Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ 28 - Trường Tiểu học Tùng Lâm

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ 28 - Trường Tiểu học Tùng Lâm

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II- TIẾT 1

I- Mục tiêu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.

2. Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu,tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu.

II- Đồ dùng dạy học:

Phiếu vết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.

II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

1/ Giới thiệu bài :

- Gv giới thiệu nội dung học của tuần 28.

- Giới thiệu MĐ,YC của tiết học.

2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( khoảng 10 HS trong lớp).

- Từng HS lên bốc thăm chọn bàI.

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. HS trả lời. GV cho điểm.

2/ Bài tập 2.

 -1 HS đọc yêu cầu của bài .

 - GV hướng dẫn : BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cụ thể :

+Câu đơn .1 VD.

+ Câu ghép :Câu ghép không dùng từ nối (1VD). Câu ghép dùng từ nối ,Câu ghép dùng QHT(1VD). Câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1VD)

 -HS làm bài

 -HS nối tiếp nhau trình bày KQ.Cả lớp và GV nhận xét.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ 28 - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008 
Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì II- tiết 1
I- Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.
Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu,tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu.
II- Đồ dùng dạy học: 
Phiếu vết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
ii- các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1/ Giới thiệu bài :
- Gv giới thiệu nội dung học của tuần 28.
- Giới thiệu MĐ,YC của tiết học.
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( khoảng 10 HS trong lớp).
Từng HS lên bốc thăm chọn bàI.
HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. HS trả lời. GV cho điểm.
2/ Bài tập 2.
 -1 HS đọc yêu cầu của bài .
 - GV hướng dẫn : BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cụ thể :
+Câu đơn .1 VD.
+ Câu ghép :Câu ghép không dùng từ nối (1VD). Câu ghép dùng từ nối ,Câu ghép dùng QHT(1VD). Câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1VD)
 -HS làm bài
 -HS nối tiếp nhau trình bày KQ.Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học . 
Dặn những HS cha đợc kiểm tra về nhà tiếp tục ôn bài .
 ..
Toán
Tiết 136 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Củng cố kỹ năng tính: Vận tốc, quãng đường, thời gian. 
Củng cố đổi đơn vị đo: Độ dài, đơn vị đo Thời gian, đơn vị đo Vận tốc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh nêu cách tìm Vận tốc, Thời gian, Quãng đường. 
- Học sinh lên bảng viết công thức tính. 
2/. Thực hành. 
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. 
 GV cho HS làm bài vào vở, gọi HS đọc lời giải, cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: GV hướng dẫn HS tính Vận tộc của xe máy với đơn vị đo là m/ phút.
Cho học sinh làm vào vở. 
Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
Cả lớp nhận xét, thống nhất lời giải đúng.
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
GV cho HS đổi đơn vị:
 15,75 Km = 15750m
1 giờ 45 phút = 105 phút
- Cho HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 4: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
Gv cho HS đổi đơn vị:
72Km / giờ = 72000m/ giờ.
GV cho HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS trình bày bài giải.
Cả lớp nhận xét bổ sung. GV chốt lời giải đúng
IV. Dặn dò : 
 Về làm bài tập trong SGK 
Âm nhạc
Tiết 28 : ÔN tập hai bài hát : “ Màu xanh quê hương ” & “Em vẫn nhớ trường xưa ” .
 ( Cô Vân dạy )
Đạo đức:
Tiết 28: Em tìm hiểu về liên hợp quốc ( tiết 1 )
I - Mục tiêu
Sau khi học bài này, HS biết:
- Hiểu biết ban đầu về tổ Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.- Thái độ tôn trọng cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy – học 
1/ Bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ bài học trước.
2/ Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK)
1. GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi: ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
2. HS nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc.
3. GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và điạ phương. Sau đó, cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
4. GV kết luận: 
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
- Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK.)
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
2. HS thảo luận nhóm. 
3. Đại diện các nhóm trình bầy (mỗi nhóm trình bày một ý kiến)
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
5. GV kết luận: các ý kiến (c), (d) là đúng.
	Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai.
6. GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
3/ Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học, dặn HS về sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
.
 Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn : tập đọc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc đúng và biết đọc diễn cảm và đọc hiểu thông qua các bài học cụ thể mà các em đã học từ đầu học kì II đến nay.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Giới thiệu bài .
2. Ôn tập:
- GV lần lượt cho HS đọc lại các bài tập đọc mà các em đã học từ đầu học kì II đến nay. Mỗi em đọc 1 đoạn( hoặc 1 khổ thơ) – GV lắng nghe và sửa nếu HS đọc sai để giúp các em đọc đúng.
- Sau mỗi bài HS đọc xong GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung của bài để khắc sâu nội dung bài.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn trong một bài tự chọn mà các em thích dưới hình thức:
+ HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
3. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học ( nhận xét cụ thể cách đọc của từng em để giúp HS tự điều chỉnh cách đọc của mình).
Ôn Toán
ÔN tập về tính vận tốc , quãng đường , thời gian.
I . Mục tiêu 
Giúp Hs : Tiếp tục củng cố về tính vận tốc, quãng đường , thời gian trong chuyển động đều .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết 
Y/c HS nhắc lại :
+ Nêu cách tính vận tốc ?
+ Nêu cách tính quãng đường ?
+ Nêu cách tính thời gian ? 
- HS lên bảng viết công thức tính .
 - HSnx – GVnx , củng cố .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
-Gv ghi đề bài , HS nêu cách làm 
-HSnx , GV kết luận 
-HS làm vào vở – Gọi lần lượt HS lên chữa bài .
B1 :Một xe ngựa đi trong 1 giờ 45 phút được quãng đường 15,75 km . Tính vận tốc của xe ngựa với đơn vị đo là m/ phút .
B2 : Một con rái cá có thể bơi với vận tốc 420m / phút . Tính thời gian để rái cá bơi được quãng đường 10,5 km. 
B3 : Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12km/ giờ . Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút . Tính độ dài quãng đường AB.
III. Củng cố –dặn dò :GVnx giờ học .Dặn HS tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra .
Thể dục 
 Tiết 55 : Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: “bỏ khăn”
I- Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích (đích cố định hoặc di chuyển). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi “Bỏ khăn ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, 2 học sinh 1 quả cầu, đá cầu có căng lưới và kẻ sân, chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi.
III-Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 120 – 150m. 
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 – 2 phút.
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn : 14- 16 phút
- Đá cầu: 14 – 16 phút
 Ôn tâng cầu bằng đùi: 3 –4 phút. Đội hình tập theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển. 
 Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 10 – 12 phút. Đội hình tập, theo sân đã chuẩn bị 
Hoạt động 3: Trò chơi “Bỏ khăn”: 5– 6 phút. 
GV cho học sinh cả lớp cùng chơi theo một vòng tròn lớn 
Hoạt động 4: Kết thúc 4 – 6 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2phút
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1- 2 phút
* Trò chơi hồi tĩnh : 1 – 2 phút. 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008
Tiếng việt
ôn tập giữa học kì II- tiết 2
 I- Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu : làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. 
II- Đồ dùng dạy học: 
Phiếu vết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
iiI- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1/ Giới thiệu bài :GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn kiểm tra và học thuộc lòng.(khoảng 10 HS trong lớp): 
 Thực hiện như tiết 1.
3/ Bài tập 2.
-Một HS đọc yêu cầu của bài. 
-HS làm vào vở bài tập.
-HS tiếp nối nhau đọc bài của mình. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4/ Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học . 
Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 137 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng tính: Vận tốc, Quãng đường, Thời gian. 
- Thực hành giải toán. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh chữa bài tập 3 .
- Gọi học sinh lên bảng viết công thức tính.
2/. Thực hành
Bài 1: a.GV gọi HS đọc bài tập 1a.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
GV vẽ sơ đồ:
 Ô tô Xe máy
 Gặp nhau
 -GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường là 180 km từ 2 chiều gặp nhau.
Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
+ 36 = 90( km ).
Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là:
: 90 = 2( giờ )
b.GV cho HS làm tương tự như phần (a)
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài vào vở. 1 HS trình bày bài lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
