Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 30

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 30

I/ Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng phụ.

III/ Các họat động dạy học:

1/ Ổn định tổ chức.

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Dạy bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :30 
 Ngày soạn: 27/ 3/ 2010
 Ngày giảng: Thứ hai, 29/ 3/ 2010
Tập đọc - Tiết: 59
 Bài: thuần phục sư tử.
I/ Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ.
III/ Các họat động dạy học:
1/ ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Chia đoạn: 5 đoạn.
+ Sửa phát âm, ngắt nghỉ, luyện đọc đúng từ khó.
+ Giải nghĩa từ: 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
- Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
- Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với sư tử ?
- Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
- Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt  lặng bỏ đi”?
- Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học sinh thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Tổ chức cho cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
- Dán bảng phụ, giáo viên đọc mẫu.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1 học sinh đọc cả bài.
- 5 em đọc nối tiếp lần 1.
- Ha-li-ma, giáo sĩ....
- 5 em khác đọc nối tiếp đoạn lần 2. kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc nối tiếp cả bài.
+ Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên
+ Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm của 1 con sư tử
+ Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi
+ Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng, mang cho sư tử ăn.
+ Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+ Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
- Nêu giọng đọc từng đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
* Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 146
 Bài: Ôn tập về đo diện tích.
I/ Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng. 
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các họat động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân: Học sinh nêu ý kiến.
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện.
- Chữa bài:
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện, chữa bài.
- Tổ chức tương tự bài 2.
Bài tập 1:
a, Học sinh kẻ bảng vào vở: điền số thích hợp.
b, - Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng đơn vị lớn tiếp liền.
Bài tập 2:
a, 1= 100= 10000= 1000000.
 1ha = 10000.
 1= 100ha = 1000000.
b, 1 = 0,01 
 1= 0,0001= 0,0001ha 
 1 = 0,000001.
 1ha = 0,01.
 4ha = 0,04.
Bài tập 3:
a, 65000= 6,5ha 
 846000= 84,6ha.
 5000 = 0,5ha.
b, 6 = 600ha. 
 92 = 920ha.
 0,3 = 30ha.
3, Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- HS về học bài. Chuẩn bị bài sau. 
---------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả - Tiết: 30
 Bài: (Nghe - viết) cô gái của tương lai.
I/ Mục tiêu: 
- Nghe và viết đúng chính tả bài “Cô gái ở tương lai”. 
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ.
III/ Các họat động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
 - 2 học sinh lên bảng viết tên danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh nghe viết:
- Đọc bài chính tả sgk 1 lượt.
- Bài chính tả nói về ai?
- Lưu ý học sinh những từ ngữ khó viết, dễ viết sai;
- Giáo viên đọc từng câu.
- Đọc toàn bài.
- Chấm chữa 1 số bài ; nhận xét chung.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi 1 học sinh đọc lại các cụm từ in nghiêng.
- Giáo viên dán tờ phiếu đã viết các cụm từ in nghiêng lên bảng và hướng dẫn học sinh làm bài.
- Cho học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- Theo dõi.
- Giới thiệu Lan Anh là 1 cô gái giỏi giang, thông minh...
- in- tơ- nét, Ôt-xtrây-li-a; Nghị viện Thanh niên..
- Gấp sách giáo khoa, viết bài.
- Soát lại bài.
Bài tập 2:
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận: anh hùng / lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng Lao động.
Các cụm từ khác tương tự như vậy:
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
Bài tập 3:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
a, Huân chương Sao vàng
b, Huân chương Quân công
c, Huân chương Lao động
3/ Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức - Tiết: 30
 Bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
 Học xong bài này, HS biết:
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II/ Tài liệu và phương tiện:
III/ Các họat động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài: 
b, Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK.
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người ; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin trong bài.
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho con người?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Giáo viên kết luận :
- Các nhóm cùng thảo luận:
- Rất có ích cho cuộc sống con người; phục vụ cá nhân đời sống, sản xuất điện,....
- Cần sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, không khí,....
- Đọc ghi nhớ sgk.
c, Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân.
- Gọi một số học sinh trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
- 1 số học sinh nêu ý kiến: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên...
d, Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập.
- Sau mỗi ý kiến, giáo viên yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- Giáo viên mời một số học sinh giải thích lí do.
- Giáo viên kết luận: 
- Học sinh nghe từng ý kiến và giơ thẻ bày tỏ thái độ theo qui ước.
+Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
+Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
3/ Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài .
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 28/ 3/ 2010
 Ngày giảng: Thứ ba, 30/ 3/ 2010 
Toán - Tiết: 147
 Bài: ôn tập về đo thể tích.
I/ Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét
khối viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II/ Đồ dùng dạy học :
III/ Các họat động dạy học:
1/ ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 2. giáo viên cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Gọi 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 1: 
a, Học sinh làm bài cá nhân, chữa bài.
b, - Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 1 = 1000 7,268 = 7268 0,5= 500 3 2 = 3002 
1 = 1000 4,351 = 4351 0,2 = 200 1 9 = 1009 
Bài tập 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
a, Có đơn vị là mét khối
 6 272 = 6,272
 2105 = 2,105
 382 = 3,082
b, Có đơn vị là đề-xi-mét khối
 8439 = 8,439
 3670 = 3,670 = 3,67
 5 77 = 5,077.
4/ Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- HS về học bài.Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 59
 Bài: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
 - 1 học sinh chữa bài tập 3.
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến, trao  ...  xét.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi học sinh nêu cách làm. 
- Cho học sinh làm vào vở.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- a, b : số hạng 
 c : tổng
- Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
Bài tập 1:
a. 889972 + 96308 = 986280 
b. + = + =
c. 3 + = 3
d. 926,83 + 549,67 = 1476,50
Bài tập 2
a, (689 + 875) + 125
 = 689 + ( 875 + 125)
 = 689 + 1000 =1689.
 581 +(878 + 419) 
 = (581 + 419) + 878
 = 1000 + 878 = 1878
b, .
 = 
c, 83,75 + 46,98 + 6,25 
 = (83,75 + 6,25) + 46,98
 = 90 + 46,98 = 136,98
 5,87 + 28,69 + 4,13 
 = (5,87 + 4,13) + 28,69
 = 10 + 28,69 = 38,69.
Bài tập 3
a, x + 9,68 = 9,68 ; x = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68 
 + x = ; Ta có: = ; 
 Hay: + x = ;
 Vậy: x = 0 vì + 0 = .
Bài tập 4:
 Bài giải
 Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là:
 + = ( thể tích của bể)
 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích của bể
4/ Củng cố - Dặn dò.
 - GV chốt lại nội dung bài.
 - HS về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------
Khoa học - Tiết: 60
 Bài: sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
I/ Mục tiêu: 
 Sau bài học, học sinh biết:
 - Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ và hươu.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các họat động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Hãy kể tên một số loại thú đẻ một lứa một con, một lứa nhiều con?
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài: 
b, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Học sinh trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm: Tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, và sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?.
+ Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Nhận xét, kết luận:
- Thảo luận nhóm: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến.
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân, hạ.
- Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải bảo vệ con suốt tuần đầu.
- Từ 1,5 đến 2 năm hổ con có thể sống độc lập.
- Hươu ăn cỏ, lá cây. sống theo bầy đàn.
- Hươu thường đẻ 1 con 1 lứa, hươu con sinh ra đã biết đi và bú mẹ.
- Chạy là tự bảo vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo) không để kẻ thù đuổi bắt ăn thịt.
c, Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
* Mục tiêu: Khắc sâu cho học sinh kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm; tổ chức các nhóm đóng vai thú săn mồi và con mồi.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét.
- Phân công đóng vai:
Nhóm 1: “ thú săn mồi” hổ mẹ, hổ con.
Nhóm 2: “ con mồi”: hươu mẹ, hươu con.
- Chuẩn bị tập dượt.
- Tiến hành chơi:
3/ Củng cố - Dặn dò:
 - GV chốt lại nội dung bài.
 - HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật - Tiết:30
 Bài: lắp rô - bốt.
I/ Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô - bốt..
- Lắp rô - bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Mẫu rô - bốt đã lắp..
 HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các họat động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các bước lắp máy bay trực thăng? 
2/ Dạy bài mới.
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Quan sát, nhận xét mẫu.
2, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a, Hướng dẫn chọn các chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận:
- Lắp chân rô - bốt.
- Lắp thân rô - bốt.
- Lắp các bộ phận khác.
c, Lắp ráp rô bốt.
d, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
a, Giới thiệu bài.
b, Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Cho học sinh quan sát mẫu rô - bốt đã lắp.
- Để lắp được rô - bốt, ta cần lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó.?
* Tiểu kết:
c, Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1-2 học sinh gọi tên, chọn đúng đủ từng loại chi tiết xếp vào lắp hộp.
- Yêu cầu quan sát hình 2(a): gọi 1 học sinh lắp mặt trước của 1 chân.
- Hướng dẫn học sinh lắp bàn chân, lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô - bốt
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3:
- Nhận xét bổ sung hoàn thiện.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4: Hướng dẫn lắp bánh đai, bánh xe, thanh U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
- Hướng dẫn học sinh lắp tay rô - bốt., lắp ăng ten, lắp trục bánh xe.
- Hướng dẫn học sin lắp ráp các bộ phận theo hình 1- sgk.
- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô- bốt.
- Hướng dẫn thao tác các chi tiết theo qui trinh ngược lại với qui trình lắp.
- Quan sát.
- 6bộ phận: chân, than, đâu, tay, ăng ten, trụ bánh xe.
- Học sinh gọi tên, chọn các chi tiết.
-
 Quan sát bổ sung.
-
 1 học sinh lắp ráp.
- Lớp quan sát bổ sung.
- 1 học sinh lắp thân rô- bốt.
- Nêu các chi tiết dùng để lắp đầu.
- Quan sát hình 5 a, b, c.
- 1,2 học sinh lên tháo rời các chi tiét rồi xếp vào hộp.
3/ Củng cố – Dặn dò.
- Nhắc lại qui trình lắp rô- bốt..
- Về chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 60
 Bài: Tả con vật. ( Kiểm tra viết). 
I/ Mục tiêu:
 - Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong sách khoa.
- Giáo viên hỏi học sinh đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- Giáo viên nhắc học sinh : Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
c, Học sinh làm bài kiểm tra:
- Tổ chức học sinh viết bài vào vở kiểm tra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong sách khoa.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- Học sinh nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
3, Củng cố - Dặn dò:
- GV thu bài kiểm tra về chấm.
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 Sơ kết tuần 30.
1, Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép.
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Chuyên cần 19/19.
 - Đi học đúng giờ, đều, đầy đủ.
 - Có ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Mất trật tự trong giờ học tập chung ở một số em.
3, Lao động:
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
4, Thể dục - vệ sinh.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ.
6, Phương hướng tuần 31:
 - Duy trì số lượng: 100% .
 - Tích cực học bài ở nhà ở lớp.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
 - Thực hiện an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
 -----------------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết:57
 Bài: môn thể thao tự chọn.
 tRò CHƠI: “ Lò cò tiếp sức”.
I/ Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm và phương tiện:
- Địa đểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: cầu lông, còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
2. Phần cơ bản.
a, Môn thêt thao tự chọn: Đá cầu.
b, Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22 phút
14-16 phút
5-6 phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số, báo cáo;
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- Khởi động: xoay các khớp cổ, tay, chân, gối, hông....
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Ôn tâng cầu mu bàn chân.: Đội hình 2 hàng ngang phát cầu cho nhau. 
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân: Chọn đại diện các tổ lên thiphát cầu bằng mu bàn chân.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Cho 1 nhóm học sinh chơi thử. 
- Tổ chức thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp thả lỏng 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Về nhà tập đá cầu.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết:60
 Bài: môn thể thao tự chọn 
 trò chơi: trao tín gậy.
I/ Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Trao tín gậy” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm và phương tiện:
- Địa đểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: cầu lông , còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ,
yêu cầu bài học.
2. Phần cơ bản.
a, Môn thể thao tự chọn: Đá cầu.
b, Trò chơi: Tao tín gậy.
3. Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22phút
14-16phút
5-6 phút
4-6phút
- Tập hợp, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Khởi động: Xoay các khớp cổ chân, tay, hông,..
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: chia tổ tự quản luyện tập.
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Tập theo đội hình 2 hàng ngang phát cầu cho nhau.
- Thi tâng câu, phát cầu: Chọn đại diện mỗi tổ chọn cử 1 đại diện lên thi đua.
- Giáo viên nêu tên trò chơi: cùng học sinh nhắc lại cách chơi, 
- Cho học sinh chơi thử 1lần.
- Tổ chức học sinh thi đua chơi.
- Đi chậm, thả lỏng toàn thân, kết hợp hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Về nhà tập đá cầu.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
 -------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 30.doc