Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 14

Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 14

Môn: Tập đọc- Tiết CT: 27

Tên bài dạy: CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU :

- Đọc diễn cảm; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (trả lời được câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ để ghi câu đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3324Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Môn: Tập đọc- Tiết CT: 27
Tên bài dạy: CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU :
- Đọc diễn cảm; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ để ghi câu đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
a) GV đọc cả bài.
- Cần đọc với giọng kể nhẹ nhàng.
b) Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV chia đoạn.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc từ ngữ: áp trán, kiếm, chuỗi, Nô-en, Gioan, Pi-e, rạng rỡ.
- HS đọc từ ngữ
c) Cho HS đọc cả bài.
d) GV đọc lại toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
- Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm. 
- GV cho HS đọc diễn cảm.
- GV ghi đoạn văn cần luyện đọc lên bảng
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 66
Tên bài dạy: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
	- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng cách giải toán có lời văn.	
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, và làm bài tập ứng dụng.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài và ghi bảng đầu bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phép chia
a) GV nêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
 - GV hỏi: Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm như thế nào?
 - GV yêu cầu HS đọc phép tính.
 - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
 - GV hỏi: Theo em chúng ta có thể chia tiếp được không? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4?
 - GV nhận xét ý kiến của HS rồi nêu: để chia tiếp ta viết dấu phẩu vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phải số dư 3 thành 30 và chia tiếp.
 b) GV nêu ví dụ 2: Đặt tính và thực hiện tính 43 : 52.
 - GV hỏi: Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không? Vì sao?
 - GV hướng dẫn HS chuyển 43 thành 43,0 rồi thực hiện phép chia 43,0 : 52.
 - Gọi 1 HS lên bảng tính.
 - GV nêu quy tắc trong SGK và giải thích kĩ các bước thực hiện.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT1
 - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV yêu cầu HS nêu rõ cách tính của một số phép tính.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm vào vở.
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 6: Hướng dẫn làm BT3
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - GV hỏi: Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, và làm bài tập ứng dụng.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - HS nghe và tóm tắt bài toán.
 - HS nêu: Chúng ta lấy chu vi của cái sân hình vuông chia cho 4.
 - HS nêu phép tính: 27 : 4
 - HS đặt tính và thực hiện phép chia, sau đó nêu: 27 : 4 = 6 (dư 3)
 - HS phát biểu trước lớp.
 - HS thực hiện tiếp phép chia theo hướng dẫn của GV.
 - Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4
 - HS chuyển 43 thành 43,0 rồi thực hiện phép chia 43,0 : 52.
 - 1 HS lên bảng tính.
 - HS theo dõi và nhắc lại quy tắc.
 - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột. HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS theo dõi và nhận xét.
 - HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột. HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
 - HS nêu: Lấy tử số chia cho mẫu số.
 - HS làm bài vào vở, sau đó 1HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập
GHI CHÚ
Môn: Đạo đức – Tiết CT: 14
Tên bài dạy: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
I. MỤC TIÊU :
-Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
-Tôn trọng quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gaisvaf người phụ nữ khác trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Năm .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin(trang 22 SGK) 
Mục tiêu: Giúp HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Năm trong gia đình và ngoài xã hội. 
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung bức ảnh trong SGK. 
- GV yêu cầu các nhóm HS lên trình bày.
- GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “mẹ địu con đi làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK: người già và trẻ em là những người cần được quan tâm, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già, yêu trẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát và chuẩn bị nội dung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời.
- 1 HS đọc
Hoạt động 2: làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu: giúp HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và gái. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 1, SGK. 
- GV mời vài HS lên trình bày ý kiến
- GV kết luận: 
 + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là khi lên xe, luôn nhường các bạn nữ lên trước, chúc mừng các bạn nữ nhân ngày quốc tế phụ nữ.
 + Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể, không thích ngồi cạnh các bạn nữ. 
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: giúp HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
 a. Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
 b. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
 c. Nữ giới phải phục tùng năm giới.
 d. Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
 đ. Chỉ nên cho con trai đi học, con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình. 
- GV mời 1 số HS giải thích lý do.
- GV kết luận:
 + Tán thành với các ý kiến a, d.
 + Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì thiếu sự tôn trọng phụ nữ .
- HS lắng nghe
- HS cả lớp bày tỏ thái độ theo qui ước.
- HS cả lớp lắng nghe và bổ sung
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị giới thiệu 1 người phụ nữ mà em kính trọng, sưu tầm các bài hát, thơ ca ngợi người phụ nữ .
GHI CHÚ
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Môn: Chính tả (nghe - viết) – Tiết CT: 14
Tên bài dạy: CHUỖI NGỌC LAM 
I. MỤC TIÊU :
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu BT3, lam fđược BT2a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to cho HS chơi trò chơi Thi tiếp sức
- Một vài trang từ điển phô-tô-co-pi liên quan đến bài học.
- 2 tờ phiếu khỏ to để HS làm bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài. 
b) Viết chính tả 
Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả
- GV đọc toàn bài một lượt, hỏi HS ý chính đoạn chính tả
- Niềm hạnh phúc, sung sướng vô hạn của bé Gioan và tấm lòng nhân hậu của Pi-e.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ khó: lúi húi, Gioan, rạng rỡ
Hoạt động 2: Cho HS viết chính tả
GV đọc từng câu hoặc vế câu cho HS viết (đọc 2 lần)
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài 
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- HS tự soát lỗi
- GV chấm 5-7 bài
- HS trao đổi vở, chấm chéo lẫn nhau
c) Làm bài tập
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT2 
 GV chọn câu 2a hoặc câu 2b
- GV cho HS đọc đề và giao việc
- Tổ chức chơi trò Thi tiếp sức 
- HS chơi theo nhóm, nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ ngữ thì thắng
- GV nhận xét và chốt lại. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT3 
- GV cho HS đọc đề và giao việc
- Cho HS làm bài 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào phiếu
- GV nhận xét và chốt lại. 
