Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 14

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 14

TẬP ĐỌC

Tiết 27: Chuỗi ngọc lam

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ).

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK

III. Hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ: Ba HS nối tiếp nhau đọc bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.

2. Dạy- học bài mới: a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động. HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS khá đọc bài. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài

 HS1 Chiều hôm ấy tới cướp mất người anh yêu quý.

 HS2: Ngày lễ nô- en tới hi vọng tràn trề.

- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?

- HS đọc tên riêng trong bài.- HS đọc phần chú giải

- Luyện đọc theo nhóm. 1 HS đọc bài.- GV đọc mẫu toàn bài

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Buổi chiều) Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc 
Tiết 27: Chuỗi ngọc lam
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Ba HS nối tiếp nhau đọc bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.
2. Dạy- học bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động. HĐ1: Luyện đọc
- 1 HS khá đọc bài. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
 HS1 Chiều hôm ấy tới cướp mất người anh yêu quý.
 HS2: Ngày lễ nô- en tới hi vọng tràn trề.
- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- HS đọc tên riêng trong bài.- HS đọc phần chú giải
- Luyện đọc theo nhóm. 1 HS đọc bài.- GV đọc mẫu toàn bài
* HĐ2: Tìm hiểu bài 
+ Phần 1. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
- Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết rõ điều đó
+ Thái độ của chú Pi- e lúc đó như thế nào?
+ Phần 2. Nội dung chính của phần 2 là gì ? (Cuộc đàm thoại giữa chú Pi- e với cô bé)
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi - e để làm gì?
+ Vì sao Pi - e lại nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e? 
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
* HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm. Tổ chức cho HS luyện đọc hai phần theo cách phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài?
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét dặn dò.
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm BT1 (a) và bài 2.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của bài tập trước.
2. Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia
VD1 : HS đọc bài toán và nêu phép tính: 27 : 4
Yêu cầu HS thực hiện phép chia 27 : 4
Sau khi HS thực hiện phép chia còn dư, GV hướng dẫn cách thực hiện phép chia tiếp như sau:
4 Ta đặt tính rồi làm tính như Sgk
 30 6,75(m) 
 20	
 0 	
 VD2 GV nêu ví dụ : đặt tính và thực hiện tính 43 : 52 ( như SGK)
* HĐ2 :Nêu quy tắc thực hiện phép chia
* HĐ3 : Luyện tập: 
HS làm tập 1a, 2 trong SGK, yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại.
* HĐ4 : Chữa bài
Bài tập 1 HS chữa trên bảng . Yêu cầu HS nêu rõ cách chia từng phép tính
Bài tập 3. HS nói rõ làm thế nào dể viết các phân số dưới dạng số thập phân.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
Tiết 14: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn( Tiết 3)
I.Yêu cầu cần đạt:
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II.Đồ dùng dạy học: Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. Một mảnh vải trắng, kim khâu, phấn màu, khung thêu, kéo.
III.Hoạt động dạy học: Tiết 3
1.Hoạt động 1: HD thực hành
- Các nhóm nhắc lại sản phẩm đã chọn trong tiết trước.
- GV nhắc nhở trước khi thực hành.
2.Hoạt động 2: Học sinh thực hành
- GV yêu cầu các nhóm thực hành theo lựa chọn ở tiết trước.
- HS các nhóm thực hành. GV theo dõi bao quát lớp.
3.Hoạt động3: Trưng bày sản phẩm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. Lớp và GV nhận xét ,bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết 14: Thu đông năm 1947, Việt Bắc, “mồ chôn giặc Pháp”
I.Yêu cầu cần đạt:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
+ Âm mưu Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi ( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, ...
- Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
- ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cư quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.
II. Đồ dung dạy và học : Hình minh họa trong SGK. 
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Đọc một đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất.
2. Dạy bài mới: HĐ1 Tìm hiểu âm mưu của địch và chủ trương của ta.
- HS làm việc cá nhân
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp đã làm gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì?
* HĐ2 Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
- HS làm việc theo nhóm: Đọc SGK và lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý: Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu từng đường cụ thể? Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Thu- đông năm 1947.
3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học
Khoa học
Tiết 27: Gốm xây dựng : gạch, ngói.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
II. Đồ dùng dạy học : Hình minh họa trang 56; 57 SGK. Một số lọ hoa bằng thủy tinh, gốm. Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Làm thế nào để phân biệt được một hòn đá có phải là đá vôi hay không? Đá vôi có tính chất gì ?- Đá vôi có ích lợi gì?
2. Dạy bài mới: HĐ1 : Một số đồ gốm
- Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết? Tất cả các loại đồ gốm được làm từ đâu chất gì?
* HĐ2 : Tìm hiểu một số loại gạch, ngói và cách làm gạch, ngói
+ HS hoạt động theo nhóm: HS quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Loại gạch nào dùng để xây tường?
 + Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân, hoặc vỉa hè, ốp tường?
 + Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
- HS liên hệ thực tế. Trong lớp mình bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?
* HĐ3 :Tìm hiểu tính chất của gạch, ngói.
- HS làm thí nghiệm để tìm hiểu xem gạch, ngói có những tính chất gì?
 + HS thực hành theo nhóm 4. Chia mỗi nhóm một miếng gạch khô, ngói khô và một bát nước. GV hướng dẫn làm thí nghiệm. 
HS trình bày thí nghiệm và nêu ra các tính chất của gạch và ngói.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Tiết 27: Động tác điều hòa. Trò chơi " Thăng bằng "
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi :Thăng bằng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện dạy học: Địa điểm; Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một chiếc còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu : GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học.
- HS chạy chậm trên sân tập 2 phút. Đứng tại chỗ khởi động 1- 2 phút.
2. Phần cơ bản: Học động tác điều hòa
 + Ôn 5 động tác : Vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa.
- Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang
- Tổ chức cho HS thi giữa các tổ
 + Tổ chức chơi trò chơi “ Thăng bằng “
 - GV nêu tên trò chơi. GV hướng dẫn cách chơi và cho HS làm mẫu, sau đó trực tiếp điều khiển HS chơi và đứng bảo hiểm.
3. Phần kết thúc: GV hệ thống lại bài. GV nhận xét bài học và giao việc về nhà : Ôn bài thể dục phát triển chung.
Kể chuyện
Tiết 14: Pa - Xtơ và em bé
I. Yêu cầu cần đạt:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK , ảnh Pa- xtơ.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã được làm hoặc chứng kiến.
2. Dạy bài mới: HĐ1 :Giới thiệu bài
* HĐ2 :GV kể lại câu chuyện (2 lần)
* HĐ3 :Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Một HS đọc các yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể theo nhóm: HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2 em
b) Thi kể chuyện trước lớp.
- Một nhóm nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện .
- Hai HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhxét tiết học. 
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Tiết 67: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm được các bài tập 1, 3 và 4 trong SGK.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết học trước.
- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
2. Dạy bài mới: HĐ1 Giới thiệu bài
* HĐ2 Luyện tập: HS làm bài tập 1, 3, 4, vào vở bài tập ô li, yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm BT2.
* HĐ3 Chấm chữa bài
 Bài tập 1. HS nêu kết qủa phép tính và nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính.
 Bài tập 2. HS chuyển phép nhân một số thập phân với 0,4 thành phép tính nhân số đó với 10 rồi chia cho 25.
 GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4
 Bài tập 3. HS chữa bài 
 Đáp số: 67,2m và 230,4m
 Bài tập 4. Đáp số: 20,5 km.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Tiết 27: Ôn tập về từ loại
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a, b, c).
- Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập 4.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Đăt một câu với một trong các cặp quan hệ từ đã học.
- HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. Nêu ý nghĩa biểu thị quan hệ từ mà bạn đã sử dụng.
2. Dạy học bài mới: HĐ1 Giới thiệu bài
* HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, trong vở bài tập
* HĐ3 Chấm chữa bài
 Bài tập 1: Sau khi chữ ...  làm ngoài xã hội?
 c) Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam không? Cho ví dụ?
 ( Nhóm chẵn trả lời câu 1,3,4; nhóm lẻ trả lời câu 2, 3, 4.)
* HĐ2 :Hướng dẫn thực hành
- Em hãy cùng các bạn trong tổ lập kế hoạch tổ chức mừng ngày quốc tế PN 8/3.
- Sưu tầm những câu chuyện, bài hát nói về phụ nữ.
* HĐ3 : Nhận xét dặn dò
Chính tả (Nghe- viết)
Tiết 14: Chuỗi ngọc lam
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Viết vào vở nháp: sương giá- xương xẩu ; siêu nhân- liêu xiêu
2. Dạy bài mới: HĐ1 Giới thiệu bài
* HĐ2 Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- Củng cố nội dung bài: Nêu nội dung đối thoại ( chú Pi- e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con heo đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì đã mua được chuỗi ngọc lam tặng chị).
- Lưu ý HS cách viết đoạn đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai.
- HS viết bài vào vở .- Khảo lại bài
* HĐ3 Hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm tập 2 và bài tập 3.
* HĐ4 Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I . Mục tiêu: 
- Sơ kết tuần , đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua, tháng qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
 - Về nề nếp: 
 + Vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 + Thực hiện các quy định của Đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
- Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới : 
- Học tập và làm theo tác phong anh bộ đội Cụ Hồ. 
- Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược
điểm trong tuần qua.
3. Đề xuất tuyên dương, phê bình . 
- Nhận xét của GV chủ nhiệm.
	Ngày 21 tháng 11 năm 2011
Nhận xét của tổ:
Nguyễn Huy Vinh
 LuyệnToán
Chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS : Củng cố về thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2 :Luyện tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3 trong VBT
- HS làm bài.
- Gv theo dõi kèm cặp HS yếu.
HĐ3 :Chấm chữa bài
+ Lưu ý ở bài tập 1: HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số thì ta đưa về phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nêu nhận xét tiết học
Luyện tiếng việt(viết chính tả)
Tiết 29T: Hạt gạo làng ta
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả ba khổ thơ đầu của bài thơ Hạt gạo làng ta.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1 Gv nêu yêu cầu tiết học
HĐ2 Hướng dẫn HS nghe - viết
- Gv đọc ba khổ thơ đầu của bài thơ.
- Hướng dẫn cách viết tiếng khó viết và cách trình bày bài thơ.
- HS viết bài vào vở
HĐ3 Khảo lại bài
HĐ4 Chấm chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét dặn dò
Tự học
Tiết 21T: Làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
- Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
II. Hoạt động dạy và học
HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. Theo em những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản cuộc họp? Vì sao?
Đại hội chi đội.
Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
Bàn giao tài sản.
Đêm liên hoan văn nghệ.
Xử lí vi phạm luật giao thông.
Xử lí xây dựng nhà trái phép.
Bài tập 2. Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1.
Bài tập 3. HS thảo luận theo nhóm viết một biên bản về một cuộc đại hội chi đội.
Tuần 16
Thứ 2 ngày tháng năm 2006
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu
-Đọc lưu loát diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải THượng Lãn Ông.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân ái và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Về ngôi nhà đang xây . Nêu nội dung chính của bài.
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
- HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
 + Phần 1: Gồm đoạn 1 và đoạn 2: Từ đầu dến mà còn cho thêm gạo, củi. 
 + Phần 2: Gồm 3 đoạn Tiếp theo đến càng nghĩ càng hối hận.
 Phần 3. Gồm 2 đoạn còn lại.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp, đọc phần chú giải.
b) Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông cứu chữa cho người thuyền chài.
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc cứu chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ? ( Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm chỉ việc nghĩa. Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi mãi. Công danh chẳng đáng coi trọng; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.)
c) Luyện đọc diễn cảm
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Toán
 Tiết 76 Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
 + Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
 + Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
 - Làm quen với các phép tính có liên quan đến tỉ số phần trăm( Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên)
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 Luyện tập
HS làm bài tập 1, 2, 3, trong vở bài tập
*HĐ2 Chữa bài
Lưu ý:
 Bài tập 1. Khi làm các phép tính với tỉ số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng
Bài tập 2. GV phân biệt kĩ hai khái niệm cho HS : Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoach cả năm.
18 : 20 = 0,9 = 90%. Tỉ số này cho biết: Coi kế hoach là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
23,5 : 20 - 1,175 = 117,5%.
 Tỉ số phàn trăm này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoach.
 117,5% - 100% = 17,5%. Tỉ số phần trăm này cho biết : Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt mức 17,5% kế hoạch.
Bài tập 3. GV phân biệt rõ cho HS biết tiền vốn, tiền bán, tiền lãi.
*HĐ3 Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
 __________________________
Luyện tiếng việt(TĐ)
Tiết 27T: Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.
III. Hoạt động dạy và học
A. Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc trong nhóm
- GV chia lớp thành 6 nhóm. - HS theo nhóm đọc phân vai.
- Cho HS đọc trong nhóm.
HĐ2: HS đọc trước lớp
- Hai HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
- Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết rõ điều đó
+ Thái độ của chú Pi- e lúc đó như thế nào?
+ Phần 2.
 ơpHS nhăc lại Nội dung chính của phần 2 ? (Cuộc đàm thoại giữa chú Pi- e với cô bé)
- HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi - e để làm gì?
+ Vì sao Pi - e lại nói rằng em bế đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e? 
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
HĐ3 : Thi đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS thi đọc hai phần theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm
3. Củng cố dặn dò
- 4 HS đọc toàn bài theo vai.
- GV nhận xét dặn dò.
Luyện tiếng việt
Ôn : Danh từ, đại từ.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ ; quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II. Hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu bài học
*Hoạt động 2: Củng cố
- Thế nào là danh từ? Những từ nào được gọi là danh từ riêng, danh từ chung ? Cho ví dụ.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1.( Dành cho HS yếu, TB ) Viết một đoạn văn, trong đó có các đại từ xưng hô. Gạch dưới những đại từ xưng hô trong đoạn.
 Bài tập 2. ( Dành cho HS yếu, TB ) Viết một đoạn văn về chủ đề bảo vệ môi trường, trong đó có 3 kiểu câu: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? Gạch dưới các kiểu câu đó.
 Bài tập 3. ( Dành cho HS khá, giỏi ) Đặt câu:
a) Một câu theo kiểu Ai làm gì? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
b) Một câu kiểu Ai thế nào? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
c) Một câu có kiểu Ai là gì? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
d) Một kiểu câu Ai là gì? có danh từ tham gia làm vị ngữ.
*Hoạt động 4: Chữa bài
+ GV nhận xét dặn dò.
Kĩ thuật
Tiết 14: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn( Tiết 3)
I.Mục tiêu:
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Một mảnh vải trắng, kim khâu, phấn màu, khung thêu, kéo.
III.Hoạt động dạy học: Tiết 3
1.Hoạt động 1: HD thực hành
- Các nhóm nhắc lại sản phẩm đã chọn trong tiết trước.
- GV nhắc nhở trước khi thực hành.
2.Hoạt động 2: Học sinh thực hành
- GV yêu cầu các nhóm thực hành theo lựa chọn ở tiết trước.
- HS các nhóm thực hành.
- GV theo dõi bao quát lớp.
3.Hoạt động3: Trưng bày sản phẩm
- Các nhom trưng bày sản phẩm.
- Lớp và GV nhận xét ,bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Luyện Mĩ thuật
( Cô Loan dạy)
Luyện tự nhiên và xã hội
Khoa học: Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu
- HS nắm vững các tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Nêu được công dụng và cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Hoạt động dạy và học
1. GV nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn ôn tập
*Hoạt động 1: Tính chất của đồng và các hợp kim của đồng
- Hoàn thành phiếu học tập sau:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
 Đồng thiếc	 Đồng kẽm
* Hoạt động 2: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và các hợp kim của đồng
- Tổ chức cho HS theo nhóm cặp đôi thảo luận và kể tên những sản phẩm được làm bằng đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng đồng và các hợp kim của đồng.
*Hoạt động 3: Củng cố tổng kết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14- Kim Huong.doc