Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 17

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 17

Tiết 2: Tập đọc

Tiết 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo. dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Quyền được góp phần xây dựng quê hương.

* Quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.

* GV liên hệ : Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn neu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Giáo dục tậpthể
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo. dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Quyền được góp phần xây dựng quê hương.
* Quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.
* GV liên hệ : Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn neu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS khá đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ ý 1: Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
- Cho HS đọc đoạn 2:
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
+ ý 2: Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi.
- Cho HS đọc đoạn 3:
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ ý3: Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố 
Liên hệ: 
- Ở thôn ta đã có ai làm được việc gì để giúp dân làng ta xoá đói giảm nghèo chưa?
- Chúng ta cần làm gì để giữ gìn bản sắc dân tộc mình?
- Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
- Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- Mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn.
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn phá rừng. Đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng.
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu phải có quýet tâm cao và tinh thần vượt khó.
- Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo. dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- HS trả lời.
 5. Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
Tiết 81: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
 - Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài tập 1: Tính (Phần b,c giảm tải dạy vào buổi chiều)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2: Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5,16
 Bài giải:
(131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,8
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- Các nhóm làm vào phiếu
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 - 15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6% ; b) 16129 người
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
	Bài 32: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU:
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. 
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Luyện đọc:
- Mời 3 HS giỏi đọc nối tiếp.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 bài ca dao:
+Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+) ý1: Nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân.
- Cho HS đọc đoạn bài ca dao thứ hai:
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+) ý 2: Tinh thần lạc quan của người nông dân
- Cho HS đọc 3 bài ca dao:
+ Tìm những câu ứng với nội dung (a, b, c)? 
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét.
- Đoạn 1: Từ đầu đến muôn phần.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến tấc vàng bấy nhiêu.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc theo nhóm
- HS đọc toàn bài
3HS đọc
- Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, Mồ hôi rơi như mưa xuống ruộng. Bưng bát cơm đầy, ăn một hạt dẻo thơm, thấy đắng cay muôn phần.
- Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề,Trông trời ... yên tấm lòng.
- Công lênh chẳng quản lâu đâu
 Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
- ND a: Ai ơi đừng bấy nhiêu.
- ND b: Trông cho chân yên tấm lòng.
- ND c: Ai ơi, bưng  đắng cay muôn phần!
- Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng.
 4. Củng cố, dặn dò
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 4: Toán
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giả các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được bài tập 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân?
- Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài tập 1: Viết các hỗn số sau thành số thập phân
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS hoạt động nhóm. 
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2: Tìm x
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm làm vào phiếu
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
*VD về lời giải:
0,16 : x = 2 - 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
(Kết quả phần a: x = 0,09)
 Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
 4. Củng cố, dặn dò
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
 Chiều thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS làm được phép tính về số thập phân.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Luyện tập
+ Bài 1: Tính
 a) 1 : 12,5 = 0,08 
 b) 109,98 : 42,3 = 2,6
 c) 8,16 : ( 1,32 + 3,48 ) - 0,345 : 2
 = 8,16 : 4,8 - 0,1725
 = 1,7 - 0,1725
 = 1,5275
+ Bài 2:
 a) Tìm 4% của 350
 b)Tìm một số khi biết 30% của nó là 72
+ Bài 3: Bài toán 
 Một cửa hàng đã bán được 540 kg gạo và số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng đó có bao nhiêu tấn gạo?
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp.
HS làm vào phiếu theo nhóm
a) 350 0,4 : 100 = 1,4
b) 72 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 100 = 240
- Cả lớp làm vào vở, một HS làm vào giấy khổ to.
 Bài giải
Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
 540 100 : 12,5 = 4320(kg)
 4320kg = 4,32 tấn.
 Đáp số: 4,32 tấn.
 4. Củng cố, dặn dò
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Thứ tư, ngày 7 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Toán
Tiết 83: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- Làm được bài tập bài tập 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái), Phiếu khổ to.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
*Kiến thức:
a) Làm quen với máy tính bỏ túi:
- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
- Em th ... về 3 300 000 đồng và lãi 10 % số vốn, người thứ hai thu được 3360000 đồng. Hỏi:
Lúc đầu mọi người nhận được bao nhiêu tiền vốn?
Tính tỉ số phần trăm tiền lãi và tiền gốc của người thứ 2? 
- HS làm vào vở luyện, sau đó 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
a) 25 : 40 100 = 62,5 %
b) 1,6 : 80 100 = 2%
c) 0,4 : 3,2 100 = 12,5%
d) 0,3 : 0,96 100 = 31,25%
- Các nhóm làm vào phiếu, sau đó lên trình bày trên bảng.
 Bài giải
a) x 2,1 = 9,03
 x = 9,03 : 2,1 
 x = 4,3
b) x : 9,4 = 16 + 7,5
 x : 9,4 = 23,5 
 x = 23,5 9,4
 x = 220,9
c) 22,1 : x = 4,25 2
 22,1 : x = 8,5
 x = 22,1 : 8,5 
 x = 2,6	
- HS khá , giỏi làm bài cá nhân.
 Bài giải
 Số tiền lói mà người thứ nhất thu được là:
 3 300 000 10 : 100 = 330 000 (đồng)
a) Lúc đầu mỗi người nhận được số tiền vốn là:
3 300 000 - 330 000 = 2 970 000 (đồng) b) Tỉ số phần trăm của tiền lãi và tiền gốc của người thứ 2 là:
 (3 360 000 - 2 970 000) : 2 790 000 
= 0,1313...; 0,1313... = 13,13 %
 Đáp số: a) 2 970 000 đồng
 b) 13,13%
 4. Củng cố, dặn dò 
 Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học
Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 85: HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS biết: 
- Biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài:
* Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:
- Cho HS quan sát hình tam gác ABC:
+ Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác?
* Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc):
- GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng.
- Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.
* Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng):
- GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
- Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?
- Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
* Luyện tập:
+ Bài tập 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 
- Chữa bài.
+ Bài tập 2: 
(Các bước thực hiện tương tự bài tập 1)
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông)
- Gọi là đường cao.
- HS dùng e ke để nhận biết.
 Lời giải:
- Tên 3 góc là: A, B, C ; D, E, G ; 
M, K, N.
- Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; 
 MK, MN, KN.
*Lời giải: +) Đáy AB, đường cao CH.
 +) Đáy EG, đường cao DK.
 +) Đáy PQ, đường cao MN.
 4. Củng cố, dặn dò
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập làm văn
Tiết 34: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
	- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)...
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài:
* Nhận xét về kết quả bài làm của HS:
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt.
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 * Hướng dẫn HS chữa lỗi:
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
- Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 3: Đạo đức
$16: HỢP TÁC VỚI 
NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, HS biết:
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
* Quyền được tự do kết giao, quyền được tham gia, hợp tác với những người xung quanh trong công việc. Hợp tác với tất cả mọi người, các bạn nam và nữ. 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mội người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng đảm nhậ trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu bài tập
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK.
*Mục tiêu:
 HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS trao đổi nhóm 2
- Các nhóm thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 41.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 	- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận: SGV-Tr. 41
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK.
* Mục tiêu: 
HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
* Cách tiến hành:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh.
- Mời một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
- Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.
- GV kết luận: 
- HS làm bài cá nhân.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS trình bày.
	3. Củng cố, dặn dò: 
- Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Phụ đạo học sinh
ÔN TẬP GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về giải toán về tỷ số phần trăm
 - Rèn kỹ năng tính toán.
 - Giúp học sinh có ý thức học toán.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở luyện của học sinh.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài:
 * Hướng dẫn luyện tập :
+ Bài 1: Tính tỷ số phần trăm của 2 số:
a) 18 và 45; b) 45 và 61 ; c) 1,2 và 36
Cả lớp và gv chữa bài 
+ Bài 2: Cửa hàng bán một máy tính với giá 6 750 000 đồng. Tiền vốn để mua máy tính đó là 6 000 000đ. Hỏi khi bán một máy tính, cửa hàng được lãi bao nhiêu phần trăm?
- HD tóm tắt, lập kế hoạch giải
- Hoạt động nhóm
+ Bài 3: Một vườn cây hình chữ nhật có diện tích 789,25 m2 , chiều dài là 38,5m. Người ta muốn rào xung quanh vườn và làm cửa vườn. Hỏi hàng rào xung quanh vườn dài bao nhiêu mét, biết cửa vườn rộng 3,2m ?
- HD tóm tắt, lập kế hoạch giải
Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
- HS TB, yếu lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở nháp. 
a) 18 : 45 100 = 40%
b) 45 : 60 100 = 75%
c) 12 : 46 100 = 26,08%
- 2,3 HS đọc yc bài 
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm 
Bài giải
Tiền lãi khi bán một máy tính là:
6 750 000 - 6 000 000 = 750000 (đồng) 
Tỉ số phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn khi bán một máy tính là:
 750000 : 6 000 000 100 = 12,5%
 Đáp số: 12,5%
- HS làm bài vào vở nháp, 1 HS khá , giỏi lên bảng chữa bài.
 Bài giải
Chiều rộng của vườn cây là:
 789,25 : 38,5 = 20,5 (m)
Chu vi của vườn cây là:
 (38,5 + 20,5) 2 = 118 (m)
Độ dài của hàng rào xung quanh vườn là:
 118 – 3,2 = 114,8 (m)
 Đáp số: 114,8 m
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Chiều thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
Bài viết: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS viết đúng, đẹp đoạn 1 bài viết " Ngu Công xã Trịnh Tường".
- Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Vở luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện viết
- GV đọc bài viết "Ngu Công xã Trịnh Tường"
? Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
- Những từ nào trong bài cần viết hoa?
- Yêu cầu học sinh nêu những chữ khó viết. 
- Hướng dẫn HS cách nối các con chữ cho đẹp.
- GV đọc bài luyện chữ từng câu
- GV quan sát giúp đỡ HS nhắc HS viết đúng, đẹp bài luyện chữ
- Uốn nắn cho một số học sinh viết chưa đúng cỡ chữ, nét chưa đều.
- GV đọc lại bài luyện chữ
- GV chấm điểm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh và sửa các lỗi HS còn vướng mắc.
- Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ 
- HS nêu
- Học sinh theo dõi phát hiện những chữ khó viết.
- Học sinh nêu những chữ khó viết và viết vào vở nháp.
- HS nghe - viết vào vở luyện
- Học sinh soát bài
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học
Tiết 3: Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP
- Kiểm điểm tình hình trong tuần
- Đề ra kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc