TẬP ĐỌC ( tiết 65 ) : LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết đọc bài văn rõ rang, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GDHS : Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp .
II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị bài thật tốt .
Thứ hai, ngày 30 tháng 4 năm 2012 DẠY VÀO (29/40 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN **************************** TẬP ĐỌC ( tiết 65 ) : LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM I. Mục đích- yêu cầu - Biết đọc bài văn rõ rang, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - GDHS : Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp . II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị bài thật tốt . III. Các hoạt động dạy học cơ bản ( 40 phút ) . Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi: B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc: - GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21) - giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của điều luật (điều 15, điều 16, điều 17, điều 21), ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật. - GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). + Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS. + Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, - GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - GV gọi một, hai HS đọc cả bài. b) Tìm hiểu bài: - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? - Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ? - Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. - Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? c) Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật - đúng với giọng đọc 1 văn bản pháp luật - đọc rõ ràng, rành rẽ từng khoản mục, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm). - GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc các bổn phận 1 – 2 – 3 của điều 21. 4 Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài tập đọc. - GV nhận xét tiết học . 2 HS đọc , trả lời câu hỏi . - HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK. - 1 HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi trong SGK. - Các tốp HS tiếp nối nhau đọc. - HS luyện phát âm. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Các tốp HS tiếp nối nhau đọc. - HS đọc theo cặp. - 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Điều 15, 16, 17. - HS thảo luận nhóm 4. + Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. + Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. + Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. - Nhóm 2: Điều 21: HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. - Cá nhân: Trong 5 bổn phận đã nêu, tôi tự thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận thứ nhất và thứ ba. Ở nhà, tôi yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Tôi đã biết giúp mẹ nấu cơm, trông em. Ở trường, tôi kính trọng, nghe lời thầy cô giáo. Ra đường, tôi lễ phép với người lớn, giúp đỡ các em nhỏ. Riêng bổn phận thứ hai, tôi thực hiện chưa thật tốt. Chữ viết của tôi còn xấu, điểm môn Toán chưa cao do tôi chưa thật cố gắng trong học tập, - 4 HS đọc tiếp nối. - Cả lớp luyện đọc. TOÁN ( tiết 161): ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học. - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. - Bài tập cần làm : Bài 2, bài 3.HSKG làm các bài còn lại. Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Các hoạt động dạy học cơ bản ( 40 phút ). Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ : 2. Dạy bài mới: GV Giới thiệu bài ghi mục lên bảng . * Bài 1: GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà rồi trừ đi diện tích các cửa. GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. Bài 2: GV hướng dẫn rồi cho HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: 4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học ghi nhớ Bài giải Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là: 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 m2 Bài giải a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3) b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Đáp số: a) 1000 cm3; b) 600 cm2 Bài giải Thể tích bể nước là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 :0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ Khoa học TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG I. Mục tiêu: - Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. - Nêu tác hại của việc phá rừng. - Giáo dục HS ý thức tích cực trồng cây gây rừng để môi trường sạch đẹp... * Giảm tải: Không yêu cầu tất cả HS sưu tầm một số tranh ảnh, không tin về nạn phá rừng và hậu quả của nó. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có điều kiện sưu tầm, triển lãm. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 134, 135, SGK. Phiếu học tập. - Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành, quan sát, thảo luận nhóm, cá nhân. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Môi trường có ảnh hưởng gì tới đời sống của con người? - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài - Ghi bảng. 2. Vào bài: a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - 1 - 2 HS nêu. *Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 để trả lời các câu hỏi: + Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? + Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho cả lớp thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá? + GV nhận xét, kết luận: b. Hoạt động 2: Thảo luận *Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 + Các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn? - Bước 2: Làm việc cả lớp. + Mời đại diện một số nhóm trình bày. + GV nhận xét, kết luận: * Để môi trường rừng không bị tàn phá làm ảnh hưởng đển môi trường thì chúng ta nên làm gì? *Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá. + Đáp án: Câu 1: + Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, + Hình 2: Cho thấy con người phá rừng để lấy chất đốt. + Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc Câu 2: + Hình 4: cho thấy, cho thấy ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. *Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng. - Phá rừng dẫn đến hậu quả đất bị sói mòn, gây lũ lụt, hạn hán.... - Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi, không phá rừng làm nương, tích cực trồng cây gay rừng . . . 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS nêu lại nội dung bài CHIỀU: CHÍNH tả (Nghe - viết) ; ( tiết 33 ) TRONG LỜI MẸ HÁT I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn : Công ước về quyền trẻ em (BT2). - GDHS : Viết đẹp, trình bày sạch sẽ . II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu SGK . III. Các hoạt động dạy học cơ bản ( 35 phút ) Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu một HS đọc cho 2 – 3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2, 3 (tiết Chính tả trước). B. Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2/ Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc bài chính tả :Trong lời mẹ hát. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ? - GV cho HS đọc thầm lại bài thơ một lần nữa. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai - GV hướng dẫn HS viết từ khó + phân tích + bảng con. - GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: + HS 1 đọc phần lệnh và đoạn văn. + HS 2 đọc phần chú giải từ khó sau bài - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn “Công ước về quyền trẻ em” trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì ? *GV : Công ước, đề cập, đặt trách, nhân quyền, tổ chức phi chính phủ, Đại hội đồng Liên hợp quốc, phê chuẩn. - GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn “Công ước về quyền trẻ em” . - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - GV mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ. - GV yêu cầu HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. Sau đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát bảng nhóm cho 3 – 4 HS. - GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. - GV kết luận HS làm bài đúng nhất. * GV: Các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên chung nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ. 4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS học ghi nhớ HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm và trả lời: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru - HS gấp SGK, viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm và trả lời: Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK: Liên hợp quốc, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc. - 1 HS trình bày: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết h ... c tiêu: - Biết giải một số bài toán có dạng đã học. - Bài tập cần làm ( Bài 1 , 2 , 3 trong SGK ). HS khá, giỏi bài 4 . - GDHS : Tính cẩn thận, chính xác . -II/ Chuẩn bị: SGK , vở bài tập . III/ Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). Họat động của GV Họat động của HS 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cách giải một số dạng toán điển hình đã học. Nhận xét. 2-Bài mới: Giới thiệu bài: *Bài tập 1 (171): - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - Bài toán này thuộc dạng toán nào? - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (171): - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - Bài toán này thuộc dạng toán nào? - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào nháp. Chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (171): - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (171): ( HS khá, giỏi làm ) - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS khá, giỏi làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà xem lại BT đã làm . - *Bài tập 1 (171): HS làm vào nháp. - 1 HS trình bày . Cả lớp nhận xét Bài giải: Diện tích hình tam giác BEC là: 13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2) Đáp số: 68 cm2. - *Bài tập 2 (171): 1 HS nêu yêu cầu. *Bài giải: Nam: 35 Nữ: học sinh Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS) Số HS nữ trong lớp là: 35 – 15 = 20 (HS) Số HS nữ nhiều hơn HS nam là: 20 – 15 = 5 (HS) Đáp số: 5 HS. - HS làm vào vở ; 1 HS chữa bài. - Cả lớp nhận xét *Bài tập 3 (171): Bài giải: Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (l) Đáp số: 9 lít xăng. - 1 HS nêu yêu cầu.HS làm vào nháp. - 1 HS trình bày. - Cả lớp nhận xét Đáp số: HS giỏi : 50 HS HS trung bình : 30 HS. .. Tập làm văn : TẢ NGƯỜI ( kiểm tra viết ) I. Mục tiêu : - Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. - Bài viết rõ nội dung miêu tả đúng cấu tạo bài văn tả người đã học . - GDHS : nghiêm túc trong kiểm tra . II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết 4 đề văn. III.Các hoạt động dạy học cơ bản ( 40 phút ). Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 -3 HS nêu lại dàn ý của bài văn tả người. - Giáo viên nhận xét , ghi điểm . B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 1.GV Dăn dò học sinh trước khi làm - GV cho một HS đọc 3 đề trong SGK. + Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. 