Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 19

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 19

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu :

- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một văn bản kịch, đọc phân biệt được lời của nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Người công dân số một, máu đỏ da vàng,

- Hiểu nội dung bài đọc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần học thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010.
Tập đọc
người công dân số một
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một văn bản kịch, đọc phân biệt được lời của nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Người công dân số một, máu đỏ da vàng, 
- Hiểu nội dung bài đọc.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Học sinh đọc lời giới thiệu nhân vật.
- Giáo viên đọc đoạn trích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa.
b) Tìm hiểu bài
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân tới nước?
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- GV nhận xét, kết luận.
c) Đọc diễn cảm.
- 3 HS đọcphân vai đoạn kịch.
- GVHDHS đọc diễn cảm đoạn (từ đầu  nghĩ đến đồng bào không)
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc
- Học sinh theo dõi.
- HS luyện đọc, đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bộ trích đoạn.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- “Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng  anh có khí nào nghĩ đến đồng bào không?”
 Vì anh với tôi  công dân nước Việt.”
- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được vic làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- HS nêu ý nghĩa bài đọc.
-Học sinh đọc phân vai (anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện).
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 3.
- Thi đọc trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
Toán
diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- 2 HS nêu lại đặc diểm của hình thang.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt, ghép hình thao tác như sgk (93)
- Học sinh nêu nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK tạo thành.
 Học sinh tính diện tích hình tam giác ADK
+Kết luận: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rồi chia cho 2.
3. Thực hành:
Bài 1: HS làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chữa, nhận xét, đánh giá.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành cắt ghép theo hướng dẫn.
Kết luận: Diện tích hình thang ABCD = diện tích tam giác ADk
SADK = 
Mà = 
 = 
g Diện tích hình thang ABCD là: 
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Học sinh làm các nhân, đổi vở kiểm tra:
a) Diện tích hình thang là:
 = 9 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
 = 20 (cm2)
 Đáp số: a) 9 cm2, b) 20 cm2
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
---------------------------------------------------------
Khoa học
dung dịch
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết
- Cách tạo ra một dung dịch.
- Kể tên 1 số dung dịch.
- Nêu 1 số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, 1 cố (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
- HD học sinh thực hành và thảo luận kết quả.
- Để tạo dung dịch cần có những điều kiện gì?
- Dung dịch là gì?
- Kể tên 1 số dung dịch mà em biết? (Ví dụ: dụng dịch muối, dung dịch nước và xà phòng )
3. Hoạt động 2: Thực hành
Chia lớp làm 6 nhóm.
- Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nhóm trưởng điều khiển theo hướng dẫn sgk – 16.
- Các nhóm cần tập trung quan sát.
Thảo luận các câu hỏi.
+ ít nhất phải có 2 chất trở lên; trong đó có chất ở dạng thể lỏng và chất hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau.
- Nhóm trưởng điều khiển các công việc theo hướng dẫn sgk- 17.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của mình. Nhóm khác bổ xung.
- Học sinh thảo luận trả lời.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------
Tiếng Việt
Luyện đọc: Người công dân số một
I. Mục tiêu :
- Học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng một văn bản kịch, đọc phân biệt được lời của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài đọc: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đương cứu nước, cứu dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc đoạn trích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa.
b) Tìm hiểu bài
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân tới nước?
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- ý nghĩa của bài là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
c) Đọc diễn cảm.
- 3 HS đọcphân vai đoạn kịch.
- GVHDHS đọc diễn cảm đoạn (từ đầu  nghĩ đến đồng bào không)
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- HS luyện đọc, đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bộ trích đoạn.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- “Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng  anh có khí nào nghĩ đến đồng bào không?”
 Vì anh với tôi  công dân nước Việt.”
- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được vic làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- HS nêu ý nghĩa bài đọc.
- Học sinh đọc phân vai (anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện).
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 3.
- Thi đọc trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài mới.
--------------------------------------------------------
 toán
bdhs: Luyện tập
I. Mục tiêu: Gúp HS ôn tập:
- Công thức tính diện tích hình thang.
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nêu lại công thức tính DT hình thang và làm BT 1,2 tiết trước
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập công thức tính diện tích hình thang.
- Giáo viên yêu cầu HS nêu lại CT và lấy ví dụ.
- Kết luận: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rồi chia cho 2.
3. Thực hành:
Bài 1, 2: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Cho HS tự làm vở, chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- HS nêu CT.
 Diện tích hình thang ABCD là: 
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Làm VD minh hoạ bài tập.
- Học sinh làm cá nhân.
- 2 HS chữa bài bảng.
- HS đọc và tóm tắt bài.
a) Diện tích hình thang ABCD là:
 = 50 (cm2)
b) Diện tích hình thang MNPQ là:
 = 30 (cm2)
 Đáp số: a) 50 cm2, b) 30 cm2
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010. 
Luyện từ và câu
câu ghép
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép, đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập Tiếng Việt 5. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép bài văn, gạch dưới bộ phận CN- VN trong mỗi câu rồi chốt lại lời giải đúng.
- Hướng dẫn xếp các câu vào nhóm thích hợp.
3. Phần Ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài tập 1: 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét rồi chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 3: 
- Giáo viên phát phiếu khổ to.
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bộ nội dung các bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
1) Học sinh xác định CN- VN trong từng câu.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
2) Xếp các câu vào nhóm thích hợp.
a. Câu đơn: (câu do 1 cụm từ CN- VN tạo thành) câu 1: 
b. Câu ghép: câu do nhiều cụm chủ ngữ và vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành câu 2, 3, 4.
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk.
- Học sinh trình bày kết quả bài làm.
1) Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng xanh thẳm.
2) Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơn sương.
3) Trời/ âm u mây mưa, biển/ xám xịt nặng nề.
4) Trời/ ầm ầm dông tố, biển/ đục ngầu giận dữ.
5) Biển/ nhiều khi rất đẹp, ai/ cũng thấy như thế.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2, phát biểu ý kiến.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Học sinh tự làm rồi phát biểu ý kiến.
a) Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b) Mặt trời mọc, sương tan dần.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về ôn tập bài.
------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên chữa bài 2, 3 tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng.
- Làm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và nêu các bước giải bài.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài 1. Làm vở, chữa bài.
a) Diện tích hình thang là:
(14 + 6) x 7 : 2= 70 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
: 2 = 
c) Diện tích hình thang là:
(2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 0,46 (m2)
- Làm vở, chữa bài.
Giải
Đáy bé của hình thang là:
120 x = 80 (m)
Chiều cao của hình thang là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là:
(80 + 120) x 75 : 2 = 7500 (m2)
T ... t tình.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: sân trường.
- Phương tiện: bóng, dây.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, Y/c tiết học.
- HS chạy thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiễn xung quanh sân tập .
- Xoay các khớp cổ chân , khớp gối, hông , cổ tay, vai
2. Phần cơ bản:
- ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay
- Y/c HS tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV quan sát và uấn nắn.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn .
- Làm quen với bòng chuyền sáu.
+ GV nêu tên 
- Chơi trò chơi “ lò cò tiếp sức”
- Y/c HS nhắc lại cách chơi rồi chơi.
- Y/c các tổ thi đua chơi dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường, vừa đi vừa hát.
- Nhận xét tiết học
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 GV
- HS thực hành ôn tập các nội dung đã học.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- Thự hành chơi các trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Nêu được mục đích tác dụng của việc nuôi gà.
- Biết cách chăm sóc gà 
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số tranh ảnh trong SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV gọi HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách.
B: Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Cho HS đọc nội dung mục 2 SGK. Và nêu tên các công việc chăm sóc gà.
- GV gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét bổ sung
*GV kết luận.
C: Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV hỏi:
+ Nêu những cách chăm sóc gà?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét bổ sung đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trả lời.
+ Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, và các chất đinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
- HS đọc bài
HS nêu ý kiến
*Các công việc chăm sóc gà gồm:
+Sởi ấm cho gà con.
+Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
+Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
- HS nghe.
Một vài HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe, trả lời câu hỏi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Giúp đỡ công việc cho cha mẹ ở nhà.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010.
Tập làm văn
luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung, cách trình bày giữa biên bản cuộc họp và biên bản vụ việc.
- Biết làm biên bản về một vụ việc.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: 
Giáo viên hướng dẫn.
- So sánh biên bản một vụ việc với biên bản cuộc họp có gì giống và khác nhau?
- Giáo viên kết luận:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
g Biên bản  sgk.
- Học sinh đọc biên bản.
- Học sinh thảo luận nhóm g đại diện trình bày.
Giống nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chúng.
1. Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
2. Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
3. Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
Khác nhau
- Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu, 
- Nội dung của biên bản Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột có lời khai của những người có mặt.
Bài 2: 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Học sinh đọc gợi ý và đề in sgk.
- Học sinh làm bài tập vào vở.
+ Học sinh làm nhóm (trình bày giấy to)
+ Lớp nhận xét và giáo viên đánh giá, nhận xét.
+ Đọc một số bài văn hay.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết hoàn chỉnh biên bản vào vở.
-------------------------------------------------------------
Toán
chu vi hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II: Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A . Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn .
- GV giới thiệu cách tính chu vi hình tròn.
- GV hỏi : Muốn tính chu vi hình tròn ta làm nh thế nào?
2. Thực hành.
- Gv HD H/S làm bài tập . 
- Gv theo dõi nhận xét sửa sai .
- HS trả lời .
* Muốn tính chu vi hình tròn ta lấyđường kính nhân với số 3,14 .
 C= d x 3,14 .
C là chu vi hình tròn , d là đường kính hình tròn .
 Hoặc : Tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bàn kính nhân với 3,14.
C = r x 2 x 3,14 .
HS làm bài tập .
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính : 
a. d = 0,6 (cm)
C = 0,6 x 3,14 =1,884 (cm)
b. C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm )
C; C = x 3,14 = 2, 512( m )
Bài 2 . tính chu vi hình tròn có bán kính .r :
a: C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 ( cm)
b,C= 6,5 x 2 x3,14 = 40,82 ( dm ) 
Bài 3 : Bài giải .
 Chu vi của bánh xe đó là .
C= 0,75 x 3,14 = 2, 355( m )
Đáp Số : 2,355 M.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà hoàn thiện bài tập vào vở.
------------------------------------------------
Đạo đức
em yêu quê hương
I. Mục tiêu: HS biết:
+ Mọi người cần phải yêu quê hương.
+ Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi , việc làm phù hợp với khả năng của mình .
+ yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Giấy , bút màu.
- Các bài thơ bài hát nói về quê hương.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải yêu quê hương đất nước?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em.
- GV cho HS đọc truyện : Cây đa làng em. Và thảo luận theo các câu hỏi trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
* GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
- GV yêu cầu các cặp hs thảo luận để làm bài tập .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận : Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương của mình.
*Liên hệ thực tế.
- Gv cho HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi sau.
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được gì để bảo vệ quê hương và thể hiện tình yêu quê hương của mình ?
- GV nhận xét bổ Sung.
- 3 HS trình bày
- HS đọc truyện trong SGK.Và thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS trao đổi thảo luận với nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
- HS trình bày trướca lớp.
- HS khác theo dõi hỏi thêm bạn để bạn trả lời.
- HS nghe.
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------
Thể dục
tung và bắt bóng. Trò chơi: “nhảy dây”
II. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng bằng tay , tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Chơi trò chơi “ bóng chuyền sáu” một cách chủ động, tích cực.
 II. Địa điểm và phương tiện .
 - Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
I. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung giờ học .
- GV cho hS chạy chậm tại chỗ .
- Xoay các khổ chân cổ tay.
II. Phần cơ bản .
* ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS giúp đỡ hS thực hiện chưa đúng .
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV chọn một số HS nhẩy tốt lên biểu diễn.
* Làm quen với trò chơi : Bóng chuyền sáu.
- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi cho các tổ .
- GV cho HS chơi thử sau đó cho HS chơi thật.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
III. Phần kết:
- GV cho hs đi thường vừa đi vừa hát , đồng thời hít thở sâu.
- GV cùng HS củng cố nhận xét giờ học.
- Đội hình nhận lớp.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- HS luyện tập theo tổ.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV
- HS luyện tập .
HS thi đua giữa các tổ.
- Đội hình kết thúc.
------------------------------------------------------------
Địa lý
châu á
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí Cam- pu- chia, Lào và Trung Quốc và đọc tên thủ đô 3 nước này.
- Nhận biết được: Cam- pu- chia và Là là 2 nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước châu á.
- Bản đồ tự nhiên châu á
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vị trí và đặc điểm tự nhiên của khu vữ Đông Nam á
B. Dạy bài mới:	
1. Giới thiệu bài.
2. Cam- pu- chia.
* Hoạt động 1: (Hoạt động theo cặp)
- Cam- pu- chia thuộc khu vữ nào của châu á, giáp với những nước nào? 
Địa hình có đặc điểm gì?
3. Lào:
- Nêu vị trí địa lí và tên thủ đô của Lào.
- Kể các loại nông sản của Lào và Cam- pu- chia.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18.
- Cam- phu- chia thuộc khu vực Đông Nam á, giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan, địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng.
- Học sinh quan sát hình 5 bài 18 để trả lời câu hỏi.
+ Lào: lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn hs ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
- HS hát đầu giờ, ổn định lớp.
	2. Sinh hoạt.
a) GV nhận xét chung 2 mặt: 
 - Đạo đức 
 - Văn hoá.
	 - Lớp trưởng nhận xét.
	 - Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs phát huy những ưu điểm của tuần để tuần sau tốt hơn.
- Nhắc hs ôn tập bài, chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19e.doc