Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 18

Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 18

Môn: Tập đọc- Tiết CT: 35

Tên bài dạy: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU :

 - Đoc trôi trảy,lưu loat bài tập đọc đã học; tốc độ khoang 100 tieg61 / phút; biết đọc diễn cam đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập đươc bản thống kê của các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 ở sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.

 - Một số tờ phiếu khổ to kể sắn bảng thống kê ở BT2.

 

doc 16 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Môn: Tập đọc- Tiết CT: 35
Tên bài dạy: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Đoc trôi trảy,lưu loat bài tập đọc đã học; tốc độ khoang 100 tieg61 / phút; biết đọc diễn cam đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập đươc bản thống kê của các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.
 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 ở sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.
	- Một số tờ phiếu khổ to kể sắn bảng thống kê ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
2. Ôn tập
Kiểm ttra đọc và HTL
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau đó được xem lại bài khoảng 1’).
 - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
 - GV nhận xét + chấm điểm từng HS.
Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
 - GV nhắc lại yêu cầu.
 - GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài.
 - Goi đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT3.
 - GV nhắc lại yêu cầu.
 - Cho HS làm bài vào vở.
 - Mời một số HS trình bày kết quả.
3. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài và xem lại bài khoảng 1’.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS đọc yêu cầu của BT2.
 - HS theo dõi.
 - Các nhóm thảo luận, làm bài và ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả. 
 - HS đọc yêu cầu của BT3.
 - HS theo dõi.
 - HS làm bài cá nhân vào vở.
 - Một số HS trình bày kết quả.
 Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI (tiết 2)
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 86
Tên bài dạy: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU :
	Giúp HS:
	- Biết tính diện tich hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau cỡ to.
	- HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau; kéo để cắt hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV vẽ 1 hình tam giác lên bảng, yêu cầu HS lên bảng ghi và chỉ 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh và vẽ đường cao của hình tam giác đó.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
2. Bài mới:
Cắt, ghép hình tam giác
 - GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK:
 + Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
 + Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
 + Cắt theo đường cao, được 2 hình tam giác ghi là 1 và 2.
 + Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
 + Vẽ đường cao EH.
 So sánh, đôi chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
 - GV yêu cầu HS so sánh:
 + Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
 + Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
 + Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích của hình tam giác EDC.
 Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
 - GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật.
 - GV nêu: Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD theo công thức nào?
 - Em nào nêu được diện tích hình tam giác dựa vào diện tích hình chữ nhật.
 - GV hướng dẫn HS dựa và cách tính diện tích hình tam giác, nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - GV hướng dẫn nêu công thức: Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy của hình tam giác, h là chiều cao của hình ram giác. Em nào nêu công thức tính diện tích hình tam giác.
Hướng dẫn làm BT1
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Cho 1 HS chữa bài trước lớp.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giả đúng.
Hướng dẫn làm BT2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - GV hỏi: Em có nhận xét gì về dơn vị đo của độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác?
 - GV hỏi: Vậy trước khi tính diện tích hình tam giác, ta phải làm gì?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - 1HS lên bảng ghi và chỉ 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh và vẽ đường cao của hình tam giác.
 - HS thực hiện các thao tác:
 + Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
 + Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
 + Cắt theo đường cao, được 2 hình tam giác ghi là 1 và 2.
 + Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
 + Vẽ đường cao EH.
 - HS so sánh và nêu:
 + Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của hình tam giác.
 + Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
 + Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
 - HS nêu: Diện tích hình chữ nhật là DC x AD.
 - HS nêu: Diện tích hình chữ nhật là DC x EH.
 - HS nêu: Diện tích hình tam giác là (DC x EH) : 2 hay DC x EH
 2
 - HS nêu: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia với 2.
 - HS nêu: S = a x h : 2 hoặc S = 
 - 1 HS đọc đề bài toán.
 - 2 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét bài làm trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 1HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - HS nêu: độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo.
 - HS nêu: Ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - 1HS lên bảng chữa bài.
 - 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
GHI CHÚ
------------
Môn: Đạo đức – Tiết CT: 18
Tên bài dạy: THỰC HÀNH CUỐI HKI
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Môn: Chính tả – Tiết CT: 18
Tên bài dạy: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1.
 -Lập được bản thống kê các bái tập đọc, trong chủ điểm vì hạnh phúc con người theo yêu cầu bài tập 2.
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của bài tập 3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 ở sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng thống kê để HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ôn tập
 Giới thiệu bài
Kiểm tra tập đọc và HTL
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau đó được xem lại bài khoảng 1’).
 - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
 - GV nhận xét + chấm điểm từng HS.
Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
 - GV nhắc lại yêu cầu.
 - GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài.
 - Goi đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hướng dẫn làm BT3
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT3.
 - GV cho HS làm bài vào vở.
 - GV mời một số HS trình bày ý kiến của mình.
 - GV nhận xét và khen những HS lí giải hay, có sức thuyết phục.
2. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài và xem lại bài khoảng 1’.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS đọc yêu cầu của BT2.
 - HS theo dõi.
 - Các nhóm thảo luận, làm bài và ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả. 
 - HS đọc yêu cầu của BT3.
 - HS làm bài ca nhân vào vở.
 - Một số HS nêu những câu thơ mình chọn và chỉ ra những cái hay của các câu thơ đó. 
 - Lớp nhận xét.
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI (tiết 3). 
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 87
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đặc điểm của hình tam giác có : 3cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
 - Phân biệt được 3 dạng hình (phân loại theo góc).
 - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi HS lên bảng trình bày quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
2. Luyện tập
Hướng dẫn làm BT1
 - GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - Cho HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hướng dẫn làm BT2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV vẽ hình lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu: Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
 - GV yêu câu HS tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
 - GV yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với đáy của hình tam giác DEG.
 - GV hỏi: Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hhình tam giác gì?
 - GV nêu: Như vậy trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
Hướng dẫn làm BT3
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - GV hỏi: Như vậy để tính diện tích hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như htế nào?
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hướng dẫn làm BT4
¬GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 4a, tự làm phép đo và tính diện tích cả hình tam giác ABC.
 - GV chữa bài và hỏi: Vì sao để tính diện tích của hình tam giác ABC em lại lấy chiều rộng nhân với chiều dài rồi chia cho 2?
¬GV gọi HS đọc đề bài tập 4b.
 - GV yêu cầu HS thực hiện phép đo để xác định độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và đoạn thẳng ME.
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính diện tích của các hình tam giác mà bài yêu cầu.
3. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS lên bảng trình bày quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - HS đọc đề bài và nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS đọc đề bài trong SGK.
 - HS trao đổi với nhau và nêu: Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với CA.
 - HS nêu: Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC chính là CA.
 - HS nêu: Đường cao tương ứng với đáy ED là GD. Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
 - HS nêu: Là hình tam giác vuông.
 - HS theo dõi và nhắc lại.
 - HS đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 ... ăm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
 Giới thiệu bài
Kiểm tra tập đọc và HTL
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau đó được xem lại bài khoảng 1’).
 - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
 - GV nhận xét + chấm điểm từng HS.
Hướng dẫn HS nghe – viết bài Chợ Ta – sken
 - GV đọc bài chính tả 1 lượt.
 - Gọi 2 HS đọc lại bài.
 - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Ta – sken, nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thong dài, ve vẩy, 
 - GV đọc chính tả cho HS viết.
 - GV đọc chính cho HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài chính tả.
 - GV nhận xết + chấm điểm.
3. củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài và xem lại bài khoảng 1’.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi trong SGK.
 - 2 HS đọc đoạn chính tả.
 - HS luyện viết.
 - HS viết chính tả.
 - HS tự soát lỗi.
 - Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, sửa lỗi.
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI (Tiết 5)
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 88
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Biết:
- Giá trị theo vị trí của mổi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Máy tính bỏ túi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 
Tổ chức cho HS tự làm bài
 GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS tự làm bài.
Hướng dẫn chữa bài
 - GV cho một HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu.
 - GV nhận xét, kết luận.
 - GV yêu cầu HS cả lớp nhìn lên bảng và nhậ xét bài làm của bạn.
 - GV kết luận.
Hướng dẫn tự đánh giá
 - GV hướng dẫn cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên bảng.
 - Cho HS báo cáo điểm của mình.
 - GV thu phiếu bài tập của HS để kiểm tra lại.
3. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nhận phiếu và làm bài.
 - 4 HS lên bảng làm các bài 1, 2, 3, 4 của phần 2 trên bảng.
 - 1HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - 4HS lần lượt nhận xét bài làm của 4 bạn trên bảng, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên bảng.
 - HS báo cáo điểm của mình.
 - HS nộp lại phiếu bài tập.
 - Chuẩn bị bài: Kiểm tra cuối HKI.
GHI CHÚ
Môn: Lịch sử - Tiết CT: 18
Tên bài dạy : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Môn: Tập làm văn – Tiết CT: 35
Tên bài dạy: ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
	 - Mức độ yêu cầu kỹ năng như tiết 1
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở bài tập 2. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 ở sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.
	- Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a, b, c, d của BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 
Kiểm tra tập đọc và HTL
 - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau đó được xem lại bài khoảng 1’).
 - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
 - GV nhận xét + chấm điểm từng HS.
 Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
 - GV nhắc lại yêu cầu.
 - GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài.
 - Goi đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài và xem lại bài khoảng 1’.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS đọc yêu cầu của BT2.
 - HS theo dõi.
 - Các nhóm thảo luận, làm bài và ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm lên dán và trình bày kết quả. 
 - Chuẩn bị bài: Kiểm tra đọc – hiểu.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 89
Tên bài dạy: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
--------------------------
Môn: Luyện từ và câu - Tiết CT: 36
 Tên bài dạy: KIỂM TRA ĐỌC
-----------------------------------------
Môn: Địa lí – Tiết CT: 18
Tên bài dạy: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Môn: Tập làm văn - Tiết CT: 36
Tên bài dạy: KIỂM TRA VIẾT
----------------------------------------------------------------------------------------------
Môn : Khoa học – Tiết CT: 36
Tên bài dạy: HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 75 SGK.
Chuẩn bị đồ dùng cho các nhóm:Muối tinh, mì chính, hạt tiêu, chén nhỏ, thìa nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi HS kể tên một số chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí và điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
2. Bài mới 
Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng cho các nhóm.
 - GV yêu cầu các nhóm tạo ra hỗn hợp gia vị, công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi vào phiếu.
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình.
 - GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
 + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
 + Hỗn hợp là gì?
 - GV nhận xét, kết luận.
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi:
 + Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
 + Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - GV nhận xét, kết luận.
Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Tổ chức cho HS chơi.
 - GV tổng kết trò chơi.
Thực hành “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
 - GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK.
 -Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
 - GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết ở cuối bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS kể tên một số chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí và điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - Các nhóm nhận đồ dùng.
 - Các nhóm tiến hành làm việc, ghi công thực pha chế vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình.
 - HS nêu:
 + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần phải có ít nhất 2 chất trở lên.
 + Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
 - Các nhóm thảo luận, trả lời:
 + Không khí là một hỗn hợp.
 + Gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - HS theo dõi để nắm được trò chơi.
 - HS tiến hành chơi.
 - Các nhóm thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục thực hành trang 75 SGK. 
 - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
 - HS đọc mục Bạn cần biết ở cuối bài.
 - Chuẩn bị bài: Dung dịch.
Môn: Toán – Tiết CT: 90
Tên bài dạy: HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU :
	- Có biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được đặc điểm một số hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
 - Nhận biết hình thang vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Sử dụng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 
Hình thành biểu tượng về hình thang
 - GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang.
 - Sau đó GV vẽ hình thang ABC trên bảng, cho HS quan sát, GV giới thiệu: đây là hình thang.
Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
 - GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang. Hỏi:
 + Hình thang có mấy cạnh?
 + Có hai cạnh nào song song với nhau?
 - GV yêu cầu HS tự rút ra và nêu nhận xét chung về hình thang.
 - GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy; hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình thang trong SGK (bên dưới) và GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH).
 - Gọi một vài HS nhận xét về đường cao AH, quan hệ với đường cao AH với hai đáy.
 - GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
 - GV gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
Hướng dẫn làm BT1
 - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
 - GV chữa bài và kết luận.
Hướng dẫn làm BT2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi một số HS nêu kết quả.
 - GV kết luận và nhấn mạnh: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
Hướng dẫn làm BT3
 - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
 - GV chữa bài và kết luận.
Hướng dẫn làm BT4
 - GV vẽ hình thang vuông lên bảng, giới thiệu đây là hình thang vuông.
 - GV yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
 - GV kết luận.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang.
 - HS quan sát.
 - HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang. Trả lời:
 + Hình có 4 cạnh.
 + Cạnh AB và DC.
 - HS nêu: Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
 - HS theo dõi.
 - HS theo dõi.
 - HS nêu: Đường cao vuông góc với hai đáy.
 - HS theo dõi.
 - Một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
 - HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
 - HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - Một số HS nêu kết quả.
 - HS theo dõi.
 - HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
 - HS theo dõi.
 - HS nêu: Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
 - HS theo dõi và nhắc lại.
 - HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
 - Chuẩn bị bài: Diện tích hình thang.
GHI CHÚ
SINH HOẠT TẬP THỂ
SƠ KẾT HK – I
I/ MỤC TIÊU:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Đánh giá các hoạt đông trong tuần:
1/ Cán sự lớp báo cáo:
2/ GV nhận xét:
B/ Kế hoạch tuần sau:
C/ Văn nghệ
TỔ TRƯỞNG DUYỆT – KÍ	BAN GIÁM HIỆU DUYỆT – KÍ	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc