Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 21

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 21

TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU: HS cần:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.

 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 * GDKNS: - Tự nhận thức( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ

 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:

 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?

 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.
 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 * GDKNS: - Tự nhận thức( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:
 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?
 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu truyện kể Trí dũng song toàn.
 2. Luyện đọc
 - GV cho 1-2 HS khá ( giỏi) đọc bài văn.
 - HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
 - GV chia bài văn thành 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
 + Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
 + Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
 - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
 + HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết, hỏi cho ra lẽ, giỗ tổ cụ, góp giỗ, Liễu Thăng...
 + HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp, nộp).
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 2 HS luyện đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 3. Tìm hiểu bài
 * GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK.
 + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng? (... vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời;...).
 + GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
 + Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh? ( một số HS tiếp nối nhau nhắc lại cuộc đối đáp)
 + Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?( Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội của ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại;...)
 + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?( Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất;...)
 4. Luyện đọc diễn cảm
 - 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài.
 - Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm- HS thi đọc diễn cảm đoạn này.
C. Củng cố, dặn dò
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài).
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò : về nhà tiiếp tục đọc diễn cảm bài này- chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm
Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - HS cần HS làm được các BT: Bài 1 ( SGK) 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Giới thiệu cách tính
 Thông qua ví dụ nêu trong SGKđể giúp HS hình thành quy trình tính như sau:
 - Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc( các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
 - Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
 - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
 3.Thực hành:
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK:
 Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất theo kích thước trên hình vẽ
 + Để tính được diện tích hình vẽ ta cần tính được diện tích những hình nào?( chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của mảnh đất)
- HS làm bài cá nhân vào vở( 1HS làm vào bảng phụ). 3,5m
3,5m
3,5m
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV cùng HS chữa bài. 
 6,5m
 4,2m
 Bài 2: (HS khá, giỏi)
 - HS tự làm bài cá nhân
 - GV hướng dẫn HS có thể chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc có thể hướng dẫn HS nhận biết một cách làm khác:
 50m
30m
 40,5m
 40,5m
 100,5m
 - GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,...
 - Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
 - Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra các nội dung:
 + Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
 + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì?
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Tìm hiểu: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 *Tổ chức HS làm việc theo nhóm- GV phát bảng học tập cho các nhóm- nhóm trao đổi thảo luận - ghi nội dung trả lời theo các ý sau :
 + Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất dạng ánh sáng và nhiệt.
 + Năng lượng mặt trời gây ra nắng, mưa, gió, bão trên trái đất.
 - Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung - GV chốt các ý cơ bản và mở rộng.
 - GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
 3. Tìm hiểu: Một số máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
 + Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ...)
 + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?
 + Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
 - Lớp nhận xét ý kiến , bổ sung.
 - GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS.
 4. Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời.
 - Cử 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
 - GV vẽ hình mặt trời lên bảng- hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
 - Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng- sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
 - Nhận xét kết quả cuộc chơi , biểu dương nhóm thắng cuộc.
 5. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Toán
 Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Giới thiệu cách tính
 Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính tương tự như tiết toán trước.
 - Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang.
 - Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
 - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất
 3. Thực hành.
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất theo kích thước trên hình vễ
 + Để tính được diện tích hình vẽ ta cần tính được diện tích những hình nào?( 1 hình chữ nhật và hai hình tam giác)
