Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 13

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 13

Tiết 25: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh đọc chôi chảy, lưu loát toàn bài đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Từ ngữ: rô bốt, công tay, ngoan cố,

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b )

* Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công

* Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS được nâng cao ý thức BVMT

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).

- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: giáo dục tập thể
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 25: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh đọc chôi chảy, lưu loát toàn bài đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Từ ngữ: rô bốt, công tay, ngoan cố, 
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b )
* Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công
* Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS được nâng cao ý thức BVMT
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép đoạn từ “Qua khe lá  thu lại gỗ”.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong.
 3. Bài mới:	
a) Giới thiệu bài.
b) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- 1 HS đọc phần chú giải
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 3 nhóm đọc 
c) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc phần 1:
+Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
+ Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?
+) Rút ý1: Phát hiện của bạn nhỏ.
- Cho HS đọc phần 2:
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
 . Bạn nhỏ là người thông minh.
 . Bạn nhỏ là người dũng cảm.
+)Rút ý 2: Cậu bé thông minh, dũng cảm.
- Cho HS đọc phần còn lại và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+) Rút ý 3: Việc bắt những kẻ trộm gỗ thành công.
- ý nghĩa của bài nói lên điều gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Treo bảng phụ cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
- Phần 1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?
- Phần 2: Tiếp cho đến thu gỗ lại
- Phần 3: gồm 2 đoạn còn lại.
- ... những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có khách tham quan nào cả.
- Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài ; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
- Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
- Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
. Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.
. Vì bạn là người có trách nhiệm với tài sản chung của mọi người.
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. 
- HS nêu.
* Nội dung : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi.
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
4. Củng cố: Qua bài học mỗi chúng ta có quyền và bổn phận gì?
- Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công
- Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.
5. Dặn dò:	 
- Về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Tiết 61: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 - Bước đầu biết nhân một số thập phân với một tổng các số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh làm bài tập 3 trên bảng.
 3. Bài mới:	
 * Giới thiệu bài.
 * Luyện tập:
+ Bài tập 1 (61): Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2 (61): Tính nhẩm
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp, sau đó cho HS chơi trò chơi đố bạn.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 3 (62): ( Giảm tải)
+ Bài tập 4 (62): 
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) c và
 a c + b c
 - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm và làm vào nháp. 
- Chữa bài. Cho HS rút ra nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- HS nối tiếp nhau nêu phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
404,91
53,64
163,74
*Kết quả:
 a) 782,9 7,829
 b) 26530,7 2,65307
 c) 6,8 0,068
- HS làm bào nháp.
- HS nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
*VD về lời giải:
 9,3 6,7 + 9,3 3,3 
 = 9,3 (6,7 + 3,3)
 = 9,3 10 
 = 93
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học. 
 - GV nhận xét giờ học.
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Tiết 26: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua ; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 
( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Giúp HS tìm hiểu bài viết và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Người gác rừng tí hon.
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
+)Rút ý1: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá.
- Cho HS đọc đoạn 2:
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Em hãy nêu tên các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn.
+)Rút ý 2:Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở một số địa phương.
- Cho HS đọc đoạn 3:
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
+)Rút ý 3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
- Đoạn 1: Từ đầu đến sóng lớn
- Đoạn 2: Tiếp cho đến Cồn Mờ (Nam Định)
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- 2 HS đọc toàn bài
- Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình...
- Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn..
- Vì các tỉnh này làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của
- Minh Hải, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An,
- Đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển ; tăng thu nhập cho người dân
- HS nêu.
* Nội dung: Bài văn nói lên nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn ở một số tỉnh và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 4. Củng cố, dặn dò 
Chốt lại nội dung bài học.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Toán
Tiết 62: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
 - Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-Làm bài tập 4 phần b trang 62 
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Luyện tập:
+ Bài tập 1 (62): Tính
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào bảng vở nháp, lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2 (62): Tính bằng hai cách
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào phiếu theo nhóm.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 3 (62): (Phần a giảm tải)
b)Tính nhẩm kết quả tìm x:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự tính nhẩm.
- Mời 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 4 (62):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
*Kết quả:
316,93
61,72 
*Ví dụ về lời giải:
C1: (6,75 + 3,25) 4,2
 = 10 4,2 
 = 42
 C2: (6,75 + 3,25) 4,2 
 = 6,75 4,2 + 3,25 4,2 
 = 28,35 + 13,65
 = 42
*Ví dụ về lời giải:
 5,4 x = 5,4 ; x = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
 Bài giải:
Giá tiền một mét vải là:
 60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
6,8m vải nhiều hơn 4m vải là:
 6,8 – 4 = 2,8 (m)
Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải (cùng loại là:
 15 000 2,8 = 42 000 (đồng)
 Đáp số: 42 000 đồng
 4. Củng cố, dặn dò 
 Chốt lại nội dung bài học.
 GV nhận xét giờ học.
Chiều thứ 3/8/11/2011
Tiết 2: Luyện toán
LUYỆN TẬP VỀ NHÂN SỐ THẬP PHÂN 
 I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về nhân một số thập phân cho một số thập phân.
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị biểu thức số.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Học sinh làm bài tập 3 trên bảng.
 3. Bài mới:	
 * Giới thiệu bài.
 * Luyện tập:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
12,09 1,5
1,234 0,67
 b) 13,45 2,3
 4,657 1,23
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện
a) 1,25 800 6,7
b) 4,5 2,5 40 80
c) 2,5 5,5 2 4
+ Bài 3: ( Tr 62) 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- HS yếu lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp
Kết quả:
a) 18,135 ; 0,82678
b) 30,935 ; 5,72811
- HS khá, giỏi lên bảng làm, dưới lớp làm vào phiếu.
a) 1,25 800 6,7
 = (1,25 800) 6,7
 = 1000 6,7
 = 6700
b) 4,5 2,5 40 80
 = ( 4,5 80) ( 2,5 40)
 = 360 100
 = 36000
c) 2,5 5,5 2 4
 ( 2,5 4) ( 5,5 2)
 = 10 11
 = 110
 Bài giải:
 Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5kg đường là:
 7700 3,5 = 26950 (đồng)
 Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường (cùng loại) là:
 38500 – 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng. ...  tự nhiên.
- Củng cố cách tìm số tự nhiên x. 
- áp dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy - học
Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy - học
 1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Luyện tập
Nhóm HS TB, yếu
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 173,44 : 32 ; b) 112,56 : 28
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở nháp.
a) 173,44 32 ; b) 112,56 28
 13 4	5,42 0 56 4,02
 64	 0
 0
+ Bài 2: Tìm x
a) x 3 = 3,6
b) 20,9 : x = 5
HS làm bài vào vở nháp sau đó len chữa bài trên bảng.
a) x 3 = 3,6
 x = 3,6 : 3
 x = 1,2
b) 20,9 : x = 5
 x = 20,9 : 5 
 x = 4,18
+ Bài 3: (Tr 65) (Hoạt động chung cả lớp)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Nhóm HS khá, giỏi
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính 
a) 857,5 : 35 ; b) 431,25 : 125
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở nháp.
a) 857,5 350 ; b) 431,25 125 
 157	2,45	 56 2	3,45
 17 5 6 25
 0 0
+ Bài 2: Tìm x, biết x là số tự nhiên và 2,5 x < 10
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào phiếu.
2,5 x < 10
Hay 2,5 x < 2,5 4
Hai tích đều có hai thừa số và có thừa số thứ nhất bằng nhau, tích nào có thừa số thứ hai bé hơn thì bé hơn, do đó x < 4.
Mà x là số tự nhiên nên x = 0 ; x = 1 ;
 x = 2 ; x = 3.
 Bài giải:
 Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được:
 126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp số: 42,18km
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 65: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,
I. MỤC TIÊU: 
Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,  và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Muốn chia một STP cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?
- Cho HS tự tìm kết quả.
Đặt tính rồi tính: 213,8 10
 13 21,38 
 38
 80
 0
- Nêu cách chia một số thập phân cho 10?
 b) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi bảng.
- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
- Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?
c) Nhận xét:
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
- HS thực hiện phép chia ra nháp.
- HS nêu phần nhận xét trong SGK-Tr.65.
- HS thực hiện đặt tính rồi tính:
- HS nêu.
- HS nêu phần nhận xét SGK-Tr.66
- HS nêu phần quy tắc SGK-Tr.66
- HS đọc phần quy tắc SGK.
* Luyện tập:
+ Bài tập 1 (66): Nhân nhẩm
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2 (66): Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. GV hỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính. 
+ Bài tập 3 (66):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 Kết quả: 
 a) 4,32 0,065 4,329 0,01396
 b) 2,37 0,207 0,0223 0,9998
 VD về lời giải:
 a) 12,9: 10 = 12,9 0,1 =1,29 
 Bài giải:
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
 4. Củng cố
Nêu tóm tắt nội dung bài
 5. Dặn dò
Nhận xét giờ học 
Tiết 2: Tập làm văn
Tiết 26: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1 ; gợi ý 4.
- Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện tập
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mời 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- GV treo bảng phụ , mời một HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và Y/C viết đoạn văn:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của người. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt, mái tóc, dáng người)
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc gợi ý 4.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
- HS bình chọn.
4. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Đạo đức
BÀI: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Học song bài này, HS biết:
- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Hoạt động 1: đóng vai ( bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV cho 3 tổ đóng vai 3 tình huống BT 2. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
+ Tổ 1: Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ.
+ Tổ 2: Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để tranh gành đồ chơi.
+ Tổ 3: Đang chơi cùng bạn thì có một cụ già đi đến hỏi đường.
- Các tổ thảo luận.
- Các tổ lên đóng vai.
- Các tổ khác thảo luận, nhận xét.
- GV kết luận: SGV-Tr. 34.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4, SGK
*Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
*Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc bài tập 3, 4.
- GV cho HS thảo luận nhóm 7 theo nội dung 2 bài tập 3-4 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr.35.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS đóng vai theo tình huống đã được phân công.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
*Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc nười già, trẻ em.
*Cách tiến hành: 
	- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo ND: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
	- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
	- GV kêt luận: SGV –Tr. 35.
	4. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài.
Tiết 4: Phụ đạo học sinh
ÔN TẬP PHÉP CHIA SỐ TP 
 I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về cách chia một số thập phân cho 1 số tự nhiên, chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân
 - Rèn kỹ năng giải toán.
 - giúp học sinh có ý thức học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: 7 : 3,5 ; 702 : 7,2 dưới lớp bảng con 2 : 12,5
Cả lớp và GV chữa bài: 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Luyện tập:
 + Bài 1: Đặt tính rồi tính
372,96 : 3 857,5 : 35 431,25 : 125
308 : 5,5 1649 : 4,85 18 : 0,24
18,5 : 7,4 1,65 : 0,35 87,5 : 1,75
Cả lớp và gv chữa bài
+ Bài 2: Tìm x:
a) x 2,1 = 9,03 b) 3,45 x = 9,66 
c) x : 9,4 = 23,5; d) 2,21 : x = 0,85 
chữa bài. 
+ Bài 3: Một ô tô cứ đi 100km thì tiêu thụ hết 12,5l xăng. Hỏi ô tô đó đi 1 quãng đường dài 60km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
- HD tóm tắt, lập kế hoạch giải
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở
 Bài giải
 Ô tô đi 1 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
 12,5 : 100 = 0,125 (lít)
 Ô tô đi 60 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
 60 0,125 = 7,5 (lít)
 Đáp số: 7,5 lít xăng
- Chấm, chữa bài 
HS làm bài trên lớp và bảng con
- HsTB lên bảng làm dưới lớp làm vào bảng con 
- HS làm bài tập theo nhóm đôi 
- 2,3 HS yếu đọc yc bài 
- 1HS khá giỏi làm bài trên bảng,dưới lớp làm làm bài vào vở
 4. Củng cố, dặn dò
Nêu tóm tắt nội dung bài
Nhận xét giờ học
Chiều Thứ 6/ 11/ 11 năm 2011
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
Luyện viết bài: Bà tôi
I. MỤC TIÊU:
- HS viết đúng, đẹp bài viết " Bà tôi".
- Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 vở luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện viết
- GV đọc bài viết "Bà tôi"
? Hãy tả mái tóc của bà? 
- Những từ nào trong bài cần viết hoa?
- Yêu cầu học sinh nêu những chữ khó viết. 
- Hướng dẫn HS cách nối các con chữ cho đẹp.
- GV đọc bài luyện chữ từng câu
- GV quan sát giúp đỡ HS nhắc HS viết đúng, đẹp bài luyện chữ
- Uốn nắn cho một số học sinh viết chưa đúng cỡ chữ, nét chưa đều.
- GV đọc lại bài luyện chữ
- GV chấm điểm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh và sửa các lỗi HS còn vướng mắc.
- Tóc đen, dày, phủ kín cả hai vai xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
- HS nêu
- Học sinh theo dõi phát hiện những chữ khó viết.
- Học sinh nêu những chữ khó viết và viết vào vở nháp.
- HS nghe - viết vào vở luyện
- Học sinh soát bài
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học
Tiết 3: Giáo dục tập thể
 SINH HOẠT LỚP
- Kiểm điểm tình hình trong tuần
- Đề ra kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc