Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 17

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 17

TẬP ĐỌC

Tiết 33: Ngu Công xã Trịnh Tường

I-Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III-Hoạt động dạy học

1-Bài cũ: HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện.- Nêu nội dung bài học.

2-Bài mới: a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động. HĐ1: Luyện đọc

- Một HS đọc toàn bài. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn

- GV giải nghĩa từ : tập quán, canh tác

- HS luyện đọc theo cặp.- 1 HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc toàn bài

* HĐ2: Tìm hiểu bài

- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước vào thôn?

- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?

- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?

- Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì?

* HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm

- Hướng dẫn HS đọc toàn bài.- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.

3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Tiết 33: Ngu Công xã Trịnh Tường
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ: HS đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện.- Nêu nội dung bài học.
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động. HĐ1: Luyện đọc
- Một HS đọc toàn bài. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- GV giải nghĩa từ : tập quán, canh tác
- HS luyện đọc theo cặp.- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc toàn bài
* HĐ2: Tìm hiểu bài
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước vào thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì?
* HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài.- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 Toán 
Tiết 81: Luyện tập chung
I-Yêu cầu cần đat:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập: Bài 1 (a); bài 2 (a) và bài 3. Học sinh khá, giỏi làm được tất cả các bài tập trong SGK.
II-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ: Một HS chữa bài 3. Nêu cách tìm một số biết một số phần trăm của số đó.
2- Luyện tập
* HĐ 1: HS làm bài tập 1 
- GV yêu cầu HS đặt tính, tính vào nháp rồi ghi kết quả vào vở. 
- HS làm bài cá nhân. 3HS làm vào bảng phụ.
- GV theo dõi kèm cặp em yếu. Lớp nhận xét bài ở bảng phụ
- GV chốt bài làm đúng, khắc sâu kiến thức.
* HĐ2: HS làm bài tập 2 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Tính
- GV cho HS nhận xét biểu thức - 1 HS nêu
- Cho HS thực hiện vào vở, 2HS làm vào bảng phụ. HS làm
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức. - Lớp nhận xét 
* HĐ3: HS làm bài tập 3
- GV y/c 1 em đọc đề bài - 1 HS đọc 
- Cho 1 HS làm bảng phụ, cả lớp giải vào vở - HS làm theo yêu cầu.
- GV chấm và chữa bài - HS nhận xét bài ở bảng phụ
* HĐ4: Bài tập 4
- GV cho HS đọc đề bài, chọn đáp án. - HS nêu đáp án.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
Lịch sử
Tiết 17: Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học kì I
I-Yêu cầu cần đat: 
 Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Ví dụ : phong trào chống Pháp của Trương Định; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội; chiến dịch việt Bắc;...
II-Đồ dùng: Bản đồ hành chính VN.- Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học
* HĐ 1: Lập bảng các sự kiện tiêu biểu từ 1945-1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê dán lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình, bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử.
ý nghĩa lịch sử.
Cuối 1945 - 1946
Nhân dân ta đấu tranh bảo vệ và XD chế độ mới.
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
19 - 12 - 1946
Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định phát động toàn dân k/c.
Tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
20 - 12- 1946
Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc K/C của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
20 - 12 - 1946 đến tháng 2-1947
Quân và dân ta nhất tề vùng lên nổ súng.
Thể hiện tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước"
Thu- đông 1947
Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Việt Bắc đã
 trở thành mồ chôn giặc Pháp
- Thực dân Pháp bị ta tiêu diệt.
- Thể hiện sức mạnh của quân và dân ta
Thu - đông 1950
Ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành thắng lợi
- Ta đã thắng lợi và khẳng định tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.
- Sức mạnh của sự đoàn kết.
- Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường
3-Củng cố, dặn dò: Ôn lại các kiến thức đã học. GV nhận xét tiết học
Kĩ thuật
Tiết 17: Thức ăn nuôi gà ( Tiết 1 )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tên và biết tácdụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có ).
II. Phương tiện: Tranh ảnh, một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp) .Phiếu học tập.
III. Các hoạt động
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
2 . Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà ?.
- Giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
- Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, ...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2SGK	
- GV đặt câu hỏi: Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? 
 Hãy kể tên các loại thức ăn ?.
- GV nhận xét và tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của HS.
- HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.
- GV chia nhóm và phân nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV tóm tắt, giải thích.
3.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
Buổi chiều:
Khoa học
Tiết 33: Ôn tập và kiểm tra học kì I
I-Yêu cầu cần đạt: Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II-Đồ dùng: Hình minh họa trang 68 SGK.
 III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ: Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
2-Bài mới: HĐ 1: Con đường lây truyền một số bệnh
- HS thảo luận nhóm 2, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK và trả lời.
+ Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường máu và đường sinh sản?
+ Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- HS trả lời, GV bổ sung.
* HĐ 2: Một số cách phòng bệnh
- HS hoạt động theo nhóm: Quan sát tranh minh họa và cho biết.
- Hình minh họa chỉ dẫn điều gì? Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- HS trình bày ý kiến.- GV tổng kết.
3-Củng cố, dặn dò: Ôn lại các kiến thức đã học.- Nhận xét tiết học.
Luyện Toán
Luyện tập thực hiện các phép tính với số thập phân (2 tiết)
I-Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Hoàn thành các bài tập trong VBT Toán 5, tập 1, tiết 80, 81 trang 98,99.
II-Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập. 
2- Luyện tập: HĐ 1: HS làm bài tập , HS yếu, TB chỉ cần
 hoàn thành bài 1,2 . HS khá+giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
- GV cho HS đọc các yêu cầu của bài tập, xác định y/c rồi tự làm bài vào vở BT. 
- HS làm việc cá nhân. GV theo dõi kém cặp em yếu.
* HĐ2: Chấm, chữa bài
- GV chấm một số bài , nhận xét và chữa bài sai.- Khắc sâu kiến thức cho HS 
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Thể dục
Tiết 33: Đi đều vòng phải, vòng trái. Trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn
I-Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II-Địa điểm, phương tiện: Phương tiện: Còi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: GV phổ biến y/c giờ học.- Khởi động các khớp
2. Phần cơ bản: Ôn đi đều vòng phải,trái: 8-10 phút.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn: 10-12 phút.
3. Phần kết thúc 
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV nhận xét đánh giá kết quả buổi tập.
- Ôn các nội dung đội hình đội ngũ đã học.
Kể chuyện
Tiết 17: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I-Yêu cầu cần đạt:
- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
II-Đồ dùng: Một số truyện báo có liên quan.
III-Hoạt động dạy học
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV giúp HS nắm y/c đề bài.- GV kiểm tra việc HS tìm hiểu truyện
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà kể lại câu chuyện các em vừa kể ở lớp cho người thân.
Toán
Tiết 82: Luyện tập chung
I-Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập: Bài 1; bài 2 và bài 3. Học sinh khá, giỏi làm được tất cả các bài tập trong SGK.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: Gọi HS chữa bài 2,3 SGK.- Nhận xét, ghi điểm
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập
b. Luyện tập: HĐ 1: HS làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở ô li
- HS làm bài . GV theo dõi kèm cặp HS yếu.
* HĐ 2: Chữa bài
 Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
Cách 2: Thực hiện phép chia tử số của phần phân số cho mẫu số
 Bài 2: HS thực hiện theo quy tắc đã học.
 Bài 3: HD HS làm theo 2 cách.
3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học.- Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Tiết 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I-Yêu cầu cần đạt:
 Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm lại BT 1,3 tiết trước.
2-Bài mới: a. Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập
b. Hướng dẫn HS làm BT
* HĐ1: Bài tập 1: Giúp HS nắm vững y/c bài tập.
- Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến,GV treo b ... g bình và yếu)
 Tìm các từ ghép gọi tên người theo nghề nghiệp.
Có tiếng thợ: (Thợ cày, thợ cấy, thợ xây , thợ điện)
Có tiếng viên : (Giáo viên, nhân viên, viên chức, điệp viên, sinh viên)
Có tiếng nhà: (nhà giáo, giáo sư, giáo chức, giáo viên, nàh báo, nhà thơ)
Có tiếng sĩ:(Chiến sĩ, y sĩ , học sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ,..)
Có tiếng sư: ( Kĩ sư, nhà sư, giáo sư,)
Bài 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy.
nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt.
Nho nhỏ, lất phất, lim dim, hối hả, lặng im, thưa thớt, róc rách.
Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt,róc rách.*
- GV hướng dẫn HS làm lài theo nhóm rồi chữa bài.
* HĐ 3: Luyện viết đoạn văn
- GV ghi đề bài lên bảng: Em hãy viết một đoạn văn tả người mẹ kính yêu của em.
- GV gọi HS đọc đề. - 1HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- GV cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân.
- GV theo dõi giúp em yếu.
- HS trình bày bài làm
- Cho một số em đọc bài làm.
- Lớp và GV lắng nghe, nhận xét, sửa chữa.
3-Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài.
Luyện mĩ thuật
( Cô Loan dạy)
Luyện tự nhiên và xã hội
Lịch sử: Ôn tập
I-Mục tiêu:
 HS lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
II-Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2.Ôn tập
* HĐ 1: HS làm bài tập
Bài 1: Điền thời gian vào ô trống trong bảng cho phù hợp với các sự kiện tiêu biểu trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
19 - 8- 1945
Cách mạng thành công tại thủ đô Hà Nội.
2- 9- 1945
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn đọc lập tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử
20 - 12 -1946 2- 1947
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thu - đông 1947
Chiến thắng Việt Bắc
Thu - đông 1950
Chiến thắng Biên giới
2- 1951
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Bài 2:Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trích lời Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946.
a.Non sông VN có sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tâp của các cháu.
b. Mùa xuân là Tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
c.Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Bài 3: Điền vào chỗ trống trong bảng tên người tương ứng với mỗi hành động dũng cảm trong chiến đấu chống Pháp.
Hành động dũng cảm
 Tên người
Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị đạn để ôm bộc phá đánh lô cốt giặc.
La Văn Cầu
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên
Phan Đình Giót
Lấy thân mình chèn bánh xe cứu pháo
Tô Vĩnh Diện
* HĐ 2: HS chữa bài
3-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ôn lại kiến thức đã học.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Thể dục
Tiết 33: Đi đều vòng phải, vòng trái
Trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn
I-Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II-Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường đảm bảo luyện tập
- Phương tiện: Còi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến y/c giờ học.
- Khởi động các khớp
2. Phần cơ bản
- Ôn đi đều vòng phải,trái: 8-10 phút.
- Học trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn: 10-12 phút.
3. Phần kết thúc 
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV nhận xét đánh giá kết quả buổi tập.
- Ôn các nội dung đội hình đội ngũ đã học.
Toán
Tiết 82: Luyện tập chung
I-Mục tiêu
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập: Bài 1; bài 2 và bài 3. Học sinh khá, giỏi làm được tất cả các bài tập trong SGK.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài 2,3 SGK.
- Nhận xét ghi điểm
2-Bài mới
a. Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập
b. Luyện tập
* HĐ 1: HS làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở ô li
- HS làm bài 
- GV theo dõi kèm cặp HS yếu.
* HĐ 2: Chữa bài
 Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
Cách 2: Thực hiện phép chia tử số của phần phân số cho mẫu số
 Bài 2: HS thực hiện theo quy tắc đã học.
 Bài 3: HD HS làm theo 2 cách.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
Lịch sử
Tiết 17: Ôn tập Học kì I
I-Mục tiêu 
 Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II-Đồ dùng
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình minh họa trong SGK.
- Các bông hoa gài câu hỏi lên cây cảnh.
III-Hoạt động dạy học
* HĐ 1: Lập bảng các sự kiện tiêu biểu từ 1945-1954.
- Gọi HS đã lập bảng thống kê dán lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình, bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử.
ý nghĩa lịch sử.
Cuối 1945 - 1946
Nhân dân ta đấu tranh bảo vệ và XD chế độ mới.
Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
19 - 12 - 1946
Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định phát động toàn dân k/c.
Tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
20 - 12- 1946
Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc K/C của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
20 - 12 - 1946 đến tháng 2-1947
Quân và dân ta nhất tề vùng lên nổ súng.
Thể hiện tinh thần "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước"
Thu- đông 1947
Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Việt Bắc đã
 trở thành mồ chôn giặc Pháp
- Thực dân Pháp bị ta tiêu diệt.
- Thể hiện sức mạnh của quân và dân ta
Thu - đông 1950
Ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành thắng lợi
- Ta đã thắng lợi và khẳng định tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.
- Sức mạnh của sự đoàn kết.
- Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường
Tháng 2-1951 đến 1-5-1952
* HĐ 2: Hái hoa dân chủ.
- GV tổ chức cho HS hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi của trò chơi.
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào dành được nhiều thẻ đỏ nhất đội đó thắng cuộc.
3-Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại các kiến thức đã học.
- GV nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Tiết 33: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I-Mục tiêu
 Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK..
II-Đồ dùng:
 Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- HS làm lại BT 1,3 tiết trước.
2-Bài mới
a. Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập
b. Hướng dẫn HS làm BT
* HĐ1: Bài tập 1
- Giúp HS nắm vững y/c bài tập.
- Trong tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến,GV treo bảng phụ viết nội dung ghi nhớ.
1.Từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức.
+ Từ đơn gồm một tiếng.
+ Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
2.Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy.
- HS làm bài tập và báo cáo kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét,góp ý.
* HĐ2: Bài tập 2
a. Đánh trong các từ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b. Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
c. Đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là những từ đồng âm với nhau.
* HĐ3: Bài tập 3
- Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghịch, tinh khôn, tinh ranh, ranh mãnh,
ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lõi.
- Các từ đồng nghĩa với dâng là: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa.
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.
- Các từ dùng đúng nhất là: tinh ranh, dâng, êm đềm.
3-Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS ôn lại các kiến thức đã học.
Kĩ thuật
Tiết 17: Thức ăn nuôi gà ( Tiết 1 )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tên và biết tácdụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có ).
II. Phương tiện:
- Tranh ảnh, một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp) .Phiếu học tập.
III. Các hoạt động
1.Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
2 . Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà ?.
- Giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn.
- GV kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển 
cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
- Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, ...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2SGK	
- GV đặt câu hỏi: Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? 
 Hãy kể tên các loại thức ăn ?.
- GV nhận xét và tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của HS.
- HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.
- GV chia nhóm và phân nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
3.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
Luyện tiếng việt 
LT & Câu: Vì hạnh phúc con người
I-Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa,...; mở rộng vốn từ thuộc chủ đề nhân dân, tổ quốc...
II-Hoạt động dạy học
HĐ 1: HS làm bài tập
Bài 1: a.Ghi lại ba câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước
 b.Đặt câu với những thành ngữ vừa tìm được.
Bài 2: Tìm các từ ghép gọi tên người theo nghề nghiệp.
Có tiếng thợ: (Thợ cày, thợ cấy, thợ xây , thợ điện)
Có tiếng viên : (Giáo viên, nhân viên, viên chức, điệp viên, sinh viên)
Có tiếng nhà: (nhà giáo, giáo sư, giáo chức, giáo viên, nàh báo, nhà thơ)
Có tiếng sĩ:(Chiến sĩ, y sĩ , học sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ,..)
Có tiếng sư: ( Kĩ sư, nhà sư, giáo sư,)
Bài 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy.
nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, thưa thớt.
Nho nhỏ, lất phất, lim dim, hối hả, lặng im, thưa thớt, róc rách.
Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt,róc rách.*

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 - kim Huong.doc