 - HS nêu công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác.
 - HS làm bài vào vở( 1 HS làm vào bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV cùng HS chữa bài:
 Bài giải
 Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật AEGD và hai hình tam giác BAE và BGC.
 Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 ( m2)
 Diện tích hình tam giác BAE là: 84 x 28 : 2 = 1176 ( m2)
 Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m2)
 Diện tích hình tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 ( m2)
 Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 ( m2)
 Đáp số: 7833 m2
 Bài 2: (Tương tự như BT1): HS khá, giỏi.
 - GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
 - Vận dụng vốn từ đã học viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của người công dân.
 - HS cần làm được các BT: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - phiếu học tập, bút dạ .
III. Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ:
 - HS nêu miệng bài tập 1,2,3 (phần luyện tập) tiết LTVC trước.
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong VBT
 Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu BT 1
 - HS làm bài cá nhân vào vở (3 HS làm vào phiếu học tập)
 - Dán bài làm trên bảng lớp - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV chốt lại lời giả đúng: 
 nghĩa vụ công dân công dân gương mẫu
 quyền công dân công dân danh dự
 ý thức công dân danh dự công dân
 bổn phận công dân
 trách nhiệm công dân
 Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT2- HS cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm BT cá nhân
 - 1 HS làm ở bảng phụ - theo bảng sau:
 Cụm từ
Nghĩa
ý thức
công dân
Quyền
công dân
Nghĩa vụ công dân
 Điều mà pháp luật, xã hội công nhận cho người dân được hưởng,...
 Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước. 
 Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đ ... xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
 - HS cần làm được: Bài 1; Bài 2(a) ( SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 VD: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?
4cm
8cm
5cm
8cm
5cm
8cm
 + GV giúp HS thấy diện tích của hình hộp chữ nhật chình bằng diện tích của hình chữ nhật có chiều dài: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
 + Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 26 x 4 = 104( cm2)
 - GV giúp HS từ ví dụ đó nêu được công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật:
 * Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
 * Diện tích toàn phần của HHCN là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
 - HS nhắc lại.
 3. Luyện tập
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài 1: HS đọc bài toán, vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. GV theo dõi và kiểm tra.
- HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài nhau.
- Một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 2: ( HS khá, giỏi làm cả)HS đọc bài toán vận dụng công thức vào giải bài toán cụ thể.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - GV chấm và chữa bài cho HS và chốt lại bài làm đúng:
 Bài giải
 Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
 ( 6 + 4) x 2 x 9 = 180 ( dm2)
 Diện tích đáy của thùng tôn là:
 6 x 4 = 24 ( dm2)
 Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
 180 + 24 = 204 ( dm2)
 Đáp số: 204dm2
 4. Củng cố, dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
 Uỷ ban nhân dân xã, phường em (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Uỷ ban nhân dân xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước luôn chăm sóc, bảo vệ các quyền lợi người dân, đặc biệt là trẻ em.
 - Vì vậy các em phải biết tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc .
 - Tham gia tích cực các hoạt động do UBND phường, xã tổ chức.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về UBND phường, xã nơi trường học đóng tại địa phương .
 - Bảng phụ hoặc băng giấy; Mặt cười - Mặt mếu .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Đến UBND phường, xã”.
 - HS đọc truyện - Thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi:
 + Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
 + Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND phường còn làm những gì?
 + Theo em UBND phường, xã có vai trò gì? Vì sao?
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua bài tập số 1
 - GV treo bảng phụ ghi tình huống lên bảng .
 - hs làm việc cặp đôi .
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả .
 - GV kết luận.
 3. Hoạt động 3: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã.
 - GV treo bảng phụ ghi tình huống lên bảng.Yêu cầu HS làm việc cặp đôi .
 - GV yêu cầu hs tiếp tục báo cáo kết quả làm việc rồi rút ra kết luận.
 - GV ghi lên bảng cách ngắn gọn .
 - Cho HS nhắc lại 
 - GV nhận xét bổ sung.
 5. Củng cố , dặn dò
 - GV kết luận lại bài học .
 - Nhận xét tiết học, khen những HS có ý thức học tập tốt .
 - Dặn HS về nhà thực hành những gì đã học .Chuẩn bị chu đáo tiết sau.
Địa lí
Các nước láng giềng của Việt Nam
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
 - Biêt sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam- pu- chia và Lào.
 - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
 - HS khá, giỏi: Nêu được những đặc điểm khác nhau của Lào và Cam- pu- chia về vị trí địa lí và địa hình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ các nước Châu á, bản đồ tự nhiên Châu á.
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra về nội dung:
 + Dân cư Châu á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Cam-pu-chia
 - GV yêu cầu HS quan sát h.3, 5 và thảo luận nhóm 2.
 - HS thảo luận theo nhóm các vấn đề:
 + Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia?
 + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Cam-pu-chia?
 + Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia?
 + Cam-pu-chia sản xuất gì là chủ yếu?
 + Kể tên các sản phẩm nông nghiệp ?
 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét và bổ sung.
 - GV kết luận: Cam- pu- chia nằm ở Đông Nam á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
 3. Lào
 - GV tiến hành tương tự như hoạt động 3
 - GV kết luận: Có sự khác về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
 4. Trung Quốc
 - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực Châu á và lược đồ kinh tế một số nước 
Châu á, thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về nước Trung Quốc như sau:
 + Nhóm1: Nêu vị trí địa lí của Trung Quốc, tên thủ đô Trung Quốc?
 + Nhóm 2: Nhận xét về diện tích và dân số Trung Quốc?
 + Nhóm 3: Nêu nét nổi bật của địa hình Trung Quốc?
 + Nhóm 4: Kể tên các sản phẩm chính của Trung Quốc
 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
 + Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành?
 - GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
 C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 21
 - Nắm được kế hoạch cụ thể của tuần 22
 - Có các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục tồn tại của tuần 21, phát huy tốt những kết quả đạt được ở tuần 21 và thực hiện tốt kế hoạch tuần 22
II.Các hoạt động chính
GV nêu MĐ, YC tiết sinh hoạt.
Lớp trưởng điều hành sinh hoạt 
 - Các tổ báo cáo mọi nề nếp của từng thành viên trong tổ.
 - ý kiến các thành viên
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - Thông qua danh sách các bạn được đề nghị tuyên dương và bị nhắc nhở.
 3. GV nhận xét chung về tình hình học tập; công tác trực nhật, trực tuần, nề nếp sinh hoạt đầu giờ: Nhìn chung lớp đã có sự tự giác trong việc trực trường, đặc biệt đáng khen ngợi các bạn có tinh thần trách nhiệm cao: Huyền, Đan, Linh,...Nề nếp học bài còn hạn chế, ý thức học tập chưa cao: Tuấn, Tư, Sơn,... 
 4. GVphổ biến kế hoạch tuần 22:
 - Học thời khoá biểu tuần 22.
 - GV phổ biến lịch nghỉ tết nguyên đán.
 - Nhắc nhở HS cần đảm bảo an toàn trong dịp tết: đi lại, chơi nhởi, ăn uống,...
 - Tuyệt đối không đốt pháo.
 5. HS thảo luận biện pháp thực hiện.
Thể dục
Tung và bắt bóng- Nhảy dây- bật cao
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 HS, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 - Làm quen động tác bật cao .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Dây nhảy và bóng để HS thực hiện.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV cho HS ra sân, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ bài học.
 - Khởi động: chạy vòng tròn quanh sân tập , xoay các khớp cổ chân tay, khớp gối.
 - Chơi trò chơi “mèo đuổi chuột” .
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tung và bắt bóng ( nhóm 2-3 HS): 
 + HS ôn tập theo tổ - tổ trưởng chỉ huy. 
 + GV quan sát nhắc nhở những HS còn yếu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: GV tổ chức cho HS luyện tập như trên.
 - Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ: Cho HS tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang.
 - GV có thể làm mẫu lại cách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho HS bật nhảy theo nhịp hô (1: nhún lấy đà- 2 : bật nhảy - 3: rơi xuống đất và hoãn xung).
 3. Phần kết thúc:
 - Cho HS chạy chậm, thả lỏng , hít thở sâu (2-3’).
 - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả tiết học .
 - Dặn dò HS về nhà tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
Thể dục
Nhảy dây- Bật cao
Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 HS, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 - Tiếp tục làm quen động tác bật cao .
 - Làm quen trò chơi: Trồng nụ trồng hoa - Yêu cầu thực hiện tốt động tác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Dây nhảy và bóng để HS thực hiện.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ bài học.
 - Khởi động: chạy vòng tròn quanh sân tập, xoay các khớp cổ chân tay, khớp gối.
 - Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột” .
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tung và bắt bóng ( nhóm 2-3 HS):
 + HS ôn tập theo tổ - tổ trưởng chỉ huy. GV quan sát nhắc nhở những HS còn yếu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:
 + GV tổ chức cho HS luyện tập như trên.
 -Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ:
 + Cho HS tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang.
 + GV có thể làm mẫu lại cách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho HS bật nhảy theo nhịp hô ( 1: nhún lấy đà- 2 : bật nhảy - 3: rơi xuống đất và hoãn xung).
 - Làm quen trò chơi “ Trồng nụ, trồng hoa “
 + GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi . Cho HS chơi thử 1 lần sau đó cho HS chơi chính thức .
 + GV lưu ý HS đảm bảo an toàn trong khi chơi.
 3. Phần kết thúc:
 - Cho HS chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu (2-3’).
 - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả tiết học .
 - Dặn dò HS về nhà tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau
Kĩ thuật
 Vệ sinh phòng dịch cho gà 
I. Mục tiêu: HS cần:
- Nêu được tmục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ như trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Hướng dẫn hs đọc mục 1 SGK, kể tên các công việc vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Một số HS trình bày. GV kết luận lại HĐ1.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh, phòng dịch cho gà .
- GV đặt câu hỏi - HS nêu các công việc vệ sinh phòng dich cho gà
a. Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
b. Vệ sinh chuồng nuôi
c. Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- HS nêu tác dụng của từng việc trên.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- HS làm bài trong VBT. GV kiểm tra và đánh giá
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài Lắp ghép

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21K5- Hai.doc