Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần ôn tập

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần ôn tập

Tập đọc

 Bài: ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

 - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong học kì I lớp 5.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu tên bài cho học sinh bốc thăm

III/ Các hoạt động dạy học:

1, Ổn định tổ chức:

2, Kiểm tra bài cũ:

3, Dạy bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ôn tập
 Ngày soạn: 19/12/2009
 Ngày giảng: Thứ hai, 21/12/2009
Tập đọc 
 Bài: ôn tập
I/ Mục tiêu:
	- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong học kì I lớp 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu tên bài cho học sinh bốc thăm
III/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
b, ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Nêu hình thức học sinh tham gia ôn tập đọc và học thuộc lòng.
- Gọi học sinh gắp thăm bài học.
- Yêu cầu học sinh đọc bài đã gắp thăm được và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Lần lượt học sinh gắp thăm bài .
- Chuẩn bị 2 phút tại chỗ.
- Lần lượt học sinh tiếp nối nhau đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung ôn tập.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------
Toán 
 Bài: ôn tập phép cộng và phép trừ số thập phân.
I/ Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng cộng, trừ các số thập phân; tổng nhiều số thập phân.
	- Giải bài toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân, chữa bài.
- Cho học sinh làm bài nhóm đôi, chữa bài.
- Gọi học sinh đọc đầu bài, tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ, chữa bài.
Bài 1: Tính.
 9,46 + 3,8 = 13,26 ; 
 45,08 + 24,97 = 70,05 ; 
 0,07 + 0,09 = 0,16 
Bài 2: Tìm x.
a, x+ 4,32 = 8,67 b,6,85 + x= 10,29
 x = 8,67 - 4,32 x= 10,29 - 6,85 
 x = 4,35. x= 3,44.
c, x-3,64 = 5,86 d, 7,9 - x = 2,5
 x = 5,86 + 3,64 x = 7,9 - 2,5
 x = 9,5. x = 5,4.
Bài 3: Một thùng đựng 28,75 kg sắn khô. Người ta lấy từ thùng đó ra 10,5 kg sắn khô, sau đó lại lấy ra 8 kg sắn khô nữa. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu kg sắn khô?
Bài giải.
 Số kg sắn khô lấy ra tất cả là:
 10,5 + 8 = 18,5(kg).
 Số kg sắn khô còn lại trong thùng là:
 28,75 - 18,5 = 10,25(kg).
 Đáp số: 10,25kg.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung ôn tập.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------
Chính tả - Nghe viết
	Bài: ngu công xã trịnh tường.
I/ Mục tiêu.
	- Rèn kĩ năng viết chính tả, trình bày bài chính tả.
	- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a,Giới thiệu bài:
b,Hướng dẫn học sinh nghe viết:
- Giáo viên đọc bài.
- Giải nghĩa: Ngu Công.
- ÔNg Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Giáo viên cho học sinh luyện viết những từ khó, dễ viết sai
+ Những chữ viết hoa.
+ Cách trình bày bài
- GV đọc từng câu (ý) cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm nhận xét chung.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 3 :
- Mời 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cho học sinh thi làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
-1 học sinh đọc lại bài.
- Ông cùng vợ con lặn lội cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước, 
- Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bài.
Bài tập: Thi tìm nhanh.
 a) Các từ láy có âm đầu l
 M: long lanh
 b) Các từ láy vần có âm cuối ng.
 M: lóng ngóng
*lời giải:
- Từ láy âm đầu l : la liệt, la lối,lả lướt
- Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, chàng màng, loáng thoáng
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung ôn tập.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn 
	 Bài: Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
	- Qua những đoạn văn hay, HS học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ : 
	- Kiểm tra việc HS quan sát và ghi lại cảnh quan sát sông nước.
2/ Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập: 
-Yêu cầu: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh ?
- Cho học sinh tự chọn, chuyển một phần của dàn ý vừa lập viết thành đoạn văn.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
-Một số em nêu kết quả quan sát được ở nhà.
- HS lập dàn ý vào vở .
- 2 em làm vào giấy khổ to; trình bày.
- HS nối tiếp đọc dàn ý vừa viết.
- Lớp tự sửa bài.
Bài 2 :
- Học sinh dựa vào dàn ý vừa lập, viết đoạn văn tả cảnh sông nước.
- Một số em đọc đoạn văn vừa viết.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3/ Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhắc lại nội dung giờ học; Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu hs về nhà hoàn thiện bài 2, chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 20/12/2009
 Ngày giảng: Thứ ba, 22/12/2009
Toán
	Bài: ÔN tập phép nhân số thập phân.
I/ Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nhân các số thập phân.
	- Giải bài toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân, chữa bài.
- Gọi hs đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
- 1 em lên bảng làm bài tập, chữa bài.
Bài 1: Tính nhẩm
a, 1,4 x10 =14 b, 9,63x10 =96,3 
 2,1x100 =210 25,08x100= 2508
 7,2x1000 =7200 5,32x1000 = 5320
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 25,8 x 1,5 b) 16,25 x 6,7
c) 0,24 x 4,7 d) 7,826 x 4,5
* Kết quả:
a) 38,7 b) 108,875
c) 1,128 d) 35,217
Bài 3: Một can nhựa chứa 10l dầu hoả. Biết một lít dầu hoả cân nặng 0,8kg, can rỗng cân nặng 1,3kg. Hỏi can dầu hoả đó cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? Bài giải:
 10 lít dầu hoả cân nặng là:
 10 x 0,8 = 8 ( kg) .
 Cả can đầy dầu hoả cân nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 ( kg).
 Đáp số: 9,3 kg. 
4, Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- Yêu cầu học sinh về ôn lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
--------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
	Bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
I/ Mục tiêu:
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên: Biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
	- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ bài tập 2,3.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
-Tổ chức học sinh đọc nối tiếp bài văn.
- Cả lớp và GV nhận xét giọng đọc, GV sửa lỗi phát âm.
- Bài có nội dung gì?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu, Cảnh đẹp đó có thể là một ngọn núi, cánh đồng, 
+ Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Giáo viên cho học sinh làm vào vở.
- Gọi một số học sinh đọc đoạn văn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét ghi điểm đoạn văn hay nhất.
Bài tập 1/sgk.T87:
- Đọc nối tiếp.
- Miêu tả vẻ đẹp bầu trời mùa thu.
Bài tập 2:
*Lời giải:
- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt nỏi trong ao.
- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
- Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / xanh biếc/ cao hơn.
Bài tập 3:
- HS đọc đầu bài: Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
- HS làm vào vở.
- HS đọc đoạn văn vừa viết
3, Củng cố - Dặn dò:
	- Chốt lại nội dung bài. Về nhà viết lại hoàn chỉnh bài tập 3.
-------------------------------------------------------------------------------
Chính tả - Nghe viết
	Bài: chữ nghĩa trong văn miêu tả.
I/ Mục tiêu.
	- Rèn kĩ năng viết chính tả, trình bày bài chính tả.
	- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
2, Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a,Giới thiệu bài:
b,Hướng dẫn học sinh nghe viết:
- Giáo viên đọc bài.
- Dựa vào đoạn văn em hãy đặt câu miêu tả đôi mắt của một em bé, dáng đI của một người?
- Giáo viên cho học sinh luyện viết những từ khó, dễ viết sai.
+ Những chữ viết hoa.
+ Cách trình bày bài
- GV đọc từng câu (ý) cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm nhận xét chung.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
-Yêu cầu:Tìm những tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với những ô trống?
- GV cùng lớp nhận xét, giải nghĩa và chốt lời giải đúng:
-1 học sinh đọc lại bài.
- Một số em đặt câu, đọc câu.
- Huy-gô, Mai-a-cốp-xki, Ga-ga-rin, bỏ quên, vành trăng.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bài.
Bài 1:
- HS thảo luận cặp nội dung thành ngữ, tục ngữ.
+ Cầu được ước thấy
+ Năm nắng, mười mưa.
+ Nước chảy đá mòn.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung ôn tập.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn 
 Bài: luyện tập tả cảnh.
I/ Mục tiêu:
	- Dựa vào kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết của bản thân về đoạn văn trong bài văn tả cảnh.
	- Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh..
	- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-GV:1 số bài văn, đoạn văn hay, tả cảnh sông nước.
-HS: Dàn ý bài  ...  tích là 80,5 ; 805 ; 8050 ; 80500.
Bài 2/58
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 a, 384,5 c, 512,8.
 b,10080 d, 49284
Bài 3/58 Bài giải:
Số km người đó đi trong 3 giờ đầu là:
 10,8 x 3 = 32,4 (km)
Số km người đó đi trong 4 giờ sau là:
 9,52 x 4 = 38,08 (km)
Người đi xe đạp đi được tất cả số km là:
 32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
 Đáp số: 70,48 km.
4, Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- Yêu cầu học sinh về ôn lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
 --------------------------------------------------------------
Tập làm văn.
 Bài: luyện tập tả người. 
I/ Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
	- Học sinh viết được 1 đoạn văn tả ngoại hình của một người, em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
	 - 2 học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người?.
	 - Kiểm tra dàn ý tả một người mà em thường gặp của học sinh.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập:
Đề bài: hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
- Yêu cầu học sinh đọc lại dàn ý tả ngoại hình sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- Mở bảng phụ viết gợi ý 4.
- Yêu cầu: Dựa vào phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý đã chuẩn bị để viết đoạn văn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Chấm điểm một số đoạn văn hay.
- 4 học sinh nối tiếp đọc đề bài và 4 gợi ý trong sách giáo khoa/132
- 2 học sinh đọc nội dung dàn ý đã chuẩn bị.
- 2 học sinh đọc nội dung bảng phụ.
- Viết đoạn văn.
- Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn văn vừa viết.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về viết lại đoạn văn cho hay hơn. Chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------------
Tập đọc 
 Bài: ôn tập
I/ Mục tiêu:
	- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng đã được học trong học kì I
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
c, Hướng dẫn làm bài tập.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo những nội dung nào?
+ Hãy nêu tên những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng đã học trong HK.I? 
+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang.
- Giáo viên, học sinh nhận xét, chốt lại.
Bài 1:
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng trong học kì I: Tên bài - Tác giả.
- 8 bài tập đọc 
- Có thể chia 3 cột dọc- 9 hàng ngang.
- Học sinh tự làm;1 học sinh làm phiếu khổ to.
- Học sinh trình bày; em khác nhận xét.
STT
Tên bài
Tác giả
1
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Định Hải
Tố Hữu
Quang Huy
Nguyễn Đình ảnh
2
Bài ca về trái đất
3
Ê - mi - li, con 
4
Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà.
5
Trước cổng trời
6
7
8
Hành trình của bầy ong
Hạt gạo làng ta
Ca dao về lao động sản xuất
Nguyễn Đức Mậu
Trần Đăng Khoa
4, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung ôn tập.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------
Chính tả - Nhớ viết.
	Bài: Hạt gạo làng ta.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Rèn kĩ năng viết chính tả, trình bày bài thơ thể tự do.
	- Học sinh tự giác viết bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
 - Học sinh viết các từ láy có âm đầu n/l.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Gọi 1-2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại bài.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tự nhớ và viết bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
- Học sinh đọc
- Kinh Thầy, giao thông, băng đạn, gánh phân, bom Mĩ, tiền tuyến.
- Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- 5 khổ thơ
- Lui vào 2 ô.....
- Chữ đầu dòng và tên riêng.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
3, Củng cố - Dặn dò.
	- Nhắc lại nội dung bài
	- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 23/12/2009
 Ngày giảng: Thứ sáu, 25/12/2009
Tập đọc 
 	 Bài: ôn tập
I/ Mục tiêu:
	- Biết lập bảng thống kê các bài thơ đã được học từ tuần 11 đến tuần 17 của học kì I lớp 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn làm bài tập.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo những nội dung nào?
+ Hãy nêu tên những bài tập đọc là những bài thơ từ tuần 11 đến tuần 17 trong học kì I ?
- Giáo viên, học sinh nhận xét, chốt lại.
Bài 1:
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Các bài tập đọc là những bài thơ từ tuần 11 đến tuần 17 trong học kì I.
- Học sinh tự làm; 1 học sinh làm phiếu khổ to.
- Học sinh trình bày; em khác nhận xét.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Giữ lấy màu xanh
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Bài thơ nói với chúng ta đừng vô trách nhiệm trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.Chúng ta hãy cùng nâng cao ý thức và trách nhiệm bảovệ môi trường.
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
Vì hạnh phúc con người
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
Ca dao về lao động sản xuất
Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
4, Củng cố - Dặn dò.
	- GV chốt lại nội dung bài .
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Bài: luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
	- Củng cố qui tắc chia số thập phân cho số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1số thập phân cho 1số thập phân.
II/Đồ dùng dạy học :
III/ Các hoạt động dạy học: 
1, Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh nhắc lại qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức học sinh làm cá nhân: 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Tổ chức tương tự bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: tóm tắt bài toán và nêu cách giải.
- Chữa bài.
Bài 1/72: Đặt ính rồi tính
Kết quả: a, 4,5 . c, 1,18.
 b, 6,7 . d, 21,2.
Bài 2/72: Tìm X
a, X x 1,8 = 72 
 X = 72 : 1,8
 X = 40 
b, X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X x 0,34 = 1,2138.
 X = 1,2138 : 0,34 
 X = 3,57.
Bài 3/72:
 Tóm tắt:
 3,952 kg: 5,2lít.
 5,32 kg :....lít ?
 Bài giải
 1 Lít dầu hoả cân nặng là:
 3,952 : 5,2 = 0,76 ( kg)
 5,32 kg dầu hoả có số lít là:
 5,32 : 0,76 = 7 (lít).
 Đáp số :7 lít dầu hoả.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn.
 Bài: luyện tập tả người.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
	- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé tập đi, tập nói.
	- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1, 2 học sinh đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài:
b,Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài.
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý vào vở: 2 em viết vào bảng phụ.
- Quan sát và giúp đỡ học sinh yếu.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Tổ chức cá nhân: Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc em bé?
- Yêu cầu học sinh trình bày đoạn văn của mình.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài tập 1: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi tập nói.
-1 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Học sinh viết dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả:... 
+ Thân bài: Tả bao quát về hình dáng của bé. Thân hình; Mái tóc; Khuôn mặt; Tay chân:....
Tả hoạt động của bé: Nhận xét chung về bé.... Hoạt động lúc chơi, lúc đi và tập nói...
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bé
Bài tập 2:
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh viết đoạn văn.
- 1 vài em trình bày đoạn văn của mình.
- Học sinh khác nhận xét.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về viết lại đoạn văn cho hay hơn. Chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 sơ kết tuần ôn tập.
1, Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép. 
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Học sinh đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.
 - Nhiều em có cố gắng trong học tập.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp.
 - Tồn tại: Vẫn còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học, chưa mạnh dạn hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài.
3, Lao động:
 - chuyển bàn ghế vào kho của nhà trường; 
	 - Đào hố rác: HS đi lao động chưa đủ, ý thức lao động chưa cao.
4, Thể dục - vệ sinh:
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
6, Phương hướng tuần sau:
 - Duy trì số lợng 100%.
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Tích cực chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo vệ môi trường.
 - Tham gia giao thông an toàn.
----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan on tap tu soan.doc