- Lớp nhận xét.
3 Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo 
GHI CHÚ
	Môn: Toán – Tiết CT: 67
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
	Biết chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT1
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
 - GV hỏi 3 HS vừa lên bảng:
 + Em có biết vì sao 8,3 : 0, ... đặt tên cho biên bản cần lập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản cuộc họp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Nhận xét. 
a) Cho HS làm câu 1+2.
- Cho HS đọc phần yêu cầu và toàn văn Biên bản họp chi đội.
- GV giao việc
- GV nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 3: Ghi nhớ. 
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập. 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm bài + phát biểu ý kiến.
- HS thảo luận theo cặp.
- GV nhận xét, khen những HS chọn đúng, lí do rõ ràng.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
( Cách tiến hành như ở BT 1)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập viết một biên bản ở BT 1. phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài tiếp.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 69
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
 Biết:
Chia một số tự nhiên cho số thập phân.
Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi hai HS lan lượt lên bảng nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân và làm bài tập ứng dụng.
 - GV nhận xét, chấm diểm HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Hoạt động 3: Hướng đẫn làm BT1
 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - Gọi HS nhận xét kết quả tính của bạn.
 - GV nhận xét và rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2 và 0,25.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài cho HS nêu các tìm x của mình.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS rồi cho điểm.
Hoạt động 6: Hướng dẫn làm BT4
 - GV gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn HS kém.
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS lần lượt lên bảng nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân và làm bài tập ứng dụng.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - HS nêu: Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh.
 - 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS theo dõi và nhắc lại quy tắc.
 - 2HS lên bảng làm. HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS nếu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích.
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm bài trong SGK.
 - 1HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
 - HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 1HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - Chuẩn bị bài: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
GHI CHÚ
Môn: Luyện từ và câu - Tiết CT: 28
 Tên bài dạy: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 2, 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại, động từ, tính từ, quan hệ từ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Làm bài tập.
a) Hướng dẫn HS làm BT 1.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm việc.
- GV dán lên bảng lớp bảng phân loại đã kẻ sẵn.
- 2 HS làm bài trên phiếu.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- Cho HS làm bài + đọc đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân.
- Một vài HS đọc đoạn văn trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 1.
- Chuẩn bị bài tiếp.
GHI CHÚ
Môn: Địa lí – Tiết CT: 14
Tên bài dạy: GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. MỤC TIÊU :
 .- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta. 
Chỉ được một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ giao thông VN.
Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Khởi động :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS trả lời 3 câu hỏi – SGK.
3/ Bài mới :
Giới thiệu bài
1 – Các loại hình giao thông vận tải
* Hoạt động 1 : làm việc cá nhân hoặc theo cặp
Bước 1 : GV cho HS quan sát H1 SGK
- HS trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK
Bước 2 : GV kết luận như SGV / 109 
- Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất ? 
2 – Phân bố một số loại hình giao thông
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
Bước 1 : HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK – GV gợi ý như SGV/110 
Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc - Nam , QL 1A, Cảng biển.
GV kết luận – SGV/110
- Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế – xã hội ở vùng núi phía tây của nước ta?
- GV giảng thêm như SGV/111
--> Bài học SGK
4/ Củng cố, dặn dò : 
Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào ? 
Về nhà học bài và đọc trước bài 15/98
- HS trả lời
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời
- HS trả lời và chỉ BĐ
- Đường HCM.
- Vài HS đọc
GHI CHÚ
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
Môn: Tập làm văn - Tiết CT: 28
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU :
- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp, hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: HS làm bài. 
- Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc.
- GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen những HS làm bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ghi lại biên bản đã làm ở lớp vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp.
GHI CHÚ
Môn : Khoa học – Tiết CT: 28
 Tên bài dạy: XI MĂNG
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được một số tính chất của xi măng.
- Nêu dược một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi (SGV).
Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin.
Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
- Cho HS trình bày kết quả làm việc.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
Kết luận: (SGV)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 70
Tên bài dạy: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
	Giúp HS biết:
	Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Hoạt động 2: Hình thành quy tắc chia
a) Ví dụ 1:
 - GV nêu bài toán ở VD1.
 - Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán.
 - Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép tính như SGK.
 - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
b) Ví dụ 2:
 - GV nêu phép chia ở VD2.
 - GV yêu cầu HS vận dụng cách làm ở VD1 để thực hiện phép chia.
 - GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hiện đối với phép chia cụ thể.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT1
 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HSvừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - HS theo dõi và đọc lại bài toán.
 - HS nêu: 23,56 : 6,2 = ? (kg)
 - HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện phép tính theo hướng dẫn của GV.
 - HS nêu cách thực hiện.
 - HS theo dõi.
 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS nhận xét kết quả và cách làm của bạn.
 - Một số HS đọc lại quy tắc.
 - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần VD, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 -1HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 -1HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng
 - HS nhắc lại cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
GHI CHÚ
SINH HOẠT TẬP THỂ
I/ MỤC TIÊU:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Đánh giá các hoạt đông trong tuần:
1/ Cán sự lớp báo cáo:
2/ GV nhận xét:
B/ Kế hoạch tuần sau:
C/ Văn nghệ
TỔ TRƯỞNG DUYỆT – KÍ	BAN GIÁM HIỆU DUYỆT – KÍ	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc