Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 14

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 14

Tập đọc - Tiết: 27

 Bài: CHUỖI NGỌC LAM.

I/ Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy lưu loát diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên ; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị ; chị cô bé ngay thẳng thật thà.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui của người khác.

II/ Đồ dùng dạy học:

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc trả lời các câu hỏi về bài “Trồng rừng ngập mặn”.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14 Ngày soạn: 7/11/2009
 Ngày giảng:Thứ hai, 9/11/2009
Tập đọc - Tiết: 27
 Bài: chuỗi ngọc lam.
I/ Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy lưu loát diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên ; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị ; chị cô bé ngay thẳng thật thà.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui của người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
	- HS đọc trả lời các câu hỏi về bài “Trồng rừng ngập mặn”.
3.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc:
- Chia 2 đoạn:
- Tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu hỏi, câu cảm, các tiếng, từ khó phát âm.
+ Giúp học sinh hiểu nghĩa từ khó.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
*Tìm hiểu bài:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
+ Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi- e làm gì?
+ Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mỗi đoạn cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu hỏi, câu kể, câu cảm , thể hiện đúng lời của nhân vật 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1học sinh đọc cả bài.
- 2 học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn lần 1.
- Pi- e, Nô -en, lúi húi,..
-2 học sinh đọc nối tiếp lần 2,kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc lại cả bài.
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu
- Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở 
-Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt, có tấm lòng nhân hậu, quan tâm và biết đem lại niềm vui cho người khác.
- Học sinh tìm giọng đọc của bài.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 2
- Học sinh thi đọc diễn cảm. 
- Ca ngợi 3 nhân vật trong truyện có tấm lòng nhân hậu
4. Củng cố - Dăn dò:
	- GV hệ thống lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 66
 Bài: chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên 
 mà thương tìm được là một số THậP phân.
I/ Mục tiêu: 
	- Học sinh nắm được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	- Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học :
III/ Hoạt động dạy học : 
1,Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh lên bảng chữa bài tập 1.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
a, Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Ví dụ1: Nêu ví dụ sách giáo khoa.
- Làm thế nào để tìm được độ dài 1 cạnh của sân là bao nhiêu m?
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.
- Kết luận: Vậy 27 : 4 = 6,75(m)
- Gọi học sinh nêu lại cách tính.
* Ví dụ 2: 43 : 52 = ?
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính.
- Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt lại.
c, Thực hành:
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân: 2 học sinh lên bảng thực hiện, chữa bài.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giúp học sinh tóm tắt bài toán.
- Tổ chức học sinh tự giải, chữa bài
- Tóm tắt ví dụ.
 27 : 4 = ? (m) 27 4
 30 6,75(m)
 20
 0
- 1,2 học sinh nêu lại.
 43,0 52
 430 0,82.
 140
 36
- (.....)
- 2 học sinh đọc qui tắc sách giáo khoa.
Bài 1:
Kết quả: a, 2,4; 5,75 ; 24,5.
 b, 1,875; 6,25; 20,25.
Bài 2:
 Bài giải:
 Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8(m).
 Số mét vải để may 6 bộ quần áo là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m).
 Đáp số : 16,8 m.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài , làm bài 3/ sgk và chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe- viết) - Tiết: 14
 Bài: Chuỗi ngọc lam.
I/ Mục tiêu:
	- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Chuỗi ngọc lam”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ao/ au.
II/ Đồ dùng dạy- học :
- GV : Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học :
1, Kiểm tra bài cũ.
 	- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ : sáo sậu, xương gà, sương đêm.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài:
b, Tìm hiểu nội dung bài .
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
+Nội dung của đoạn văn là gì? 
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả; đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Đọc chính tả cho học sinh viết.
- Đọc lại toàn bộ bài.
- Thu và chấm bài(5-7 bài)
- Nhận xét bài viết của HS.
c, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp: Viết, tìm từ ngữ phân biệt tr/ch?
- Gọi học sinh đọc bài hoàn chỉnh.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn và bổ sung .
- Giáo viên nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nhận xét và bổ sung.
- Theo dõi sgk.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp.
+ Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan.
+ ngạc nhiên, Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, lúi húi, rạng rỡ. 
- Nghe đọc và viết bài.
- Học sinh soát lỗi. 
 Bài tập 2 (a):
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh thảo luận; báo cáo kết quả .
Tranh- chanh
tranh ảnh, bức tranh, ...
quả chanh, chanh chua,.
trưng
 chưng
trưng bày, sáng trưng,...
bánh chưng, chưng cất,..
Trúng
chúng
trúng đích, trúng đạn,...
chúng tôi, chúng bạn,...
trèo
chèo
leo trèo, trèo cây,...
vở chèo, hát chèo,...
Bài tập 3:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài tập: (hòn) đảo, (tự hào), (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước, (môi) trường, chở (đi), trả (lại).
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 14
 Bài: Tôn trọng phụ nữ. 
 (Tiết 1).
I/ Mục tiêu:
	- Học sinh cần biết tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
	- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.
	- Thực hiện các hành vi quan tâm chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Tài liệu và phương tiện dạy học.
- GV: thẻ màu	
III/ Các hoạt động dạy học. 
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b,Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (SGK).
* Mục tiêu: Học sinh biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
* Cách tiến hành.
- Giáo viên chia thành nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, và chuẩn bị giới thiệu một bức ảnh trong sách giáo khoa
+ Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình và xã hội?
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- Yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ.
- Quan sát tranh trong sách giáo khoa.
- Học sinh trình bày và nhóm khác bổ sung ý kiến 
- Nuôi con, cho con bú, nấu cơm, đi chợ, nhà khoa học, giám đốc,...
- Vì họ rất vất vả, họ là những người chân yếu tay mềm, song họ vẫn tham gia các công việc mà trước đây chỉ có người đàn ông mới làm, 
- 2-3 học sinh nêu ghi nhớ.
c, Hoạt động 2: Làm bài tập 1. SGK.
* Mục tiêu: - Học sinh biết các hành vi tôn trọng phụ nữ .
	 - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt trai, gái.
* Cách tiến hành.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Kết luận: 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Học sinh thảo luận,trình bày.
+ Việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là các ý a) và b).
+ Việc làm thể hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là các ý c) và d).
d,Hoạt động 3: Bày tỏốy kiến( BT. 2 SGK).
* Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu: Bày tỏ thái độ bằng việc giơ thẻ.
+Kết luận: Tán thành các ý(a, d).
 Không tán thành các ý(b,c,d)
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh giơ thẻ bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành.
3, Củng cố - Dặn dò :
	- GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 8/11/2009
 Ngày giảng:Thứ ba, 10/11/2009
Toán - Tiết: 67.
 Bài: Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
	- Học sinh được củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
II/Đồ dùng dạy học.
III/ Hoạt động dạy học. 
1, ổn định tổ chức. 
2, Kiểm tra bài cũ: - Học sinh chữa bài tập 3.
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức làm bài cá nhân; 2 học sinh lên bảng thực hiện,chữa bài:
- Làm mẫu ý (a).
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: Tóm tắt và nêu cách giải.
- 1 học sinh nên bảng chữa bài.
- Tổ chức tương tự bài 3.
Bài 1:
Kết quả: a, 16,01 c, 1,67
 b, 1,89 d, 4,38.
Bài 2:
a) 8,3 x 0,4 = 3,32. b) 4,2 x 1,25 = 5,25
 8,3 x10 : 25 = 3,32 4,2 x 10 : 8 = 5,25
 c) 0,24 x 2,5 = 0,6.
 0,24 x 10 : 4 = 0,6.
Bài 3:
 Bài giải:
 Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
 24 x = 9,6 (m)
 Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
 (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
 Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
 24 x 9,6 = 230,4 (m2).
 Đáp số: 67,2 m và 230,4 m2
Bài 4:
 Bài giải:
 1 giờ xe máy đi được là:
 93 : 3 = 31(km)
 1 giờ ô tô đi được là:
 103 : 2 = 51,5(km)
1 giờ ô tô đi nhiều hơn và xe máy số km là:
 51,5 - 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5km.
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 27
 Bài: Ôn tập về từ loại.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
	- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học: Danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
	- Thực hành kĩ năng sử dụng đại từ , danh từ trong các ki ... vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
+ Vữa xi măng có tính chất gì? và vữa xi măng dùng để làm gì?
+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Bê tông có ứng dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì? Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
+ Cần có lưu ý gì khi sử dụng vữa xi măng ?
+ Ta cần bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?
- GV nhận xét, kết luận:
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- Xi măng là dạng bột mịn có màu xanh xám hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô khi khô kết thành tảng cứng như đá.
- Dùng để xây nhà...
- Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.
- Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên cứng không rạn nứt không thấm nước. Người ta dùng vữa xi măng để trát nhà, bể, tường,...
- Bê tông là hỗn hợp do nước, đá, cát, xi măng trộn đều, bê tông là hỗn hợp chịu nén dùng đổ cột, đổ trần, làm móng nhà,...
- Hỗn hợp như bê tông đổ vào khuôn có cốt thép. Họ dùng bê tông cốt thép để làm nhà cao tầng và một số công trình lớn.
- Vữa xi măng phải dùng ngay sau khi trộn... làm xong phải rửa tay ngay.
- Cần để xi măng cẩn thận nơi khô ráo, thoáng khí,, dùng chưa hết phải buộc chặt. Vì xi măng dạng bột có thể gây bụi, bẩn, xi măng gặp không khí sẽ kết tảng.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- Khi sản xuất xi măng ta phải dùng nguyên liệu gì? Để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên đất sét, đá vôi và ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất xi măng, chúng ta phải làm gì?
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 28
 Bài: luyện tập làm biên bản cuộc họp.
I/ Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về biên bản cuộc họp.
	- Biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
- Viết đề bài lên bảng:
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
+ Em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
+ Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời gian nào?
+ Một biên bản đúng thể thức gồm mấy phân?
- Dán bảng phụ viết dàn ý 3 phần của biên bản:
- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 4: Yêu cầu cùng thảo luận và viết biên bản cho 1 cuộc họp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc đề bài.
- 3 học sinh nối tiép đọc 3 gợi ý sách giáo khoa.
- ....( họp tổ, họp lớp,...)
- 1 số học sinh nêu ý kiến.
- 3 phần:....
- 2 học sinh đọc lại.
- Thảo luận nhóm.
- Viết biên bản.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung biên bản của nhóm mình.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về hoàn thiện biên bản. Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết: 14
 Bài: thu đông 1947. việt bắc “ mồ chôn giặc pháp”.
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
	- Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
	- Biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
	- Tại sao ta phảitiến hành kháng chiến toàn quốc?
	- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch thể hiện điều gì?
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a,Hoạt động 1. Làm việc cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b,Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nguyên nhân tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc:
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì?
+ Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
+ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để đối phó với âm mưu của địch?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
c, Hoạt động 3: Làm việc cả lớp và theo nhóm.
- Giáo viên sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến.
- Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm 2: 
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc như thế nào?
+ Sau hơn một tháng, tình hình quân địch như thế nào?
+ Sau 75 ngày đêm, ta thu được kết quả ra sao?
+ Chiến thắng có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
* Nguyên nhân của chiến dịch thu -đông:
- 2 em nối tiếp đọc thông tin sgk.
- Thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến:
- Thực dân Pháp muốn tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta để kết thúc chiến tranh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã họp và quyết định phải phá tan cuộc tấn công của giặc.
* Diễn biến:
- Tháng 10 - 1947 thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc.
- Quân ta chặn đánh địch ở cả ba mũi tấn công.
- Sau hơn một tháng địch phải rút lui.
* Kết quả: 
-Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
* ý nghĩa:
-Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 sơ kết tuần 14.
1.Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép. 
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Duy trì số lượng 100%.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp. Nhiều em đạt điểm giỏi, đặc biệt một số học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt.
 - Tồn tại: Vẫn còn hiện tợng mất trật tự trong giờ học.
3, Lao động:
 - Mưa nghỉ.
4, Thể dục- vệ sinh:
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Thực hiện tốt nội qui của đội, tham gia giao thông an toàn. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
 - Tập văn nghệ chuẩn bị chào mừng ngày 20/11.
6, Phương hướng tuần 15:
 - Duy trì số lợng: 19/19 .
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tập văn nghệ chuẩn bị chào mừng ngày 20/11.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Thực hiện an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 27
 Bài: động tác điều hoà- Trò chơi “thăng bằng”.
I/ Mục tiêu:
- Ôn 7 động tác dã học của bài thể dục phát triển chung. Học động tác điều hoa.
- Thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Tham gia trò chơi tương đối củ động.
II/ Đồ dùng dạy học:
1, Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
2, Phương tiện: 1 còi kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐLượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2, Phần cơ bản:
- Học động tác “Điều hoà”.
-Ôn 8 động tác đã học.
- Trò chơi “ Thăng bằng”
3, Phần kết thúc:
6-10phút
18-22phút
4-5lần
8-10phút
5-6phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số báo cáo.
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy chậm theo vòng tròn, tập các động tác khởi động khớp cổ tay, vai, hông, đầu gối,...
- Giáo viên nêu tên động tác, tập mẫu và phân tích động tác.
- Giáo viên tập chậm cho học sinh tập theo 1-2 lần.
- Giáo viên hô nhịp: Học sinh tự tập 1-2 lần
- Chia tổ cho học sinh tự luyện tập: Giáo viên quan sát sửa sai.
- Tập hợp cả lớp: Ôn lại 8 động tác 1 lần.
- Giáo viên nêu tên trò chơi; cùng học sinh nhắc lại cách chơi.
- Cho 1-2 học sinh làm mẫu. Tổ chức cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về ôn lại các động tác đã học.
 ---------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 28
 Bài: Bài thể dục phát triển chung. 
 trò chơi “ Thăng bằng”.
I/ Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung yêu cầu thực hiện động táctương đối chính xácđộng tác.đúng nhịp hô.
- Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động và an toàn.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
1, Địa điểm: -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
2, Phương tiện:- Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
2, Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Thăng bằng”
3, Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22phút
10-12phút
5-6 phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn, đứng lại, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối,...
- Cả lớp tập 1 lần theo đội hình hàng ngang do giáo viên hô nhịp.
- Chia tổ: Học sinh tự quản ôn tập bài thể dục.
- Tập hợp cả lớp: Từng tổ báo cáo, kết quả ôn tập, mỗi tổ trình diễn bài thể dục 1 lần.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét tổ tập đúng nhất.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chọn 1 lớp lên làm mẫu.
- Tổ chức học sinh cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà: Ôn lại bài thể dục phát triển chung.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật: Tiết 14
 Bài: cắt khâu thêu nấu ăn tự chọn.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu thêu hoặc nấu 1 món ăn tự chọn.
- Học sinh làm được 1 sản phẩm khâu thêu hoặc nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1, Thực hành hoàn thiện sản phẩm.
2, Đánh giá sản phẩm.
a, Giới thiệu bài:
b, Tổ chức học sinh tiếp tục thực hành làm sản phẩm tự chọn:
c, Tổ chức học sinh trưng bày, đánh giá sản phẩm:
- Yêu cầu trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá theo A+, A, B.
- Học sinh tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- 2-3 học sinh đai diện nhận xét sản phẩm của từng nhóm.
3: Củng cố- Dặn dò:
- Chốt lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 14.doc