I / Yêu cầu : HS cần:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Trả lời được câu hỏi: 1, 2, 3.
II / Đồ dùng dạy - học :
Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2 đọc diễn cảm.
III / Hoạt động dạy – học :
Thứ-ngày Môn Tiết Tên bài dạy ĐDDH Thứ hai 07 / 12 HĐTT TĐ T KH LS 1 2 3 4 5 -Thầy thuốc như mẹ hiền. -Luyện tập. -Chất dẻo. -Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. Bảng phụ GV. Bảng nhóm HS Đồ bằng nhựa. Hình sgk/34. Thứ ba 08 / 12 ĐĐ LTVC Hát-nhạc T KC 1 2 3 4 5 -Hợp tác với những người xung quanh (tiết1) -Tổng kết vốn từ. -Giải toán về tỉ số phần trăm (tt). -Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Hình sgk/25 Bảng nhóm Bảng nhóm Thứ tư 09/ 12 TĐ T Thể dục TLV KT 1 2 3 4 5 -Thầy cúng đi bệnh viện. -Luyện tập . -Tả người (Kiểm tra viết) -Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Bảng phụ GV Bảng nhóm Tranh em bé. Phiếu học tập. Thứ năm 10 / 12 ĐL LTVC Mĩ thuật T CT 1 2 3 4 5 -Ôn tập. -Tổng kết vốn từ. - Giải toán về tỉ số phần trăm (tt). - Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây. Phiếu học tập. Bảng nhóm Bảng phụ Bảng nhóm. Thứ sáu 11 / 12 T TLV Thể dục KH HĐTT 1 2 3 4 5 -Luyện tập. -Làm biên bản một vụ việc. - Sợi tơ. Bảng nhóm Bảng phụ. Sợi tơ. Duyệt của tổ khối trưởng: Mỹ Phước D, ngày 07 tháng 12 năm 2009. Người lập Nguyuễn Phước Trang Ngô Văn Liêm TUẦN 16 Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009 Môn : Tập đọc Bài dạy : Thầy thuốc như mẹ hiền. I / Yêu cầu : HS cần: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. Trả lời được câu hỏi: 1, 2, 3. II / Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2 đọc diễn cảm. III / Hoạt động dạy – học : GV HS 1) Ổn định : 2) KTB: Bài“Về ngôi nhà đang xây” 3) Bài mới : a)GTB: - Cho HS xem và mô tả nội dung hình sgk/153 - GV giới thiệu ghi bảng tên bài: Về ngôi nhà đang xây. b) Hướng dẫn HS luyện đọc : - GV đọc mẫu. - Cho HS đọc nối tiếp bài . - Cho HS nêu và luyện đọc từ khó. - Mời em đọc chú giải. - Cho HS đọc theo cặp. - Mời em đọc cả bài. - GV đọc mẫu. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : (?)+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người thuyền chài. + Điều gì thể hiện tấm lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? + Em hiểu nội dung hai câu thư cuối bài như thế nào? d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Cho HS đọc nối tiếp lại bài. - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 - Cho HS đọc theo cặp. - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2– GV nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc hay. 4) Củng cố : - Mời em đọc bài. -(?) Bài đọc cho ta biết gì ? (HS đáp – GV nhận xét , bổ sung ghi bảng ý nghĩa bài). -GDHS: Tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu giữa con ngưồi với con người. 5) NXDD : - GV nhận xét cụ thể tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Thầy cúng đi bệnh viện. -Hát. -3 HS đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Lớp quan sát, 2 HS mô tả hình - 2 HS nhắc lại tên bài. -Lớp nghe. - 3 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn. - Lớp nêu, 3 HS đọc từ khó. - 1HS đọc chú giải. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 1 HS đọc to - Lớp nghe. - 1 HS đọc. - 1 HS đáp. - 1 HS đáp. - HS khá giỏi đáp. - 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Lớp nghe. -2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. -3 HS thi đọc bài – Lớp bình chọn bạn đọc hay . - 1 HS đọc to. - 3 HS nối tiếp nhau nêu – Lớp bổ sung - Lớp nghe. - Lớp nghe. - Lớp nghe. ----------------------------------------------------------------------------------------------- Môn : Toán Bài dạy: Luyện tập I / Yêu cầu : HS cần : - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - Bài tập cần làm: 1, 2. Bài tập dành cho HS khá giỏi: 3 - Có ý thức: thận trọng, chính xác khi tính II / Đồ dùng dạy – học : Bảng nhóm. III / Hoạt động dạy – học : GV HS 1) Ổn định : 2) KTBC: Mời em nêu cách tính phần trăm của hai số. Ví dụ. 3) Bài mới: a) GTB : GV gt ghi bảng tên bài: Luyện tập. b) Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1: Bài tập yêu cầu gì? - GV giới thiệu bài mẫu: 6% + 15% = 21% ; 112,5% - 13% = 99,5% 14,2% 3 = 42,6% ; 60% : 5 = 12% - Cho HS tự tính - GV nhận xét chữa Kết quả: a) 65,5% ; c) 56,8% b) 14% ; d) 27% * Bài 2: Mời em đọc to bài toán. - Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách giải. - Cho HS làm bài theo nhóm đôi – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng. Bài giải a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được là: 18 : 20 = 0,9 = 90% . b)Đến hết năm, thôn Hòa An đã thực hiện được kế hoạch là: 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5% . Thôn Hòa An đã vượt mức kế hoạch là: 1,175% - 100% = 17,5% . Đáp số : a)Đạt 90% b)Thực hiện 117,5% ; vượt 17,5% * a) Tỉ số này cho biế: Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch. *b) Tỉ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch . 17,5% -Tỉ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5% kế hoạch. * Bài 3 : Dành cho HS khá giỏi. -Mời em đọc to bài toán. - Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì? Em hãy nêu cách giải. - Cho HS khá giỏi làm bài – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng. Tóm tắt: Tiền vốn : 42 000 đồng . Tiền bán : 52 500 đồng . Bài giải a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là: 52500 : 42000 = 1,25 = 125% . b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là: 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125% . Do đó , số phần trăm tiền lãi là : 125% – 100% = 25% Đáp số : a) 125% b) 25%. 4) Củng cố : + Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? Ví dụ. + GDHS: thận trọng, chính xác khi tính 5) NXDD: + GV nhận xét cụ thể tiết học. + Dặn HS chuẩn bị bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) - Hát. - 2 HS đáp. - 2 HS nhắc lại tên bài. -1HS đọc to yêu cầu bài tập - Lớp theo dõi bài mẫu. -4 HS làm trên bảng – Lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn. -1HS đọc to. - 3 HS nối tiếp nhau đáp. -3 nhóm đôi làm trên bảng nhóm và gắn lên bảng lớp – các nhóm còn lại làm vào vở và nhận xét bài bạn. Dành cho HS khá giỏi. -1HS đọc . - 3 HS nối tiếp nhau đáp. - HS khá giỏi làm bài. - 2 HS đọc. -Lớp nghe. -Lớp nghe. -Lớp nghe. ---------------------------------------------------------------------------------------- Môn: Khoa học Bài dạy: Chất dẻo. I / Yêu cầu: HS cần: - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo. - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - Có ý thức: sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng bằng chất dẻo. II / Đồ dùng dạy – học: Phiếu học nhóm. Hình sgk/64. III / Hoạt động dạy – học: GV HS 1) Ổn định: 2) KTBC: § Em hãy nêu tính chất của cao su. § Khi sử dụng các đồ dùng bằng cao su em cần lưu ý điều gì? 3) Bài mới: a) GTB: GV gt ghi bảng tên bài: Chất dẻo. b)Khai thác bài: ³HĐ1: Cho HS hoạt động nhóm 4 công việc sau: § Quan sát hình sgk/64 và các đồ dùng bằng chất dẻo. § Nêu tính chất của các đồ dùng bằng nhựa - Gọi HS trình bày kết quả - GV nhận xét, kết luận ³HĐ2: Cho HS hoạt động nhóm đôi công việc sau: § Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ đâu? Nêu tính chất chung của chất dẻo. § Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao? § Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng trong gia đình được làm bằng chất dẻo. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, kết luận. 4) Củng cố: - Chất dẻo có tính chất gì? - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - Mời em đọc to mục bạn cần biết. - GDHS: sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng bằng chất dẻo. 5) NXDD: PGV nhận xét cụ thể tiết học. PDặn HS: Chuẩn bị bài: Tơ sợi. - Hát. -1 HS đáp. -1 HS đáp. -2 HS nhắc lại tên bài. - Hoạt động nhóm 4 theo công việc được giao. - Đại diện nhóm trình bày kết quả- Lớp nhận xét - Hoạt động nhóm đôi theo công việc được giao. -3 HS trình bày kết quả – lớp nhận xét. - 1 HS đáp. - 1 HS đáp. -2 HS nối tiếp nhau đọc. - Lớp nghe. - Lớp nghe. - Lớp nghe. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn : Lịch sử. Tiết 16 Bài dạy: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. I / Yêu cầu: HS cần: - Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận. + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 - 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. - Có thái độ: Yêu nước, chăm học, chăm làm II / Đồ dùng dạy học : Hình sgk/35, 36. III / Hoạt động dạy hoc : GV HS 1) Ổn định : 2) KTBC: + Chiến thắng biên giới Thu – đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? + Kể lại tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. 3) Bài mới: a) GTB: GV giới thiệu ghi bảng tên bài: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. b) Khai thác bài: * HĐ1: Cho HS hoạt động cá nhân công việc sau: § Đọc phầ ... đúng 4) Củng cố : - Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho ta thấy điều gì về đất nước ta? - Em hãy tìm tiếng có âm đầu r/d/gi, v/d hoặc phân biệt các tiếng có vần iêm/im, iêp/ip. - GDHS: Viết đúng chính tả và trình bày sạch đẹp bài viết. 5) NXDD : PGV nhận xét cụ thể tiết học. PDặn HS chuẩn bị bài: Nghe – viết: Người mẹ của 51 đứa con. - Hát. - 3HS nêu. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Lớp nghe. -2 HS đáp. - Lớp nêu và luyện viết vào bảng con. - Lớp viết. - HS chữa những thiếu soát -2 HS cùng bàn trao đổi vở soát lỗi cho nhau - Tổ 3 nộp bài. - 1 HS đọc to. § Nhóm 1: làm bài theo nhiệm vụ được giao. § Nhóm 2: làm bài theo nhiệm vụ được giao. § Nhóm 3: làm bài theo nhiệm vụ được giao. § Nhóm 4: làm bài theo nhiệm vụ được giao. - Đại diện nhóm gắn bài làm lên bảng lớp và trình bày bài làm của mình – Lớp nhận xét - 2 HS đọc to. - HS làm bài theo nhiệm vụ. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả – Lớp nhận xét - 1 HS đáp 4 HS nêu. - Lớp nghe. - Lớp nghe. - Lớp nghe. = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = & = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009. Môn : Toán Bài dạy : Luyện tập. I / Yêu cầu : HS cần : - Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: + Tính tỉ số phần trăm của hai số. + Tìm giá trị một số phần trăm của một số. + Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - Bài tập cần làm: 1(b), 2(b), 3(a). Bài tập dành cho HS khá giỏi: 1(a), 2(a), 3(b). - Có ý thức: kiên trì, nhẫn nại trước những bài toán khó... II / Đồ dùng dạy – học : Bảng nhóm III / Hoạt động dạy – học : GV HS 1) Ổn định : 2) KTBC : Em hãy nêu ví dụ về cách tìm một số khi biết một số % của nó. 3) Bài mới: a) GTB : GV gt ghi bảng tên bài: Luyện tập. b) Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: Bài tập yêu cầu gì? + Em hãy nêu cách tính tỉ số phần trăm của 37 và 42. + Cho HS làm bài – GV nhận xét, kết luận bài làm đúng: *Kết quả: a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09% . b) Bài giải Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 126 : 1200 = 0,105 = 10,5%. Đáp số : 10,5%. * Bài 2: Mời em đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? Yêu cầu ta tìm gì ? + Muốn tìm 30% của 97 ta làm thế nào? + Cho HS làm bài–GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. Phần a) 30% của 97 là : 97 x 30 : 100 = 29,1 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1. -Phần b) Dành cho HS khá giỏi Bài giải Số tiền lãi là: 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng) Đáp số : 900 000 đồng. * Bài 3/a: Dành cho HS khá giỏi. -Phần a) 72 x 100 : 30 = 240 hoặc72 : 30 x 100 = 240. * Bài 3/b: Mời em đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? Yêu cầu ta tìm gì? + Em hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72. + Cho HS làm bài–GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. -Phần b) Bài giải Số gạo của cửa hàng trước khi bán là : 420 x 100 : 10,5 = 4 000 (kg) 4 000kg = 4 tấn. Đáp số: 4 tấn. 4) Củng cố : + Em hãy nêu ví dụ về cách tính: § Tỉ số % của hai số. § Tính 1 số % của 1 số. § Tính 1 số biết 1 số % của nó. + GDHS: kiên trì, nhẫn nại trước những bài toán khó 5) NXDD: + GV nhận xét cụ thể tiết học. + Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Hát. - 2 HS đáp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - 1 HS nêu. - 1 HS đáp. - 1 HS làm trên bảng – lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn. Bài 1/b HS khá giỏi làm -1 HS đọc to. - 2 HS đáp. - ta lấy 37 nhân với 30 rồi chia cho 100. -2 HS làm trên bảng – lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn. Bài 2/b HS khá giỏi làm Bài 3/a HS khá giỏi là -1 HS đọc to. - 2 HS đáp. - ta lấy 72 chia cho 30 rồi nhân co 100 -2 HS làm trên bảng nhóm và gắn lên bảng lớp – lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn. -1 HS nêu. -1 HS nêu. -1 HS nêu. -Lớp nghe. -Lớp nghe. -Lớp nghe. ------------------------------------------------------------------------------------------------ Môn : Tập làm văn Bài dạy : Làm biên bản một vụ việc. I / Yêu cầu : HS cần : - Nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc. - Làm được một biên bản về một vụ việc. - Có ý thức: Trình bày sạch đẹp, đúng thể thức biên bản một vụ việc. II / Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ ghi sẵn sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản một cuộc họp và biên bản một vụ việc. III / Hoạt động dạy – học : GV HS 1) Ổn định : 2) KTBC :- Bài văn tả người gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần là gì? - Mời em đọc đoạn văn tả hoạt động của người đã viết được ở tiết trước. 3) Bài mới : a) GTB : GV giới thiệu ghi bảng tên bài: Làm biên bản một vụ việc. b) Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: Mời em đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cho HS hoạt động nhóm đôi công vệc sau: § Đọc kĩ biên bản một vụ việc. § Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa biên bản một cuộc họp và biên bản một vụ việc. - GV nhận xét, kết luận và gắn bảng phụ ghi sẵn sự giống nhau và khác nhau giữa biên bản một cuộc họp và biên bản một vụ việc. * Bài 2: Mời em đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. - Cho HS làm bài theo nhiệm vụ: § Đọc lướt lại bài “Thầy cúng đi bệnh viện. § đóng vai bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện, em lậpbiên bảng về vụ việc cụ Ún trốn viện. - Gọi HS trình bày biên bản vừa viết được – GV nhận xét, ghi điểm theo bài viết thực tế của HS. 4) Củng cố : - Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa biên bản một cuộc họp và biên bản một vụ việc. - Mời em đọc biên bản mà em vừa viết được. -GDHS: Trình bày sạch đẹp, đúng thể thức biên bản một vụ việc. 5) NXDD : - GV nhận xét cụ thể tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài : Ôn tập về viết đơn. - Hát - 2HS nêu. - 1 HS đọc. - 2 HS nhắc lại tên bài. - 1 HS đọc to. - 3 nhóm đôi làm trên bảng nhóm , làm xong gắn lên bảng lớp và đọc to kết quả bài làm của nhóm mình – Các nhóm còn lại làm vào tập và nhận xét bài bạn. - 2 HS đọc. - 1 HS đọc to. - 3 HS viết trên bảng nhóm, viết xong gắn lên bảng và đọc to bài viết của mình – Lớp viết vào vở và nhận xét bài bạn. - 1 HS đáp - 2 HS đọc to biên bản vừa viết được - Lớp nghe. - Lớp nghe. - Lớp nghe. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Môn: Khoa học Bài dạy: Tơ sợi. I / Yêu cầu: HS cần: - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. - Nêu một só công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. II / Đồ dùng dạy – học: Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, bật lửa. III / Hoạt động dạy – học: GV HS 1) Ổn định: 2) KTBC: - Cất dẻo được làm ra từ đâu? - Nêu tính chất và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. 3) Bài mới: a) GTB: GV gt ghi bảng tên bài: Chất dẻo. b) Khai thác bài: ³ HĐ1: Cho HS hoạt động nhóm đôi công việc sau: § Quan sát hình sgk/66. § Kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo. § Hình nào trong sgk/66 có liên quan dến việc làm ra sợi bông, tơ tầm, sợi đay? § Sợi bông, tơ tằm, sợi lanh và sợi gai loại nào có nguồn gốc từ thực vật? Gọi HS trình bày kết quả – GV nhận xét, kết luận. ³ HĐ2: Cho HS hoạt động nhóm 4 công việc sau: § Lần lượt đốt thử mẫu tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. Quan sát hiện tượng xảy ra. § Dựa vào kết quả của thí nghiệm trên và đọc thông tin sgk/67 hoàn thành bảng sau: Loại tơ sợi Đặc điểm chính 1. Tơ sợi tự nhiên: - Sợi bông - Tơ tằm 2. Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lông - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả -GV nhận xét kết luận. 4) Củng cố: § Em hãy nêu nguồn gốc của sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai, tơ tầm. § Em hãy nêu đặc điểm của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. § Mời em đọc to thông tin sgk/67 § GDHS: Sử dụng và bảo quản tốt các đồ dùng bằng tơ sợi có ở gia đình. 5) NXDD: PGV nhận xét cụ thể tiết học. PDặn HS: Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra học kì I. - Hát. -1 HS đáp. -1 HS đáp. -2 HS nhắc lại tên bài. - HS hoạt động nhóm đôi theo công việc được giao. - 4 HS nối tiếp nhau trình bày kết quả – lớp nhận xét - Hoạt động nhóm 4 theo công việc được giao. - Đại diện nhóm trình bày kết quả – lớp nhận xét - 2HS đáp. - 2HS đáp. -2HS đọc to. - Lớp nghe. - Lớp nghe. - Lớp nghe. ----------------------------------------------------------------------------------- Môn :HĐTT T 16 GV HS 1) Đánh giá hoạt động tuần 16: - Gọi các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua tuần 16. - GV nhận xét, đánh giá chung, nêu những ưu điểm lớp cần phát huy mặt tồn tại lớp cần khắc phục 2) GV phổ biến kế hoạch tuần 17 : Ôn tập chuẩn bị thi học kì I. Tiếp tục luyện đọc, luyện viết cho HS. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường. ................................. 3) Trò chơi : GV cho HS chơi theo luật : Chia lớp làm 2 nhóm thi hỏi đáp nhanh kiến thức đã học ở 2 môn : toán và tiếng việt, trong tuần 16. HS nhóm1 hỏi – HS nhóm 2 trả lời và ngược lại. Trong thời gian 10 phút nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng cuộc. 4) Tổng kết giờ SHL : GV tổng kết giờ SHL và nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra -Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua – Lớp bổ sung. - Lớp nghe. - HS nghe và thực hiện theo kế hoạch. - HS chơi theo luật. - Lớp nghe. Phần duyệt của Chuyên môn:
Tài liệu đính kèm: