Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 35

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 35

 Bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II .

 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến

tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
	Ngày soạn: 1/ 5/ 2010
	Ngày giảng: Thứ hai, 3/ 5/ 2010
Tập đọc - Tiết: 69
 Bài: Ôn tập cuối học kì II .
 (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
b, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số HS trong lớp):
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc,
HS trả lời.
- GV ghi điểm.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- Một HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập:
+Lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể.
+ Nêu VD minh hoạ cho mỗi kiểu câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Lần lượt học sinh gắp thăm bài .
- Chuẩn bị 2 phút tại chỗ.
- Lần lượt học sinh tiếp nối nhau đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn tập và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 171
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải bài toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài: 
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu, nêu cách làm.
- Cho HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp, chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu, nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 1.
a, = = = = .
b, = = = 
 = = .
c, 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 
 = (3,57 + 2,43) x 4,1 = 6 x 4,1 = 24,6.
d, 3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8
 = 6 x 8,4 - 6,8 = 50,4 - 6,8 = 43,6.
Bài tập 2 : 
a, 
b, 
Bài tập 3: 
Bài giải
 Diện tích đáy của bể bơi là:
 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
 Chiều cao của mực nước trong bể là:
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
 Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao 
 của mực nước trong bể là .
 Chiều cao của bể bơi là:
 0,96 x = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m.
Bài tập 4: 
Bài giải
a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
 Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
 7,2 - 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8 km là:
 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
 Đáp số: a) 30,8 km ; 
 b) 5,5 giờ.
Bài tập 5 
 Bài giải
 8,75 x X + 1,25 x X = 20
 (8,75 + 1,25) x X = 20
 10 x X = 20
 X = 20 : 10
 X = 2
3,Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
-----------------------------------------------------------------------
Chính tả - Tiết: 35
 Bài: Ôn tập cuối học kì II 
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .Một tờ phiếu khổ to ghi nội dung vắn tắt cần ghi nhớ về trạng ngữ. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
b, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
(1/4 số HS trong lớp HS):
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc cho học sinh trả lời. 
-GV ghi điểm.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng tờ phiếu bảng tổng kết, giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Trạng ngữ là gì?
+ Có những loại trạng ngữ nào?
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội cần ghi nhớ về trạng ngữ, mời 2 HS đọc lại.
- HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho 3 HS làm. 
-Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
- Lần lượt học sinh gắp thăm bài .
- Chuẩn bị 2 phút tại chỗ.
- Lần lượt học sinh tiếp nối nhau đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
Bài tập 2:
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
ở
đâu?
-Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ chỉ thời gian
Vì sao?
Mấy giờ?
-Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
-Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
-Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
-Nhờ siêng năng chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
-Tại hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
---------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 35
 Bài: Thực hành cuối học kì II.
I/ Mục tiêu:	
	- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu học tập cho hoạt động 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
	- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
2/ Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài: 
b, Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. 
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét.
c, Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác,quốc tế, Liên hợp quốc, hoà bình, để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 LHQ là tổ chức ... lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của ... Nước ta luôn .... chặt chẽ với các nước thành viên khác của Liên Hợp Quốc trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
-GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
d, Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương?
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 1:
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
Bài tập 2:
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của Liên hợp quốc. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của Liên hợp quốc trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. 
Bài tập 3:
- HS trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
3/ Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
--------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn: 2/ 5/ 2010
	Ngày giảng: Thứ ba, 4/ 5/ 2010
Toán - Tiết: 172
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố tiếp về:
 - Tính giá trị của biểu thức. 
- Tìm số trung bình cộng. 
- Giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học .
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài: 
b, Luyện tập:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV nhận xét.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở, chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu, nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Tổ chức tương tự bài 4.
Bài tập 1:
a, 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05 
 = 6,78 - 13,735 : 2,05 
 = 6,78 - 6,7 = 0,08
b, 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5 
 = 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút
 = 8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút.
Bài tập 2: 
*Kết quả:
 a, 33 .
 b, 3,1 .
Bài tập 3 
Bài giải
 Số HS gái của lớp đó là: 
 19 + 2 = 21 (HS)
 Số HS của cả lớp là: 
 19 + 21 = 40 (HS)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS của cả lớp là:
 19 : 40 = 0,475 
 0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS của cả lớp là:
 21 : 40 = 0,525 
 0,525 = 52,5%
 Đáp số: 47,5% và 52,5%.
Bài tập 4: 
Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
 6000 : 100 x 20 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:
 7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển)
Sau năm hai nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
 Đáp số: 8640 quyển.
Bài tập 5: 
Bài giải
 Vận tốc dòng nước là:
 (28,4 - 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ)
 Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là 
 28,4 - 4,9 = 23,5 (km/giờ)
 Đáp số: 23,5 km/giờ; 
 4,9 km/giờ.
4/ Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
-----------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 70
 Bài: Ôn tập cuối học kì II.
 (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. Bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động ... n kết thúc.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
1 phút
1-2 phút
1- phút
1-2 phút
3 phút
18-22 phút
10 phút
1 phút
2 phút
10 phút
 1 phút
7 phút
2 phút
7 phút
4- 6 phút
 1 phút
 2 phút
 2 phút
-ĐHNL.
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTC: GV
 * * * .
 * * * ..
 - ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
---------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
$35: tập biểu diễn các bài hát
I/ Mục tiêu:
 HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái củacác bài hát trong CT.
II/ chuẩn bị:
 - SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
Đây là tiết học cuối năm GV tổ chức cho HS biểu diễn các bài hát đã học.
Đơn ca
Tốp ca
GV và HS nhận xét, khen ngợi.
3/Dặn dò: Ôn luyện trong hè.
--------------------------------------------------------------------------------
Địa lí
$35: Kiểm tra học kì II
I/ Mục tiêu: 
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về những nội dung đã học.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 -GV phát đề cho HS. 
 -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Đề bài
Đáp án
Câu 1: a) Đánh dấu X vào các số trước những ý đúng:
* Châu A tiếp giáp với các châu lục :
1. Châu Âu.
	2. Châu Đại Dương.
3. Châu Nam Cực.
4. Châu Mĩ.
5. Châu Phi.
* Châu A tiếp giáp với các đại dương :
1. Thái Bình Dương.
	2. Đại Tây Dương.
3. Ân Độ Dương.
4. Bắc Băng Dương.
b) Điền từ ngữ vào chỗ chấm (.) sao cho đúng.
Châu A có số dân ..thế giới. Đa số cư dân châu A là người da .Họ sống tập trung đông đúc tại các  châu thổ và sản xuất  là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác như Trung Quốc, Ân Độ.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
1. Nằm ở Đông Âu, Bắc A.
2. Có diện tích lớn nhất thế giới, 17 triệu km2. Với dân số 144,1 triệu người.
Liên
3. Khí hậu ôn hoà.
Bang
Nga
4. Có rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
5. Sản phẩm công nghiệp : máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm.
6. Sản phẩm nông nghiệp : lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
Câu 3: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
Câu 4: Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 5: Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
Câu 1: (2 điểm)
a) (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0,2 điểm
- Châu A tiếp giáp với các châu lục.
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 5) 
- Châu A tiếp giáp với các đại dương:
* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 4)
b) (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,5 điểm.
	* Đáp án :
	Nối cột bên trái với các ý (1 ; 2 ; 4 ; 6)
Câu 3: (2,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm)
Các nước láng giềng của Việt Nam là : Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
	3-Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
$35: Kiểm tra học kì II
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức kĩ năng về nội dung đã học. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Ôn định tổ chức:
	2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút
	 - GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
 Đề bài
 Đáp án
Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng:
	 Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
1. Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc.
	2. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc Việt Nam.
3. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong vòng hai năm, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Nam.
4. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí xong, nhân dân ta sẽ tiến hành Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
5. Đến tháng 7 năm 1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
Những quyết
định quan
1. Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
trọng nhất
của kì họp
2. Quốc huy ; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
đầu tiê
3. Quốc ca : bài Tiến quân ca.
Quốc
4. Thủ đô: TP Hồ Chí Minh.
Hội khoá VI
5. Đổi thành phố Sài Gòn-Gia Định thành TP Hồ Chí Minh.
Câu 3: Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn mô tả trận chién đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972 
	Ngày 26 – 12, địch tập chung số lượng B52.. (..lần chiếc) hòng huỷ diệt.. Hơn địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom B52 đã sát hại.. người, phá huỷngôi nhà. Quân dân ta đãđánh trả, bắn rơi .. máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay., 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiềuMĩ.
Câu 4: Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
Câu 5: Ngày 30 – 4 – 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nước ta?
Câu 1: (1,5 điểm)
	* Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
	* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 5) 
Câu 2: (1 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,25 điểm.
	* Đáp án : Nối cột bên trái với các ý 
(1 ; 2 ; 3 ; 5)
Câu 3: (2,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm)
Câu 5: (2,5 điểm)
3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Toán - Tiết: 175.
 Bài: Kiểm tra định kì cuối học kì II
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra cuối năm.
- Tự giác, độc lập làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới. Kiểm tra định kì cuối học kì II. 
 Đề bài:
Bài 1: Tính
 a, 5006 + 2357 + 45 c, 21,8 x 3,4
 b, 63,21 - 14,75 d, 24,36 : 6
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 a, 3576 m = .. km c, 5360 kg = . tấn
 b, 53 cm =  m d, 657 g =  kg.
Bài 3: Điền dấu >; <; = 
a, 4,5 giờ .. 4 giờ 5 phút.
b, 8 giờ 16 phút - 1 giờ 25 phút . 2 giờ 17 phút x 3.
c, 26 giờ 25 phút : 5 . 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút.
Bài 4: 
 Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ, đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/ giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính quãng đường AB?
Bài 5: 
 Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên:
 A 4m B 
 2,5m 
 D C
 H 4,5m 
4/ Củng cố, dặn dò:
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Đáp án - Thang điểm.
Bài 1: 2 điểm - mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 Kết quả: a) 7408 ; b) 48,46 ; c) 74,12 ; d) 4,06.
Bài 2: 1 điểm - mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
 Kết quả: a) 3,576 ; b) 0,53 ; c) 5,36 ; d) 0,657.
Bài 3: 1,5 điểm - mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 Kết quả: 
a, 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút.
b, 8 giờ 16 phút - 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3.
c, 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút.
Bài 4: 2,5 điểm
 Bài giải.
 Ô tô đi hết số thời gian là: 
 11giờ45phút - 7giờ - 15phút = 4giờ30 phút.
 4giờ30phút = 4,5 giờ
 Quãng đường AB dài là:
 48 x 4,5 = 216 (km)
 Đáp số: 216 km.
Bài 5: 3 điểm
 Bài giải
Cách 1:
 Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABHD và hình tam giác BCH.
 Diện tích hình chữ nhật là: 
 4 x 2,5 = 10 ( m)
 Diện tích hình tam giác là: 
 4,5 x 2,5 : 2 = 5,625 ( m)
 Diện tích mảnh đất là: 
 10 + 5,625 = 15,625 ( m)
 Đáp số: 15,625 ( m)
Cách 2: 
 Tính theo diện tích hình thang.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 70.
 Bài: Kiểm tra định kì cuối học kì II
 Đọc hiểu - Luyện từ và câu.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra cuối năm.
- Tự giác, độc lập làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới. Kiểm tra định kì cuối học kì II. 
a, Đọc thầm bài “ Cây gạo ngoài bến sông”. ( Sgk.TV5.T2/ 168 )
b, Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời các câu hỏi sau:
	Câu 1: Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
	Câu 2: Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm 1 tuổi?
	Câu 3: Trong chuỗi câu: “ Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.” từ “bừng” nói lên điều gì?
	Câu 4: Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
	Câu 5: Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?
	Câu 6: Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
	Câu 7: Câu: “Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê” thuộc loại câu gì? ( câu đơn, câu ghép )
	Câu 8: Các vế câu trong câu ghép: “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanhh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?
	Câu 9: Dấu phẩy trong câu: “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?
4/ Củng cố, dặn dò:
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Đáp án - Thang điểm.
Tổng: 5 điểm 
Câu 1 (1 điểm): Cây gạo già, thân xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
Câu 2 (0,5 điểm): Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn, vươn cao lên trời.
Câu 3 (0,5 điểm): Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
Câu 4 (0,5 điểm): Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
Câu 5 (0,5 điểm): Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
Câu 6 (0,5 điểm): Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 7 (0,5 điểm): Thuộc loại câu ghép.
Câu 8 (0,5 điểm): Nối với nhau bằng từ “vậy mà”.
Câu 9 (0,5 điểm): Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
---------------------------------------------------------------------------------
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra cuối năm.
- Tự giác, độc lập làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Đề kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Dạy bài mới. Kiểm tra định kì cuối học kì II. 
 Đề bài:
a, Chính tả (Nghe viết).
 Bài: Nếu trái đất thiếu trẻ con. (SGK.TV5.T2/157)
 ( Từ đầu  nụ cười trẻ nhỏ ).
b, Tập làm văn:
 Đề bài: Hãy tả một người thân gần gũi với em mà em luôn yêu quí.
4/ Củng cố, dặn dò:
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Đáp án - Thang điểm.
Tổng: 10 điểm.
1/ Chính tả: 5 điểm.
	- Yêu cầu nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Nếu trái đất thiếu trẻ con”.
2/ Tập làm văn: 5 điểm.
	- Nội dung kết cấu: Có đủ 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ).
	- Trình tự miêu tả hợp lí.
	- Hình thức, diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. 
 Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctui 35.doc