BàI 3: GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo Quãng đường trong bài toán.
- GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo (m) hoặc đổi đơn vị đo Vận tốc theo (m/phút). HS làm bài vào vở rồi chữa bài. GV nhận xét bài làm cho HS.
Bài 4: GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài toán.
HS làm bài vào vở. GV gọi HS đọc lời giải, GV nhận xét bài làm của HS.
IV. Dặn dò:
 Về làm bài tập trong SGK.
Tiếng việt
ôn tập giữa học kì II- tiết 3
I- Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và HTL
2. Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài Tình quê hương ; tìm được các câu ghép ;từ ngữ được lặp lại ,được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II- Đồ dùng dạy học: 
Phiếu vết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
iiI- Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1/ Giới thiệu bài : 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2.
 -Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn suy nghĩ làm bài 
 . -GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập. 
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (đăm đắm nhìn theo ,sức quyến rũ , nhớ thương mảnh liệt, day dứt ) 
+ Điều gì đã gắn bó với tác giả với q ... úng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học 
1/ Giới thiệu bài
2/ Hoạt động 3. HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
	+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
	+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm sau:
	+ Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GVđã hướng dẫn ở tiết1 	+ Khi lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
	+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải; mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1-SGK)
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý:
	+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
	+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.3/ 3/Củng cố, dặn dò. 
 GV nhận xét giờ học
Thể dục : 
Tiết 56 : Môn thể thao tự chọn
trò chơi “Hoàng anh, Hoàng yến”
I- Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc học đứng ném vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi “Hoàng anh, hoàng yến ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên 1 còi, mỗi học sinh 1 quả cầu. 
 iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 150 – 200m. 
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu: 1 phút. s
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 – 2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển). 
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. 
Hoạt động 2: Môn thể thao tự chọn : 14- 16 phút
- Đá cầu: 14 – 16 phút
+Ôn tâng cầu bằng đùi: 2 – 3 phút. Đội hình tập từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
+Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: 2 – 3 phút. Đội hình tập và phương pháp như ở phần trên 
+Ôn phát cầu bằng mu bàn chân:8 – 10 phút. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị .
- Ném bóng: 14 -16 phút.
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay (trước ngực): 1 – 2 phút.
+Học ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực): 13 – 14 phút. 
Hoạt động 3: Trò chơi “Hoàng Anh, hoàng yến”: 5– 6 phút. 
Hoạt động 4: Kết thúc 4 – 6 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2phút
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát (do giáo viên chọn): 2 phút. 
- Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn): 1- 2 phút
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2008
Toán
Tiết 140 : Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất cơ bản của phân số.
- Nêu cách so sánh phân số.
+ Cùng mẫu số- Cùng tử số. 
+ Khác nhau mẫu số. 
2/. Thực hành
GV tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự làm rồi chữa các bài tập. 
Bài 1: HS tự làm vào vở .
 - Gọi 2 HS TB lên chữa bài .
 -Khi chữa bài, GV yêu cầu học sinh đọc các phân số mới viết được. 
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
 GV lưu ý HS: Khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản. 
Bài 3:Cho HS nêu yêu cầu của bài 
 -HS tự làm bài rồi chữa bài. 
 -Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất.
Bài 4: HS làm bài – GV chấm 1 số bài .
 Khi chữa bài nêu cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau, so sánh phân số với 1.
Bài 5: 
Cho học sinh tự làm bài.
Gọi 1 HS khá lên chữa bài . 
HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp. 
III. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK.
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Kiểm tra theo phiếu của sở GD-ĐT.)
Khoa học
Tiết 56 : sự sinh sản của côn trùng
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	- Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián).
	- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
	- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
II- Đồ dùng dạy – học
-Hình trang 114, 115 SGK 
III- Hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nêu mục bạn cần biết của bài trước .
B/ Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
-GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
- Tiếp theo, cả nhóm cùng thảo luận các câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
+ Ơ giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
Kết luận: 
- Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phung thuốc trừ sâu, diệt bướm,
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm , Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm . 
Bước 2: làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- GV chữa bài. Dưới đây là đáp án:
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
Đẻ trứng
Trứng nở ra dòi(ấu trùng).
Dòi hoá nhộng. Nhộng nở ra ruồi
Đẻ trứng
Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,..
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,..
- Phun thuốc diệt ruồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo,..
- Phun thuốc diệt gián.
Kết luận:Tất cả côn trùng đều đẻ trứng
Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
C/ Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học . Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau
Địa lí 
Tiết 28 : CHÂU MĨ ( tiếp theo)
 I - MỤC TIấU
 	Học xong bài này, HS :
 - Biết phần lớn người dõn chõu Mĩ là dõn nhập cư.
 - Trỡnh bày được một số đặc điểm chớnh của kinh tế chõu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỡ.
 - Xỏc định được trờn bản đồ vị trớ địa lớ của Hoa Kỡ. 
II - ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC 
- Bản đồ Thế giới. 
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở chõu Mĩ . 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 3. Dõn cư chõu Mĩ 
 * Hoạt động 1: Làm việc cỏ nhõn 
Bước1 : HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời cỏc cõu hỏi sau : 
 + Chõu Mĩ đứng thứ mấy về số dõn trong cỏc chõu lục ? 
+ Người dõn từ cỏc chõu lục nào đó đến chõu Mĩ sinh sống. 
+ Đõn cư chõu Mĩ sống tập trung ở đõu ? 
Bước 2 : Một số HS trả lời cõu hỏi trước lớp 
- GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thớện cõu trả lời. 
 - GV giải thớch thờm cho HS biết rằng, dõn cư tập trung đụng đỳc ở miền Đụng của chõu Mĩ vỡ đõy là nơi dõn nhập cưđến sống đầu tiờn ; sau đú họ mới di chuyển sang phần phớa tõy. 
*Kết luận : Chõu Mĩ đứng thứ ba về số dõn trong cỏc chõu lục và phần lớn dõn cư chõu Mĩ là dõn nhập cư. 
 4. Hoạt động kinh tế 
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhúm
 Bước 1 : HS trong nhúm quan sỏt hỡnh 4, đọc SGK rồi thảo luận nhúm theo cỏc cõu hỏi gợi ý sau : 
 + Nờu sự khỏc nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ . 
+ Kể tờn một số nụng sản ở Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ . 
+ Kể tờn một số ngành cụng nghiệp chớnh ở Bắc Mĩ Trung Mĩ và Nam Mĩ . 
 Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trả lời cõu hỏi. 
- HS khỏc bổ sung. 
- GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện cõu trả lời. 
 Bước 3 : Cỏc nhúm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở chõu Mĩ.
5. Hoa Kỡ 
 * Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp
 Bước1 : GV gọi HS chỉ vị trớ của Hoa Kỡ và Thủ đụ Oa-sinh-tơn trờn Bản đồ Thế giới. 
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỡ (theo thứ tự : vị trớ địa lớ, diện tớch, dõn số đứng thứ mấy trờn thế giới, đặc điểm kinh tế ). 
Bước 2 : Một số HS lờn trỡnh bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện cõu trả lời. 
*Kết luận : Hoa Kỡ nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước cú nền kinh tế phỏt triển nhất thế giới. Hoa Kỡ nổi tiếng về sản xuất điện, mỏy múc, thiết bị với cụng nghệ cao và nụng phẩm như lỳa mỡ, thịt, rau. 
 *HĐ nối tiếp : Nhận xột giờ học. Chuẩn bị bài : Chõu Đại Dương và chõu Nam Cực
Buổi chiều Ôn Toán
ÔN tập về số tự nhiên và phân số .
I . Mục tiêu :Giúp Hs : 
-Củng cố về cách đọc , so sánh số tự nhiên .
- Củng cố về quy đồng mẫu số và so sánh phân số .
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1 : HDHS ôn tập về lí thuyết 
Y/c HS nhắc lại :
+Nêu cách so sánh số tự nhiên ?
+ Quy đồng mẫu số và so sánh phân số ?
HSnx – GVnx , củng cố .
Hoạt động 2 : HDHS làm các bài tập .
Gvghi đề bài , HS nêu cách làm 
HSnx , GV kết luận 
HS làm vào vở – Gọi lần lượt HS lên chữa bài .
B1 :Đọc các số :
 70815 ; 975 860 ; 5 732 600 ; 472 036 953 . 
 B2 : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
1000997 53 796 .53 800
6987.10 087 217 695.217 698
 7500 : 10 750 68 400 .684 100.
B3 : Quy đồng mẫu số các phân số : 
a, và 
b, ; và 
III. Củng cố –dặn dò 
GVnx giờ học .Dặn HS tiếp tục ôn tập .
 .
Tiếng việt
Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Kiểm tra theo phiếu của sở GD-ĐT)

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai dayt tuan 28 lop5.doc