Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 23

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 23

TẬP ĐỌC

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. MỤC TIÊU: HS cần:

 - Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kịên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 của bài Cao Bằng rồi trả lời câu hỏi :

+ Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện qua những chi tiết nào ?

+ Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì ?

 - GV nhận xét, cho điểm .

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
 Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Phân xử tài tình
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kịên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III. Hoạt động dạy học: 
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 của bài Cao Bằng rồi trả lời câu hỏi :
+ Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện qua những chi tiết nào ?
+ Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì ?
 - GV nhận xét, cho điểm .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (Giáo viên giới thiệu bằng tranh)
- GV đưa tranh ra và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng .
 2. Luyện đọc :
 - Một HS khá đọc bài văn
 - GV giúp HS chia bài văn thành 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn( 2- 3 lượt)
 - GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm chính xác các từ ngữ khó đọc: manh mối, mếu máo, rưng rưng, khung cửi, vãn cảnh,...
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn; GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ: quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, khung cửi,...
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một HS đọc cả bài
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
 3. Tìm hiểu bài:
 *Yêu cầu HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời từng câu hỏi.
 - HS đọc đoạn 1, 2 và TLCH:
 + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?( Về việc mình bị mất cắp vải;....)
 + Quan đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?( Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng; cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ;...)
 + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vải? ( Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé;... ) 
 - HS đọc đoạn 3 và TLCH:
 + Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?( Quan án đã thực hiện các việc sau: (1) Cho gọi hết sư dãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc,...(2) Tiến hành” đánh đòn” tâm lí,...)
 + Vì sao quan án dùng cách trên?( Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt)
 + Quan án phá được vụ án nhờ đâu?( Quan án là người thông minh,...)
 4. Đọc diễn cảm:
 - Tổ chức cho HS đọc phân vai .
 - GV ghi bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc .
 - Cho HS thi đọc.
 5. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét, khen những HS đọc tốt. Dặn chuẩn bị bài sau .
Toán
Xăng-ti-mét khối. đề-xi-mét khối
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 - Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1; Bài 2(a) ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Đồ dùng dạy học toán 5 .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hình thành biểu tượng xăng- ti - mét khối và đề xi- mét khối.
 - GV giới thiệu lần lượt các hình lập phương cạnh 1dm, 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó, GV giới thiệu về đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối. Một số HS nhắc lại. 
 - GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa đề- xi-mét khối và xăng- ti -mét khối .
 - GV kết luận về đề-xi-mét khối, xăng- ti- mét khối, cách đọc và viết đề- xi- mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này: 1dm3 = 1000cm3
 - Nhiều HS nhắc lại mối quan hệ giữa dm3 và cm3 
 2. Thực hành :
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK:
 Bài 1: Rèn kĩ năng đọc viết, đúng các số đo.
- HS tự hoàn thành vào vở bảng sau:
Viết số
Đọc số
76cm3
bảy mươi sáu xăng- ti mét khối
519cm3
......................................................
85,08dm3
........................................................
cm3
...........................................................
..................
một trăm chín mươi hai xăng- ti- mét khối
.................
hai nghìn không trăm linh một đề- xi- mét khối.
...................
ba phần tám xăng- ti- mét khối.
 - HS làm xong đổi bài cho bạn tự kiểm tra .
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 2:( HS khá, giỏi làm cả)Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3
 - GV hướng dẫn HS làm như bài 1 .
 - Cho HS đọc kết quả và giải thích cách làm .
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 a) 1dm3 = 1000cm3 375dm3 = 375000cm3
 ..........
 b) 2000cm3 = 2dm3 154 000cm3= 154cm3
 .................
 3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng- ti- mét khối
 - GV nhận xét tiết học; dặn dò
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. 
 - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng năng lượng điện.
 - Hình và thông tin trang 92, 93 Sgk .
III. Hoạt động dạy học: 
 A. Kiểm tra :
+ Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời ?
+ Kể tên một số phương tiện, máy móc hoạt động bằng năng lượng mặt trời ?
 - GV nhận xét, cho điểm HS .
 B. Bài mới :
 1.Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2.Hoạt động 1: Thảo luận.
 - GV cho HS cả lớp thảo luận:
 + Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết?
 + Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng lấy từ đâu?( Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện,.. cung cấp )
- GV: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
- HS thảo luận tìm thêm các nguồn điện khác như: ắc- quy, đi- na- mô,... 
 3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
 - GV yêu cầu làm việc theo nhóm 4: Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được:
 + Kể tên của chúng?
 + Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
 + Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc?
- Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
 4.Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”
 - GV nêu các lĩnh vực: sinh hoạt hằng ngày; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp; giải trí; thể thao;...HS tìm các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó?
 - Đội nào tìm được nhiều dụng cụ, máy móc thì đội đó thắng.
 5. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
 Toán
mét khối
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, " độ lớn" của đơn vị đo thể tích: mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1; Bài 2 ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giã chúng .
III. Hoạt động dạy học: 
 A. Kiểm tra bài cũ
 Yêu cầu 1-2 HS nhắc lại công thức tính diện hình vuông và công thức tính diện tích hình chữ nhật.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ m3, dm3 , cm3
 - GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối. HS quan sát và nhận xét.
 - GV giới thiệu về mét khối( Tương tự như đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối)
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ gữa m3, dm3 và cm3.
 - GV chốt lại: 
 + Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 + Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền
m3
dm3
cm3
 1m3
=1000dm3
 1dm3
= 1000cm3
 = m3
 1cm3
= dm3
 3. Thực hành:
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa BT trong SGK
 Bài 1: Rèn cho HS kĩ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị là m3.
 a) GV gọi lần lượt HS đọc các số đo
 - GV nhận xét, sửa sai cho HS
 b) GV đọc- HS viết vào bảng con các số đo thể tích.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
 Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích .
- HS làm bài cá nhân vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- HS lên bảng chữa bài
 a) 1cm3 = dm3; 5,216m3 = 5216dm3 ; 13,8m3 = 13800dm3 ; 0,22m3 = 220dm3
 b)1dm3 = 1000cm3; 1,969dm3 = 1969cm3; m3=25000cm3; 19,54m3 = 19540000cm3
 Bài 3: ( HS khá, giỏi)Giải toán có liên quan đến số đo thể tích.
 - HS đọc đề toán; GV giúp HS hiểu bài toán.
 - GV hướng dẫn HS làm .
 - HS đọc kết quả và giải thích cách làm .
 - GV đánh giá bài làm của HS và chốt lại cách giải đúng:
 Bài giải
 Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:
 5 x 3 = 15 ( hình)
 Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:
 15 x 2 = 30 ( hình)
 Đáp số: 30 hình
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trật tự- An ninh
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Hiểu nghĩa các từ trật tự, an ninh.
 - Làm được các BT 1, BT2, BT3.( VBT)
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng lớp.
 - Bút dạ, phiếu khổ to .
III. Hoạt động dạy học :
 A. Kiểm tra :
 - HS làm bài tập 3 (phần luyện tập ) ở tiết Luyện từ và câu trước .
 - GV nhận xét- ghi điểm cho HS .
 B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :
 -GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Tổ chức cho HS làm BT
 Bài tập 1: 
 - HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK
 - GV lưu ý HS: Cần đọc kĩ để tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
 - HS làm việc cặp đôi. 
 - HS phát biểu ý kiến; GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
 + Trật tự là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. 
 - GV giúp HS phân tích nếu như HS chọn các đáp án còn lại.
 Bài tập 2: 
 - HS đọc yêu cầu BT
 - HS làm bài cá nhân vào vở; GV giúp đỡ HS yếu.
 - HS chữa bài; GV nhận xét và bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
 Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu BT3
 - GV lưu ý HS: cần đọc kĩ, phát hiện tinh để nhận ra các từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự, an ninh.
 - HS đọc thầm mẫu chuyện vui, tự làm bài cá nhân
 - HS phát biểu ý kiến; GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 + Những từ ngữ chỉ người liên quan đến + cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn
 trật tự, an ninh hu- li- gân.
 + Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, + giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung,
 hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh. bị thương.
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà làm bài tập chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS :
 - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 - Biết  ...  - Yêu cầu HS tự làm bài và giải thích kết quả.
 - HS chữa bài làm trên bảng phụ.
 - GV đánh giá bài làm của HS .
 Bài 3: Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán.
 - Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh
 - GV theo dõi hướng dẫn thêm những em còn lúng túng.
 - HS lên bảng chưa bài; GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng:
 Bài giải
 a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 8 x 7 x 9 = 504 ( cm3)
 b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:
 ( 8 + 7 + 9) : 3 = 8 ( cm)
 Thể tích của hình lập phươnglà:
 8 x 8 x 8 = 512 ( cm3)
 Đáp số: a) 504cm3 ; b) 512cm3
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
 Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - Có ý thức học tập; rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
 * HS khá, giỏi: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
 * GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 - Kĩ năng hợp tác nhóm.
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Việt Nam, tranh về các danh lam, thắng cảnh ở Việt Nam.
 - Bảng phụ, phiếu học tập của HS .
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Hoạt động1: Tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam.
 - Cho HS đọc SGK, trả lời các thông tin.
 - Cho HS phát biểu góp ý, sửa chữa.
 - GV nhận xét, bổ sung.
 3. Hoạt động2: Tìm hiểu những địa danh và mốc thời gian quan trọng.
 - GV treo bảng phụ ghi các thông tin và nêu các tình huống cho cả lớp tìm hiểu.
 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi .
 - Cho HS trình bày kết quả .
 - GV kết luận 
 4.Hoạt động3: Những hình ảnh tiêu biểu của đất nước Việt Nam.
 - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
 - GV ghi lên bảng một cách ngắn gọn.
 - Cho HS nhắc lại.
 - GV nhận xét bổ sung.
 5. Hoạt động : Những khó khăn của đất nước ta.
 - GV cho HS làm việc theo nhóm. Hoàn thành phiếu BT( VBT)
 - HS trình bày kết quả.
 6. Củng cố, dặn dò:
 - GV kết luận lại bài học .
 - Nhận xét tiết học, khen những HS có ý thức học tập tốt .
 - Dặn HS về nhà thực hành những gì đã học .
Địa lí
Một số nước ở Châu Âu
I . Mục tiêu : Sau bài học HS có thể :
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ, nhận biết và nêu được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, của Pháp.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
 - Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Lược đồ kinh tế một số nước châu á.
 - Lược đồ một số nước châu Âu.
 - Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học :
 A. Kiểm tra:
 - Xác định vị trí giới hạn của châu âu?
 - Người dân châu âu có đặc điểm gì?
 - Nêu hoạt động kinh tế của các nước châu âu?
 - GV nhận xét ghi điểm cho HS .
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Tìm hiểu nội dung:
 a) Liên bang Nga
 * Vị trí địa lí và giới hạn của Liên bang Nga:
 - GV đưa quả Địa cầu ra, giới thiệu và đồng thời cho HS quan sát .
 - GV viết câu hỏi gợi ý lên bảng phụ cho HS thảo luận theo nhóm 4:
 +Nêu đặc điểm về: Vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, tài nguyên- khoáng sản, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp.
 - HS trình bày kết quả làm việc. Nhóm bạn theo dõi và bổ sung.
 - Một số HS chỉ vị trí và thủ đô của Nga trên bản đồ
 * GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
 b) Pháp 
 - HS sử dụng hình1 để xác định vị trí địa lí của nước Pháp: nước Pháp ở phía nào của châu Âu? Giáp với những nước nào, đại dương nào?
 - GV nhận xét, bổ sung.
 - HS so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB. Nga với nước Pháp.
 - GV bổ sung và KL: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
 - HS thảo luận theo nhóm đôi nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp?( công nghiệp, nông phẩm, ...)
 - Một số HS chỉ vị trí và thủ đô của Pháp bản đồ
 3. Củng cố, dặn dò:
 + Em có biết Việt Nam có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không?
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 23
 - Nắm được kế hoạch cụ thể của tuần 24
 - Có các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục tồn tại của tuần 23, phát huy tốt những kết quả đạt được ở tuần 23 và thực hiện tốt kế hoạch tuần 24
II.Các hoạt động chính
GV nêu MĐ, YC tiết sinh hoạt.
Lớp trưởng điều hành sinh hoạt 
 - Các tổ báo cáo mọi nề nếp của từng thành viên trong tổ.
 - ý kiến các thành viên
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - Thông qua danh sách các bạn được đề nghị tuyên dương và bị nhắc nhở.
 3. GV nhận xét chung về tình hình học tập; công tác trực nhật, nề nếp sinh hoạt đầu giờ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp cuả từng HS. 
 4. GVphổ biến kế hoạch tuần 24:
 - Học thời khoá biểu tuần 24.
 - Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 - Làm bài đầy đủ.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Vệ sinh trực nhật kịp thời, sạch sẽ.
 - Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi.
 5. HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện.
 6. GV nhận xét.
Thể dục
 Nhảy dây- bật cao
 Trò chơi “ qua cầu tiếp sức”
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
 - Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Làm quen với trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được .
II. Phương tiện và địa điểm:
 - Phương tiện: Mỗi em một dây đủ để nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện.
 - Địa điểm: Trên sân trường .
III. nội dung và phương pháp lên lớp 
 1. Phần mở đầu:
 - GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học .
 - Cho HS khởi động toàn thân .
 * Chơi trò chơi “Kết bạn”
 - GV nhận xét .
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập trung bắt bóng theo nhóm 3 người. Tổ chức tương tự bài 44.
 * Thi di chuyển tung và bắt bóng theo từng đôi: 1 lần, mỗi lần tung và bắt bóng qua lại được 3 lần trở lên.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: Các tổ tập theo khu vực đã quy định.
 - Tập bật cao: Phương pháp và hình thức tổ chức như bài 43.
 * HS thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn: 1-2 lần .
 - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”: GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơivà quy định chơi cho HS. Chia lớp thành các đội đều nhau rồi chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức.
 + GV nhắc HS không được đùa nghịch khi đang đi trên cầu để đảm bảo an toàn. 
 3. Phần kết thúc:
 - Cho HS thực hiện động tác thả lỏng .
 - GV cùng HS hệ thống lại bài .
Thể dục
Nhảy dây- Trò chơi “ qua cầu tiếp sức”
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu câu thực hiện động tác chính xác và đạt thành tích cao .
 - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi 
II. Phương tiện và địa điểm:
 - Phương tiện: Mỗi em một dây đủ để nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện.
 - Địa điểm : Trên sân trường.
III. Hoạt động dạy học :
 1. Phần mở đầu:
 - GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
 - Cho HS khởi động toàn thân.
 * Chơi trò chơi “Kết bạn”
 - GV nhận xét.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người. Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập trung bắt bóng theo nhóm 3 người. Tổ chức tương tự bài 45.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Cho HS tập luyện theo nhóm.
 - Kiểm tra nhảy dây .
 + Kiểm tra theo từng đợt, mỗi đợt 3- 4 em.
 + GV đánh giá theo mức độ kĩ thuật động tác và thành nhảy của từng HS.
 + Những HS chưa hoàn thành, GV có thể cho HS kiểm tra lần 2 ngay sau đó hoặc vào giờ học sau.
 - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”:
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định chơi cho HS. Cho HS chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức. GV chú ý khâu bảo hiểm cho HS để đảm bảo an toàn.
 3. Phần kết thúc:
 - Cho HS thực hiện động tác thả lỏng .
 - GV cùng HS hệ thống lại bài .
Khoa học
 Lắp mạch điện đơn giản (Tiết 1)
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
 - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ lắp ghép mô hình điện .
 - Hình trong SGK trang 94, 95, 97 - SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra :
- GV kiểm tra về nội dung:
+ Nêu tác dụng của năng lượng điện?
+ Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động bằng năng lượng điện?
 - GV nhận xét cho điểm HS.
 B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ YC của tiết học
 2. Hoạt động1: Thảo luận nhóm .
 - Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
 - Cho HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
 - HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua.
 - Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm .
 3.Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện và vật cách điện .
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
 - Cho HS tiến hành theo nhóm.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS trong quá trình làm
 - GV nhắc nhở những nhóm làm chưa đúng hay còn lúng túng.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn chuẩn bị cho bài sau.
Kĩ thuật
 Lắp xe cần cẩu (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe lắp ghép sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài và kiểm tra: 
- GV nêu yêu cầu của tiết học
- Yêu cầu HS nêu các chi tiết và các bộ phận cần lắp ráp của xe cần cẩu
2. Thực hành:
a/ Yêu cầu HS:
- Chọn các chi tiết: 
- Lắp từng bộ phận: 
	+ Lắp giá đỡ cần cẩu
	+ Lắp cần cẩu
	+ Lắp các bộ phận khác như hình 4 SGK
- Lắp ráp xẻ cần cẩu - Kiểm tra hoạt động của xe cần cẩu.
b/ HS thực hành. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và điều khiển xe chạy
- Gv nhận xét kết quả thực hành, nhận xét tinh thần thái độ học tập của Hs.
- Dặn: Tiết sau thực hành lắp xe ben.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan23K5-Hai.doc