2. HS làm bài: 3. Thu bài 4. Nhận xét tiết kiểm tra, dặn dò: - GV nhận xét tiết làm bài của HS - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau . - 2 – 3 HS đọc dàn ý. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS lắng nghe. - HS làm bài ( 40 phút ). .. Địa lí ( tiết 33 ) : ÔN TẬP CUỐI NĂM ( tiết 1) I.Mục tiêu:-Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. - GDHS : yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương. - Qủa địa cầu . Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương (nếu có ). III.Các hoạt động dạy học cơ bản ( 35 phút ). Hoạt động dạy Hoạt động học 1. bài cũ : KT bài tiết 32 . 2.Dạy bài mới: 1/ Hoạt động 1: Chỉ bản đồ - GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 2/ Hoạt động 2: -GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV kẽ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng. 3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập HKII. - Một số HS chỉ Bản đồ. - HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. Làm việc theo nhóm. Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. CHIỀU : Kĩ thuật ( tiết 33 ) : LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( tiết1) I.Mục tiêu : - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được một mô hình tự chọn - GDHS : Tính cẩn thận . II. Đồ dùng dạy học : - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. II. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ). Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi HS: Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận. - GV đặt câu hỏi: Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó. *Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 – SGK) GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào ? - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết. - GV gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe. - GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. * Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3 – SGK) * Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4 – SGK) * Lắp trục bánh xe trước (H.5a – SGK) - GV gọi 1 HS lên lắp trục bánh xe trước. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. * Lắp ca bin (H.5b – SGK) GV gọi 1 – 2 HS lên lắp. Các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn. c) Lắp ráp xe ben (H.1 – SGK) - GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. - GV hướng dẫn HS kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. 4/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS - GV dặn dò HS tiết sau . HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay. - HS quan sát mẫu. - HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin. - 1 – 2 HS gọi tên và chọn chi tiết theo yêu cầu. - HS quan sát hình. - 1 HS trả lời: 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài. - 1 HS lắp khung sàn xe, cả lớp theo dõi. - Cả lớp quan sát. - HS phát biểu. - HS quan sát GV lắp. - HS quan sát hình. - 1 HS trả lời câu hỏi và tiến hành lắp theo yêu cầu. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS lắng nghe và quan sát. - HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết. TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU I.Mục đích- yêu cầu: 1- KT: Củng cố cho HS những kiến thức về dấu câu. 2- KN: Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt. 3- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên trình bày - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn sau và ghi lại cho đúng: Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn: mảnh dẻ, nước da: trắng hồng, môi đỏ như môi con gái. Mái tóc: hơi quăn, mềm mại xõa xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn: khiêm tốn, nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn. Bài tập 2: Đặt câu: a) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là nói trực tiếp của người khác được dẫn lại? b) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết trình? Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng dấu hai chấm? - GV cho HS viết vào vở. - GV gợi ý cho HS chậm viết bài. - Cho HS trình bày miệng nối tiếp. - Cả lớp nhận xét và đánh giá. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên trình bày Đáp án: Bỏ tất cả các dấu hai chấm đó đi. Ví dụ: - Hôm qua, Hà bảo: “ Cậu hãy xin lỗi Tuấn đi vì cậu sai rồi”. - Cô giáo nói: “ Nếu các em muốn học giỏi, cuối năm được xét lên lớp thì các em phải cố gắng siêng năng học tập”. - Cho HS viết vào vở. - HS thực hiện theo gợi ý của GV. - HS trình bày miệng nối tiếp. - HS chuẩn bị bài sau. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần. - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Phương hướng tuần tới II/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1:.-GV yêu cầu lớp trưởng ,lớp phó...nhận xét các hoạt động trong tuần qua 2:Yêu cầu các em nêu ý kiến : -Về học tập -Về nề nếp -Rèn chữ- giữ vở 2*GV nhận xét chung: - Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinh của Đội, trường, lớp - - Tiếp tục rèn chữ- giữ vở. - Kiểm tra chéo vệ sinh cá nhân:tóc, móng tay... em đã lập thành tích chào mừng các ngày lễ - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ. - Đồng phục đúng quy định. 3/ Phương hướng tuần tới: - Khăn quàng, mũ ca lô đầy đủ - Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi. - Tiếp tục rèn chữ- giữ vở. - Kiểm tra chéo vệ sinh cá nhân:tóc, móng tay... - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ. - Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn. - Tăng cường ôn tập để chuẩn bị thi HK II -HS nhận xét -Ý kiến cácem -Nhận xét các hoạt động vừa qua -HS lắng nghe -Cả lớp cùng thực hiện.
Tài liệu đính kèm: