Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Oanh

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Oanh

TẬP ĐỌC

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn

- Hiểu ý nghĩa chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

- GDKN: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân (nếu có)

- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn đọc diễn cảm.

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ 2 ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu ý nghĩa chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- GDKN: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân (nếu có)
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (3’)
- Yêu cầu HS đọc bài “Lòng dân” và trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mời: 
Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài (1’)
HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc: (12')
- GV chia đoạn. Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
+ Lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS, viết lên bảng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Lượt 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ mới (phần chú giải ) 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài. (10')
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
*TN: bom nguyên tử.
+ Nêu ý chính thứ nhất của bài?
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa-da-cô mới mắc bệnh?
- TN: phóng xạ nguyên tử
+ Qua các chi tiết trên, tác giả muốn nói gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
*TN: Truyền thuyết.
+ Đoạn 3 ý nói lên điều gì? 
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 4
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? 
* TN: hoà bình
+ Nêu ý chính thứ 4 của bài?
+ Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- GV: Đó cũng chính là nội dung của bài
HĐ3. Luyện đọc lại. (8')
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn cách đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học và chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.
- 2HS đọc tiếp nối và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- 4HS đọc tiếp nối (2 lượt)
+ Đoạn 1: Ngày 16/7/1945 ..... Nhật Bản.
 Đoạn 2: Tiếp theo đến phóng xạ nguyên tử.
+ Đoạn 3: Khi Hi-rô-si-ma ...644 con.
+ Đoạn 4: Xúc động .... mãi hoà bình.
 - HS luyện đọc theo cặp, nêu cách đọc bài 
- 1HS đọc toàn bài, lớp nhận xét.
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc thầm bài, trao đổi theo cặp.
- ... từ khi mới hai tuổi.
*ý1. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ 10 năm sau Xa-da-cô mới mắc bệnh.
* ý 2: Hậu quả mà hai quả bom gây ra
- HS thực hiện yêu cầu
+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy, vì em tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
* ý3. Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa xa-ki.
- HS thực hiện yêu cầu
+ Gửi hàng nghìn con sếu bằng giấy đến cho Xa-da-cô.
+ Góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc chữ "mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình."
*ý4. Ước vọng hoà bình của trẻ em thành phố Hi- rô-si-ma.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
* Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
- 4HS tiếp nối nhau đọc. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS chú ý theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm. HS nhận xét bạn đọc.
- HS lắng nghe
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.
Toán
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ này bằng một trong hai cách " Rút về đơn vị" hoặc “Tìm tỉ số"
Bài tập cần đạt: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn VD a) SGK.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (4')
- Yêu cầu HS lên hữa bài tập 3 VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1. Giới thiệu về quan hệ tỉ lệ (4')
- GV nêu VD như SGK yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng. 
+ Khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường gấp lên mấy lần?
+ Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường gấp lên mấy lần?
+ Qua VD trên em rút ra điều gì?
- GV nhận xét kết luận chung.
HĐ2. Giới thiệu bài toán và cách giải. (10')
- GV nêu bài toán.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài rồi nêu cách giải. 
- GV hướng dẫn HS giải cách 2 " tìm tỉ số"
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?
+ Như vậy quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần?
+ Vậy muốn tính quãng đường đi được ta làm thế nào?
- GV trình bày cách giải 2 (như SGK)
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập. (16')
- Yêu cầu HS làm bài 1 SGK.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu từng bài tập.
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, nêu cách giải.
- Hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị.
3. Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 1 HS lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
- Lần lượt từng HS nêu miệng kết quả. 
- Lớp nhận xét.
- 2 lần
- 3 lần
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS có thể giải theo cách rút về đơn vị. (như cách 1 SGK)
- Gấp 2 lần.
- 2 lần
- 90 x 2 = 180 ( km)
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập. Nêu yêu cầu bài tập khó.
- HS làm bài tập vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, nêu cách giải.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Số tiền mua một mét vải là:
80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Số tiền mua 7 m vải là:
16 000 x 7 = 112 000 (đồng)
Đáp số: 112 000 đồng.
Về nhà làm bài tập ở VBT
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Thứ 3 ngày 18 tháng 9 năm 2012
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ ( BT1 ); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT 2, BT 3). 
- HS khá, giỏi đặt được hai câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển tiếng Việt.
- Bảng lớp viết nội dung bài 1, 2, 3 phần luyện tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (4')
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1. Tìm hiểu nhận xét và rút ra ghi nhớ. (12')
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
+ Nêu từ in đậm có trong đoạn văn?
+ Em hiểu phi nghĩa là gì?
+ Em hiểu chính nghĩa là gì?
+ Phi nghĩa và chính nghĩa là 2 từ có nghĩa thế nào?
- GV kết luận: Đó gọi là từ trái nghĩa.
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
- GV ghi bảng định nghĩa.
- Yêu cầu HS lấy VD về từ trái nghĩa.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ vinh / nhục.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
- KL: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam- thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
+ Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì? 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập. (18')
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng tìm 4 cặp từ.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng điền 3 từ.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi từng nhóm nêu từ tiếp sức.
- Yêu cầu HS đặt câu với cặp từ: Hoà bình/chiến tranh
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đặt câu tiếp sức.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có câu hay.
3. Củng cố dặn dò: (1')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học và chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ trái nghĩa.
- 1 HS trả lời, lớp nhận xét.
- 1HS đọc to trước lớp, lớp đọc thầm.
+ phi nghĩa - chính nghĩa.
- Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được mọi người ủng hộ.
- Đúng với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công. 
- Trái ngược nhau.
- HS nhắc lại.
+ Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- HS nhắc lại.
- HS nêu VD.
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- HS nêu các cặp từ trái nghĩa: 
 Sống / chết; vinh / nhục.
+ Vinh: được kính trọng, đánh giá cao
 nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu: Làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người VN ta - Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
- HS lắng nghe
+ Có tác dụng nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.
 - Nhiều HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 4 HS lên bảng tìm và ghi lại 4 cặp từ.
- Lớp làm bài vào vở, nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng tìm và ghi lại 3 từ trái nghĩa với mỗi từ in đậm.
- Lớp làm bài vào vở, nhận xét bài của bạn.
Đáp án: hẹp/rộng; xấu/đẹp; trên/dưới.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Các nhóm thảo luận 
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
Đáp án: 
a) Hoà bình/chiến tranh/xung đột.
b) Thương yêu/căm ghét/căm giận...
c) Giữ gìn/phá hoại/tàn phá/huỷ hoại...
- HS đặt câu. HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lần lượt HS nêu câu mình đặt.
- HS đọc lại ghi nhớ
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ trái nghĩa.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
BT cần đạt: Bài 1, 3, 4.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5')
- Yêu cầu HS chữa bài tập 3 VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. (1' )
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập. (8')
- Yêu cầu HS làm bài 1, 3, 4 SGK, trang 19
- GV giúp HS hiểu yêu cầu từng bài tập.
HĐ2. Hướng dẫn chữa bài. (20')
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách rút về đơn vị.
- Củng cố cách giải bài toán bằng cách rút về đơn vị.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách rút v ... 
Giải:
60 giây gấp 20 giây số lần là:
60 : 20 = 3 (lần)
Số trẻ sinh trong 60 giây là:
1 x 3 = 3 (em)
Số trẻ sinh trong 60 phút là:
3 x 60 = 180 (em)
Số trẻ sinh trong 1 ngày là:
180 x 24 = 4320 (em)
Đáp số: 3 em, 180 em, 4320 em
- 1 HS lên bảng chữa, lớp nhận xét.
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ trái nghĩa: xác định từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa.
- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
- Xác định CN, VN, TN trong câu.
II. Hoạt độgn dạy học:
- GV giúp HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài tập:
Bài 1. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
c) - Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Chết trong còn hơn sống đục.
d) - Ngày nắng đêm mưa.
- Khôn nhà dại chợ.
- Lên thác xuống ghềnh.
- Kẻ ở người đi.
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
- Chân cứng đá mềm.
Đáp án: a) đoàn kết - chia rẽ; sống - chết.
 b) tốt - xấu; xấu - đẹp.
 c) chết - sống; vinh - nhục; trong - đục
 d) ngày - đêm; nắng - mưa; lên - xuống; ở - đi; nhỏ - lớn; cứng - mềm.
Bài 2. Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a) " già": - quả già
- người già
- cân già
b) " chạy": - người chạy
- ô tô chạy
- đồng hồ chạy
c) " nhạt ": - muối nhạt
- đường nhạt
- màu áo nhạt
Bài 3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết.
Bài 4. Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở bài tập 3
Bài 5. Xác định CN, VN, TN trong các câu sau :
Ve kêu rộn rã.
Tiếng ve kêu rộn rã.
Suối chảy róc rách.
Tiếng suối chảy róc rách.
Trên cành cây, chim hót líu lo.
Buổi sáng, mẹ đi chợ, bố đi làm, em đi học.
Ngày mai, lớp ta đi lao động.
Vì chăm học, bạn Hà đã tiến bộ nhiều về môn Toán.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Buổi chiều 
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về cấu tạo của vần; quy tắc viết dấu thanh.
- Viết bài văn tả cảnh trường em.
II. Hoạt động dạy học:
- GV giúp HS hiểu yêu cầu và làm bài tập sau:
Bài 1. Cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau đây: nhiều, chiếc, nghĩa, miệng, biệt.
Tiếng
Vần
 Âm đêm
 Âm chính
 Âm cuối
nhiều
chiếc
nghĩa
miệng 
biệt
Bài 2. Hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh cho các tiếng: nhiều, chiếc, nghĩa, miệng, tiếng, biệt.
Bài 3: a.Chọn trong các từ dưới đây một từ trong đó có tiếng đồng không có nghĩa là “cùng”
 a. đồng hương b. đồng nghĩa c. thần đồng d. đồng ý
*ĐA: thần đồng
b. Chọn một từ ở ý a để điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Chúng tôi đều .. với ý kiến của bạn lớp trưởng.
Bài 4. Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn thường lệ, em có dịp đứng ngắm lại ngôi trường thân yêu của mình. Hãy tả lại trường em lúc ấy.
- Hướng dẫn HS: + lập dàn ý
+ Viết hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh trường em.
- HS làm bài xong đọc trước lớp.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học:
- Dặn HS về xem lại bài.
buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ trái nghĩa: xác định từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa.
- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
II. Hoạt độgn dạy học:
- GV giúp HS làm bài tập và củng cố kiến thức qua từng bài tập:
Bài 1. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
c) - Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Chết trong còn hơn sống đục.
d) - Ngày nắng đêm mưa.
- Khôn nhà dại chợ.
- lên thác xuống ghềnh.
- Kẻ ở người đi.
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
- Chân cứng đá mềm.
Đáp án: a) đoàn kết - chia rẽ; sống - chết.
 b) tốt - xấu; xấu - đẹp.
 c) chết - sống; vinh - nhục; trong - đục
 d) ngày - đêm; nắng - mưa; lên - xuống; ở - đi; nhỏ - lớn; cứng - mềm.
Bài 2. Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a) " già": - quả già
- người già
- cân già
b) " chạy": - người chạy
- ô tô chạy
- đồng hồ chạy
c) " nhạt ": - muối nhạt
- đường nhạt
- màu áo nhạt
Bài 3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết.
Bầi 4. Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở bài tập 3
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 buổi chiều
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về cấu tạo của vần; quy tắc viết dấu thanh.
- Viết bài văn tả cảnh trường em.
II. Hoạt động dạy học:
- GV giúp HS hiểu yêu cầu và làm bài tập sau:
Bài 1. Cho biết cấu tạo vần của các tiếng sau đây: nhiều, chiếc, nghía, miệng, biệt.
Tiếng
Vần
Âm đêm
Âm chính
Âm cuối
nhiều
chiếc
nghía
miệng 
biệt
Bài 2. Hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh cho các tiếng: nhiều, chiếc, nghía, miệng, tiếng, biệt.
Bài 3. Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn thường lệ, em có dịp đứng ngắm lại ngôi trường thân yêu của mình. Hãy tả lại trường em lúc ấy.
- Hướng dẫn HS: + lập dàn ý
+ Viết hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh trường em.
- HS làm bài xong đọc trước lớp.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học:
- Dặn HS về xem lại bài.
luyện toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố một loại dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Thực hành làm các bài tập trang 24, 25 VBT
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập. (10')
- Yêu cầu HS yếu làm bài 1, 2; HS còn lại làm bài 1, 2, 3 VBT và 2 BT làm thêm.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu từng bài tập.
HĐ2: Thực hành (25')
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, tóm tắt rồi tìm ra cách giải.
Tóm tắt: 14 người: 10 ngày
 7 ngày: .... người
- Hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị.
Bài 2: 
- Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị.
- GV nhận xét, củng cố lại cách giải 
Bài 3:
 - Yêu cầu 1 HS lên tóm tắt bài toán và giải.
- GV nhận xét, củng cố lại cách giải "rút về đơn vị "
BT làm thêm:
Bài 1: Có 7 bao gạo nặng 364kg, hỏi 12 bao gạo nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?
Bài 2: ở một công trường, 1 tổ có 5 người đập trong một ngày được 13m3 đá. Hỏi cũng với năng suất ấy, 70 người đập trong một ngày được bao nhiêu mét khối đá ?
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập. Nêu yêu cầu bài tập khó.
- HS làm bài tập vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, tóm tắt và giải. 
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Một ngày cần có số người là: 
14 x 10 = 140 (người)
Làm xong công việc trong 7 ngày cần:
140 : 7 = 20 (người)
Đáp số: 20 người
- 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
Giải:
1 người ăn hết số gạo dự trữ trong thời gian là:
26 x 100 = 2600 (ngày)
130 người ăn hết số gạo dự trữ trong thời gian là:
2600 : 130 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày.
- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải.
Lớp nhận xét.
Giải:
1 giờ cần có số máy là:
18 x 5 = 90 (máy)
10 giờ cần có số máy là:
90 : 10 = 9 (máy)
Đ/S: 9 máy bơm
Giải:
1 bao gạo nặng số ki lô gam là:
364 : 7 = 52 (kg)
12 bao gạo nặng số ki lô gam là:
52 x 12 = 624 (kg)
Đáp số: 624 kg.
Giải:
1 người đạp trong 1 ngày được số đá là:
13 : 5 = (m3)
70 người đạp trong 1 ngày được:
70 x = 182 (m3)
Đáp số: 182 m3
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học:
- Dặn HS về xem lại bài.
yện Toán
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng có về:
-Củng cố cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) hai số đó
- Các mối quan hệ tỉ lệ đã học
- Giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ
- Làm các bài tập VBT
II. Hoạt động dạy học
Hoạtđộng dạy
Hoạt động học
1. Hướng dẫn luyện tập
Bài1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán trước lớp
- Gọi học sinh nêu dạng bài đã học
- Gọi học sinh nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên lớp sau đó nhận xét cho điểm
Bài 2: Cách tổ chức thực hiện như bài1
Bài 3:
- Gọi một HS đọc đề bài trước lớp
- GV yêu cầu học sinh làm bài
- GV tổ chức nhận xét bài làm của học sịnh
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn cách giải,
- Y/C cả lớp tự giải vào vở
- Chấm điểm bài làm cho học sinh
2. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- 1 học sinh đọc bài trước lớp
- 1 học sinh nêu bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ hai số
- 1 học sinh nêu - lớp nhận xét
- 1 học sinh làm trên bảng - lớp làm vào vở
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Số học sinh nam là:
(36 : 4) x 1 = 9 (em)
Số học sinh nữ là:
39 - 9 = 27 (Em)
Đ/S: nam 9 em, nữ 27 em
- 1 học sinh làm bài trên bảng,cả lớp làm vào vở
- Đ/ S:100m
- Một HS đọc thành tiếng - cả lớp theo dõi
- Một hs làm trên bảng lớp - lớp làm vào vở 
- Đ/ S:180 kg
- Một HS giải trên bảng - lớp giải vào vở
- Tổ chức nhận xét - chốt lại kết quả đúng
Đ/S: 20 ngày
(Tiết1)
Luyện về giải toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố dạng quan hệ tỉ lệ và giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
- Thực hành làm bài tập VBT trang 21,22 
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1. Hướng dẫn luyện tập. (15')
- Yêu cầu HS yếu, TB lầm bài 1, 2; HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3 4.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu từng bài tập.
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, nêu cách giải.
- Hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị.
Bài 2: 
- HS giải bằng cách "rút về đơn vị"
- GV nhận xét, củng cố lại cách giải "rút về ssơn vị"
Bài 3: - Yêu cầu 1 HS khá lên tóm tắt bài toán và giải.
HĐ2: Chấm chữa bài cho học sinh
- GV nhận xét chốt lại các cách giải từng bài khắc sâu kiến thức
- Chấm điểm bài làm cho học sinh
- HS đọc kĩ yêu cầu từng bài tập. Nêu yêu cầu bài tập khó.
- HS làm bài tập vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, nêu cách giải.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Số tiền mua một mét vải là:
90 000 : 6 = 15 000 (đồng)
Số tiền mua 10 m vải là:
15 000 x 10 = 150 000 (đồng)
Đáp số: 150000 đồng.
- 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
Giải:
Một hộp có số bánh là:
100 : 25 = 4 (cái)
Sáu hộp có số bánh là:
4 x 6 = 24 (cái)
Đáp số: 24 cái.
- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải.
Lớp nhận xét.
Giải:
21 ngày gấp 7 ngày số lần là:
21 : 7 = 3 (lần)
Số cây trồng được trong 21 ngày là:
1000 x 3 = 3000 (cây)
Đ/S: 3000 cây
- học sinh ghi nhớ cách giải bài toán
- Khoảng 5 - 6 HS được chấm điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 oanh.doc