Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 21

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 21

Tập đọc

TIẾT 41 : TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I- Mục tiêu

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông

2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.

II - Đồ dùng dạy – học

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- Các hoạt động dạy – học

A- Kiểm tra bài cũ

 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. Bài mới

-Giới thiệu bài

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc

- Hai HS khá, giỏi (tiếp nói nhau) đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.

- HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Chia bài ra làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoat khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.

Đoạn 3: từ Lần khác đến sai người ám hại ông.

Đoạn 4: Phần còn lại

khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ được

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần lễ thứ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009 
Tuần 21
Tập đọc
Tiết 41 : Trí dũng song toàn
I- Mục tiêu 
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông
2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi xứ nước ngoài.
II - Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- Các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ
 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới 
-Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Hai HS khá, giỏi (tiếp nói nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn. Chia bài ra làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoat khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Đoạn 3: từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
Đoạn 4: Phần còn lại
khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS ; giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong SGK 
Lần 1 : HS đọc nối tiếp theo đoạn
Lần 2 : HS đọc nối tiếp – GV luyện đọc tiếng, từ, câu khó trong bài 
Lần 3 : HS đọc ,GV giải nghĩa 1 số từ khó trong SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Học sinh đọc thầm bài văn và cho biết :
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để nhà vua Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệnh bắt nước Việt đóng giỗ Liễu Thăng.
- Nhắc lại vua nhà Minh dai người ám hại ông Giang Văn Minh?(Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đôi lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh)
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?(Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh ông biết dùng mưu để vau nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự cho đất nước ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.)
- HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.( Như mục 2 –phần mục tiêu)
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV mời 5 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê thần Tông). GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn thứ 2 . 
Trình tự hướng dẫn: GV đọc mẫu – Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh) – HS thi đọc
3- Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân.
 ..
Toán
Tiết 101: luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học nh hình chữ nhật, hình vuông,...
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính: 
Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau:
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV HDHS chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất.
-HS tự giải vào vở 
-Gọi 1 HS lên chữa bài 
Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1, chia khu đất thành 3 hình chữ nhật.
GV có thể hướng dẫn để HS nhận biết một cách làm khác.
 40,5m 50m
 50m 40,5m
 30m
 100,5m
+ Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất. 
+ Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
+ Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hai hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
III. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK
Khoa học
Tiết 41: năng lượng mặt trời
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên
	- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,.. của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi)
- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Thông tin và hình trang 84, 85 SGK 
III/ Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Thảo luận 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào? (ánh sáng và nhiệt)
+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời với sự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
+
- GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung , thảo luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối,)
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (chẳng hạn máy tính bỏ túi,..(nếu có))
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận 
Hoạt động 3: Trò chơi
* Cách tiến hành: 
- 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm khoảng 5HS )
- GV vẽ hình Mặt trời lên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử từng thành viên luân phiên nhau ghi lên những vai trò, ứng dụng của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ Mặt trời.
Yêu cầu : Mỗi lần HS lên chỉ được ghi tên một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau (Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô coi như là trùng). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được (sau khi đến 10) thì coi như thua. Sau đó, GV có thể cho HS cả lớp bổ sung thêm. ví dụng:
Chiếu sáng
Sưởi ấm
IV/ Củng cố – dặn dò 
GVnx tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau .
 ..
Kĩ thuật 
Tiết 21 : Vệ sinh phòng bệnh cho gà
(1 Tiết)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Nêu đựơc mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bênh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II - Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III- Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+Vậy, thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên theo cách hiểu của các em.
- Tóm tắt những ý trả lời của HS và nêu khái niệm: Những cong việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt, được gọi chung là vệ sinh phòng bệnh.
- HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
a)Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- HS đọc nội dung mục 2a (SGK) và HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống cho gà.
b) Vệ sinh chuồng nuôi
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16)
- HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4). Từ đó yêu cầu HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi(giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí).
HS so sánh cách v ệ sinh chuồng nuôi ở gia đình hoặc địa phương với cách vệ sinh chuồng nuôi nêu trong SGK.
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- GV giải thích qua để HS hiểu được thế nào là dịch bệnh: Dịch bệnh là những bệnh do vi sinh vật g ây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Gà bị dịch bệnh thừơng bị chết nhiều (ví dụ bệnh Niu-cát-xơn, bệnh cúm gia cầm H5N1).
_ Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK) để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết qủa học tập của HS.
Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 
Chính tả
Tiết 21 : Nghe viết : Trí dũng song toàn 
I- Mục tiêu 
1. Nghe- viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
II - Đồ dùng dạy – học
iii- Các hoạt động dạy – học 
A - Kiểm tra bài cũ
HS viết những từ có chứa âm đầu r, d, gi hoặc ân chính o, ô.(Dựa vào BT2a hoặc 2b, tiết Chính tả, tuần 20)
B. Bài mới 
-Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? (Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sau người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ô ... ả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật như SGK.
- GV nêu bài toán về diện tích của các mặt xung quanh (dựa trên nhận xét về đặc điểm của các mặt bên).
- HS nêu hướng giải và giải bài toán, GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK. GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1:HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
Một số HS nêu KQ, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204dm2
Bài 2 : HS làm bài vào vở . GV chấm 1 số bài và nx 
III. Củng cố- Dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học 
- Về làm bài tập trong SGK.
Luyện từ và câu
Tiết 42 : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- Mục tiêu 
1. Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện qua quan hệ nguyên nhân – kết quả.
2. Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
II - Đồ dùng dạy – học
iii- Các hoạt động dạy – học
A/-Kiểm tra bài cũ
HS làm lại BT3 và đọc đoạn văn ngắn các em viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân (BT4)- tiết LTLV trước.
B/ Bài mới 
-Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Phần nhận xét 
Bài tập 1
 - Một HS đọc yêu cầu của BT1 (đọc cả 2 câu văn)
- GV nhắc HS trình tự làm bài:
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế trong hai câu ghép có gì khác nhau.
- HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết tiếp lên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cách nối các vế giữa hai câu ghép trên và cách sắp xếp các vế câu khác nhau như sau:
Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch / nên cách anh bảo vệ thường phải cột dây.
Câu 2: thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường
- 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT Vì.nên, thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
-Vế 1 chỉ nguyên nhân- Vế 2 chỉ kết quả 
- 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế 1 chỉ kết quả -Vế 2 chỉ nguyên nhân
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài. Các em viết nhanh ra nháp những QHT, cặp QHT tìm được (dựa vào nội dung ghi nhớ) 
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại:
Các QHT: vì, bởivì, nhờ, nên, cho nên, do vậy,
Cặp QHT: vìnên; bởi vì.cho nên; tại vìcho nên, nhờ mà, domà
HS nêu ví dụ: Vì suốt tra nay em trai tôi bêu nắng trên đồng cho nên cậu mới bị cảm./ Hôm nay, chúng tôi đến lớp muộn bởi vì đường bị tắc./ Nhờ mưa thuận gió hoà mà vụ mùa năm nay bội thu. / Do Hoa lười biếng, chẳng chịu học hành mà nó bị mẹ mắng./ Dũng trở nên hư tại vì nó kết bạn với lũ trẻ xấu.
Hoạt động 2. Phần ghi nhớ 
- Một HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hai, ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK)
Hoạt động 3. Phần Luyện Tập 
 Bài tập 1:- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1
- HS trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi. Các em dùng bút chì khoanh tròn QHT và cặp QHT tìmđược, gạch 1 gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV mời 1-2 HS khá, giỏi làm mẫu.
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên toi phải băm bèo, thái khoai
Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng (bởi vì) bác mẹ tôi nghèo.
 (GV giúp HS hiểu nghĩa cổ của từ bác mẹ: bố mẹ)
- HS làm bài, mỗi em làm miệng hoặc viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được. GV phát bút dạ và giấy cho 3-4 HS.
- Nhiều HS tíêp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét nhanh. Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp. GV kiểm tra, khen ngợi những HS làm bài đúng và tạo được 2-3 câu ghép có nghĩa tương tự câu ghép đã cho. Bài tập 3- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài (điền QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu văn ở VBT)
- GV mời 2 HS điền QHT thích hợp vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, giải thích vì sao mình chọn từ này mà không chọn từ kia. GV nhận xét, cùng HS phân tích những chỗ sai
GV chốt lại lời giải đúng: a)Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt
 	 b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài.
- GV nhắc HS: vế câu điền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT.
- HS làm bài độc lập. GV phát phiếu cho 3-4 HS.
- HS phát biểu ý kiến. Một, hai HS làm bài trên phiếu có kết quả đúng dán lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung phương án trả lời. 
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
Tập làm văn
Tiết 42 : Trả bài văn tả người
I- Mục tiêu 
1. Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bốcục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
2.Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; Viết lại được một đoạn văn cho hay hơn
II - Đồ dùng dạy – học
Bảng ghi ba đề của tiết Kiểm tra viết (Tả người) đầu tuần 20. 
iii- các hoạt động dạy – học
A-/ Kiểm tra bài cũ
HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
B/ Bài mới 
-Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 1. NHận xét kết quả bàI viết của HS : 
GV viết ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người) lên bảng
a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Những ưu điểm chính.:
+ Về xác định đề bài 
+ Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng
+ Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS chữa bài 
 GV trả bài cho từng HS
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chữa một số lỗi .
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
Khoa học
Tiết 42 : Sử dụng năng lượng chất đốt
Tiết1
i/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
	- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
ii/ Đồ dùng dạy – học :
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
III/ Hoạt động dạy – học chủ yếu :
A- Kiểm tra bài cũ : Gọi 4 HS nêu tên một số loại chất đốt
B - Dạy bài mới :
1/ Giới thiêụ bài : GV nêu mục tiêu tiết học
2/Hoạt động 1: HS kể được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
3/ Hoạt động 2: Kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
Bớc 1: Làm việc theo nhóm 
GV phân công mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt (rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi:
1. Sử dụng các chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thờng được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi (củi, tre, rơm, ra,)
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nớc ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? 
2. sử dụng các chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thờng được dùng để làm gì?
- ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? 
3. Sử dụng các chất đốt khí 
- Có những loại khí đốt nào? - Ngời ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Bớc 2: Làm việc cả lớp
- GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
4/Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
 - Làm việc theo nhóm : - Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Từng nhóm trình bày kết qủa và thảo luận chung cả lớp. GV kết luận
 5/ Củng cố dặn dò :
- HS đọc phần tóm tắt trong SGK.
- GV nhận xét tiết học .
- Yêu cầu về nhà chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 42 : nhảy dây - bật cao
Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
I- Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. 
- Tiếp tục làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản.
- Làm quen trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng cách. 
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
iiI- các hoạt động dạy học
1- Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập, sau đó đứng quay mặt vào tâm và xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 – 2 phút.
- Chơi trò chơi “mèo đuổi chuột”: 1 – 2 phút hoặc trò chơi do giáo viên chọn
2- Phần cơ bản:
Hoạt động 1: - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người: 5- 7 phút.
Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người. Giáo viên đi lại quan sát, sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng. 
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: 5 – 7 phút. 
Phương pháp tổ chức tập luyện tương tự như trên. 
- Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ: 6 - 8 phút.
Tập theo đội hình 2 - 4 hàng ngang. Giáo viên làm mẫu cách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho học sinh bật nhảy một số lần bằng cả hai chân, khi rơi xuống làm động tác hoãn xung. Thực hiện nhảy theo nhịp hô: 1 nhún lấy đà, 2 bật nhảy, 3 rơi xuống đất và hoãn xung. 
Hoạt động 2 Làm chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”: 5 -7 phút. 
 Giáo viên nêu trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. Cho học sinh tập xếp nụ và hoa trước khi chơi. 
Chia lớp thành các đội chơi đều nhau và cho nhảy thử một số lần, rồi chơi chính thức. 
 3- Kết thúc 4 – 6 phút
- Chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu tích cực: 2 – 3 phút. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: 2 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai day tuan 21 lop5.doc