Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiền có ảnh hưởng lớn đế đời sống con người.
	- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
Hình trang 132 SGK - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS kể tên một số tài nguyên thiên nhhiên.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát
- Mục tiêu: +Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
+ Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm việc theo nhóm: Quan sát hình trang 132 để phát hiện: 
+ Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
+ Thư kí ghi kết quả làm việc - Đại diện nhóm trả lời
Bước 2: Các nhóm khác nhận xét – Gv nhận xét, chốt ý đúng (SGV trang 202)
- GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường.
- GV kết luận (SGV trang 203)
*Hoạt động 2:Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
- Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môpi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.
- Cách tiến hành: 
+ GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
Lưu ý: Yêu cầu HS viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, càng cụ thẻ so với phần kết luận trên càng tốt.
+ HS chơi – GV theo dõi – Tuyên dương
- GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
- HS trả lời – GV nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Dặn về học bài và xem trước bài sau.
Nhận xét tiết học.
 Thứ bảy, ngày 03 tháng 05 năm 2008
 Địa lý: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết được điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội.
- Giáo dục các em yêu quê hương.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - Ghi đề
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* GV nêu những khó khăn về đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Trị:
- Về điều kiện tự nhiên.
- Về khí hậu.
- Về nước ngầm.
- Về rừng
- Tài nguyên khoáng sản
- Dân số phân bố không đồng đều
( Xem tài liệu và vở BDTX )
* GV nêu những thuận lợi:
- Địa hình được phân bố từ Đông sang Tây có đồi núi, đồng bằng, sông, biển.
- Khí hậu
- có nhiều sông hồ, nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt
- Đất đa dạng: (Vở BDTX)
- Rừng cung cấp cây lấy gỗ, cây dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
- Biển
- Có nhiều khoáng sản có thể khai thác, sản xuất và xuất khẩu.
- Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ
- Nguồn lao động dự trử dồi dào
HS lắng nghe - Ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về ghi nhớ kiến thức vừa tiếp thu.
 -----------------------------------------------
 Lịch sử: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
HS nắm được: 
- Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954)
- Quảng Trị tiến hành hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN.
- Những thành tựu tiêu biểu mà nhân dân Quảng Trị đã đạt được trong 10 năm đổi mới và phát triển.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - Ghi đề
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* GV nêu tình hình Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954) ( Vở BDTX)
- Quảng Trị tiến hành hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1975)
+ Giai đoạn tử tháng 7/1954 đến cuối năm 1968.
+ Giai đoạn từ 1968-1975
+ Quảng Trị đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pa-ri, xây dựng và củng cố vùng giải phóng, tiến hành lên giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị 19/3/1975
+ Quân dân Vĩnh Linh góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai cuă Mĩ
- GV nêu những thành tựu tiêu biểu mà nhân dân Quảng Trị đã được trong 10 năm đổi mới và phát triển.
( Xem vở BDTX )
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về ghi nhớ kiến thức vừa tiếp thu.
 -----------------------------------------------
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những mặt mạnh, yếu của lớp để có hướng phát huy, khắc phục.
- Nắm được kế hoạch hoạt động tuần tới của lớp, trường để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
II. Lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: Hát
B. Tiến hành sinh hoạt:
1. Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ trong tuần qua.
- HS phê và tự phê.
2. GV nhận xét chung.
Ưu điểm: - Duy trì tốt các loại hình nề nếp.
- Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được quy định.
- Học sôi nổi trong các tiết học.
Nhược điểm: - Vệ sinh cá nhân một số em chưa gọn gàng, sạch sẽ.
 - Một số em còn nói chuyện riêng giờ học (Hợp , Hiền...)
3. GV nêu kế hoạch hoạt động tuần tới:
- Duy trì các nề nếp học tập đã đạt được.
- Chuẩn bị bài vở ngày thứ hai đầy đủ.
4. Sinh hoạt văn nghệ.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch.
 ....................................................... 
 .......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc