Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3, kì I - Tuần 11 đến tuần 18

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3, kì I - Tuần 11 đến tuần 18

 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 21

Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

Sách giáo khoa trang 42

Thời gian dự kiến: phút

I/Mục tiêu:

- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.

- Biết cách xưng hô đúng đối với những người trong họ nội, họ ngoại.

- Biết thương yêu, đối xử tốt với họ nội và họ ngoại của mình.

II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước -nhận xét.

• GTB

2/ Bài mới:

HĐ 1: Chơi trò chơi “ Đi chợ mua gì? Cho ai?

* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ.

 - Cho học sinh ngồi trong lớp và hd luật chơi.

Quản trò: Đi chợ, đi chợ!

Cả lớp: Mua gì? Mua gì?

Quản trò: Mua 2 cái áo (em số 2 đứng dậy, chạt vóng quanh lớp).

Cả lớp: Cho ai? Cho ai?

Em số 2 vừa chạy vừa nói: Cho mẹ, cho mẹ! ( sau đó chạy về chỗ).

.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3, kì I - Tuần 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 21
Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Sách giáo khoa trang 42
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
Biết cách xưng hô đúng đối với những người trong họ nội, họ ngoại.
Biết thương yêu, đối xử tốt với họ nội và họ ngoại của mình.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước -nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Chơi trò chơi “ Đi chợ mua gì? Cho ai?
* Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ.
 - Cho học sinh ngồi trong lớp và hd luật chơi.
Quản trò: Đi chợ, đi chợ!
Cả lớp: Mua gì? Mua gì?
Quản trò: Mua 2 cái áo (em số 2 đứng dậy, chạt vóng quanh lớp).
Cả lớp: Cho ai? Cho ai?
Em số 2 vừa chạy vừa nói: Cho mẹ, cho mẹ! ( sau đó chạy về chỗ).
.......................
Cuối cùng quản trò nói: Tan chợ.
Trò chơi kết thúc.
HĐ 2: Làm việc với phiếu bài tập.
* Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua các tranh vẽ.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 42 SGK và làm việc với phiếu bài tập.
Hãy quan sát hình trang 42 SGK và trả lời các câu hỏi:
Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
Ai là con dâu, ai là con rễ của ông bà?
Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
Những ai thuộc họ nội của Quang?
Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
 - Các nhóm làm việc trước lớp.Gv khẳng định các ý kiến đúng thay cho kế luận, nhóm nào làm chưa đúng thì sữa lại bài của nhóm mình.
3/ Củng cố, dặn dò.
Hệ thống lại bài
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 22
Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng( tt ).
Sách giáo khoa trang 43
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng:
Vẽ được sơ đồ họ nội, họ ngoại.
Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nôi, họ ngoại của mình.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mang ảnh họ nội, họ ngoại đến lớp ( nếu có ).
- Mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn, hồ dán và chì màu.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ : ktra bài tiết trước - nhận xét
GTB
2 Bài mới:
HĐ 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ nội, họ ngoại.
* Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ nội, họ ngoại.
+ Bước 1: Hướng dẫn
Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
+ Bước 2: Làm việc cá nhân.
Từng hs vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
+ Bước 3: Gọi một số hs giới thiệu sơ đồ mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
HĐ 2: Chơi trò chơi “ xếp hình”
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
* Cách tiến hành:
Gv cho hs dán hình vào giấy theo cách của mỗi nhóm và trang trí đẹp. Sau đó từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình trước lớp.
Gv cùng hs nhận xét, tuyên dương những hs học tập tốt.
3/Củng cố, dặn dò.
Hệ thống lại bài
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 24
Một số hoạt động ở trường
Sách giáo khoa trang 46 – 47.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Kể tên một số môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Bảng phụ, phiếu học tập.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: - Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
- Biết mối quan hệ giữa gv và hs trong từng hoạt động học tập.
+ Bước 1: Gv hướng dẫn quan sát hình và trả lời bạn theo câu hỏi gợi ý sau:
Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
Trong từng hoạt động đó, hs làm gì? Gv làm gì?
+ Bước 2: Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp.
+ Bước 3: Gv và hs thảo luận một số câu hỏi giúp hs liên hệ thực tế bản thân.
* Kết luận: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: Làm cá nhân với phiếu bài tập, thảo luận nhóm, thực hành, nhận xét bài làm của bạn, ...
HĐ 2: Làm việc theo tổ học tập.
* Mục tiêu: - Biết kể tên một số môn hs được học ở trường.
- Biết nhận xét thái độ và đọc kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
- Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
 - Gv chia nhóm , giao nhiệm vụ - hs thảo luận nhóm
+ Ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
 - Đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
Giáo viên và lớp nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò.
Hệ thống tình hình học tập của lớp, khen những em chăm học, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và động viên, nhắc nhở các em học còn yếu, chưa chăm...
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 ...
Tiết 26 Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2006
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Sách giáo khoa trang 50 -51. Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng:
Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng nguy hiểm khi ở trường.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 50, 51 SGK.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: - Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình 50, 51 SGK, hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
Ví dụ: + Bạn có biết tranh vẽ gì?
	+ Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm có trong tranh vẽ?
	+Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
	+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
+ Bước 2: Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp-Lớp và Giáo viên bổ sung
* Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi , song không nên chơi quá sức và cũng không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau,...
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: - Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Lần lượt từng học sinh trong nhóm kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi.
+ Ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
 Học sinh làm việc theo tổ.
Bước 2: Đại diện từng nhóm lên kể trò chơi mình thường chơi.
- Giáo viên phân tích một số trò chơi có hại.
* Kết luận: Cần chọn những trò chơi phù hợp với sức mình để chơi.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Hệ thống tình hình học tập của lớp, khen những em chăm học, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và động viên, nhắc nhở các em học còn yếu, chưa chăm...
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 27
Tỉnh ( Thành phố ) nơi bạn đang sống
Sách giáo khoa trang 52-55.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng
Biết vẽ cơ quan mà bạn biết: sở văn hoá, y tế, giáo dục, hành chính, ...
Giáo dục ý thức yêu quê hương
II/ Đồ dùng dạy học: 
Sưu tầm tranh các cơ quan trong tỉnh.
Giấy để dán tranh sưu tầm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ1: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu: Trình bày các tranh đã sưu tầm được.
- Các nhóm dán tranh sưu tầm được theo nhóm.
- Các nhóm trình bày nội dung các bức tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý nội dung các tranh.
HĐ 2: Vẽ tranh
* Mục tiêu: Biết vẽ những nét chính về các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, ...
- Học sinh vẽ cá nhân.
- Trình bày theo nhóm.
- Đại diện các nhóm giới thiệu các cơ quan nhóm đã vẽ.
- Giáo viên cùng cả lớp bình luận tranh.
 3/ Củng cố, dặn dò.
Hs nêu tên các cơ quan mà các em biết ở nơi các em đang sống.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 29
Các hoạt động thông tin liên lạc
Sách giáo khoa trang 56 - 57.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng:
Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh
Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, tryuền thông, tryuền hình, phát thanh trong đời sống.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Một số bì thư
Điện thoại đồ chơi
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
HĐ 1: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu: - Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
	- Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
 - Gv chia nhóm – giao nhiệm vụ - hs thảo luận theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
HĐ 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
-Gv chia nhóm – gv phát phiếu học tập, hs thảo luận. 
- Trình bày theo nhóm - nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận: - Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.
- Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,...
3/ Củng cố, dặn dò.
Chơi trò chơi Chuyển thư.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 30
Hoạt đông nông nghiệp
Sách giáo khoa trang 58 - 59.
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh hoặc nơi em ở.
Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
- Yêu nghề nghiệp nơi em ở và góp phần công sức của mình vào hoạt động nông nghiệp.
II/ Đồ dùng dạy học: - 2 phiếu ghi nội dung để chơi trò chơi.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
Khởi động: cho học sinh hát bài hát Ngày mùa vui, giới thiệu bài học từ nội dung bài hát.
HĐ 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
 - Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
+ Gv chia nhóm hd qs hình ở sgk/58, 59 và thảo luận theo câu hỏi gợi ý trên phiếu.
+ Một số cặp hs lên hỏi và trả lời trước lớp.
 - Lớp và Gv bổ sung.
 - Gv nhận xét và cho hs nêu một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng bắp, khoai, sắn, chè,..; chăn nuôi trâu bò dê,...
* Kết luận: các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng  ... h nêu một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng bắp, khoai, sắn, chè,..; chăn nuôi trâu bò dê,...
* Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng,.. gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: - Biết một số hoạt động ở tỉnh, nơi em sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm ( 6 nhóm ), các nhóm kể tên một số hoạt động ở tỉnh, nơi em sống ghi vào giấy.
Bước 2: Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
Giáo viên và lớp nhận xét.
* Giáo viên kết luận: Một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi em sống: trồng lúa, trồng rau màu, chăn nuôi ( trâu, bò, dê, heo ,gà,.. ), nuôi cá, trồng và bảo vệ rừng,..
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
* Mục tiêu:Học sinh biết nối các hoạt động nông nghiệp thích hợp.
* Cách tiến hành:
Giáo viên cử hai đội, mỗi đội 5 em lên chơi: Nối các từ ngữ chỉ hoạt động nông vào vòng tròn ở giữa.Giáo viên cho các từ: Dạy học, Trồng rừng, trồng lúa, Đánh bắt thuỷ sản, Khai thác than, khai thác dầu mỏ, Làm đồ gốm, chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gà ,Chế biến thực phẩm.
Ai nhanh và đúng thì thắng.
3/ Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ở nơi em sống và nêu ích lợi của một số hoạt động. 
Dặn dò: Xem lại bài - Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 31
Hoạt động công nghiệp, thương mại
Sách giáo khoa trang 60. 
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng:
Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 60-61 SGK
Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
 - Từng cặp hs kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2:
- Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung..
* Kết luận: Gv có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, ... đều gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Bước 1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
Bước 2: Mỗi học sinh nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt, ... gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Chơi trò chơi Bán hàng.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 Tự nhiên và xã hội Tiết: 23
 Phòng cháy khi ở nhà
 Sách giáo khoa trang: 44, 45
 Dự kiến thời gian: Phút
 I/ Mục tiêu: - Xác định được một số vật gây dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
 - Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
 - Để diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm tay trẻ em.
 II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ, phiếu bài tập.
 III/ HĐ dạy học:
 1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
 2/ Bài mới:
 HĐ 1:Làm việc với sgk và thông tin sưu tầm được.
 MT: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao lhông đặt chúng ở gần lửa.Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
Gv y/c hs trao đổi theo nhóm đôi – hs trình bày
Gv cùng hs nhận xét
Kết luận: Bếp an toàn là mọi đồ vật được xếp gọn gàng, ngăn nắp.
 HĐ2: Thảo luận và đóng vai
 MT: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà .Biết cất diêm, bật lửa xa tầm tay trẻ em.
Gv đặt câu hỏi – hs trả lời.
Gv cùng hs nhận xét.
Kết luận: Không nên để những thứ dể cháy gần bếp.
 HĐ3: Trò chơi: gọi cứu hoả
 MT:Hs biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.
Gv nêu tên trò chơi – hd cách chơi
Hs thực hiện trò chơi
Nhận xét ,tuyên dương.
 3/ Củng cố, dặn dò:
Hs đọc mục bạn cần biết sgk/45
Về xem lại bài - chuẩn bị cho tiết sau.
Nhận xét tiết học .
 IV/ Bổ sung: .
 Tự nhiên và xã hội Tiết : 32
 Làng quê và đô thị
 Dự kiến thời gian: phút
I/ Mục tiêu: Hs biết phân biệt làng quê và đô thị về các mặt phong cảnh, nhà cửa hoạt động sống chủ yếu của nông dân, đường xá và hoạt động giao thông .
Kể tên một số phong cảnh, công việc đặc trưng ở làng quê và đô thị.
Thêm yêu quý và gắn bó nơi mình sinh sống.
II/ Đồ dùng: Tranh sgk, phiếu học tập.
III/ HĐ dạy học :
1/ Bài cũ: ktra bài tiết trước - nhận xét.
 *GTB
 2/ Bài mới: 
HĐ 1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị 
 MT: Hs biết phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
Gv hỏi: Em sống ở đâu ? em hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em?
Hs nêu ý kiến của mình .
Gv cùng hs nhận xét.
Gv chốt ý đúng.
*HĐ 2: Phân biệt làng quê và đô thị
MT: Hs dựa vào tranh ảnh và sự hiểu biết để phân biệt sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn. 
Gv chia nhóm , giao nhiệm vụ- phát phiếu học tập.
Hs thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
Gv cùng hs nhận xét.
GVKL: Ở nông thôn người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công
Hs nhắc lại
*HĐ 3: Kể tên những nghề nghiệp của người làng quê và đô thị.
MT: Hs biết kể những nghề mà người làng quê và đô thị thường làm.
Hs tự kể về những nghề mà các em biết
Gv cùng hs nhận xét
Gv chốt ý cho hs.
 3/ Củng cố, dặn dò: 
Hs nhắc lại mục bạn cần biết.
Về xem lại bài - chuẩn bị tiếp cho tiết sau
Nhận xét tiết học.
 IV/ Bổ sung: ..
 ..
 .
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 33
An toàn khi đi xe đạp
Sách giáo khoa trang 64 – 65.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh:
- Bước đầu biết một số quy đinh đối với người đi xe đạp.
Biết cách đi xe đạp an toàn.
Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 64-65 SGK.
Tranh, áp phích về an toàn giao thông.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Bài cũ: ktra bài tiết trước nhận xét
GTB
 2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm
* Mục tiêu: Thông qua tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 Từng nhóm học sinh quan sát các hình trong SGK/ 64-65.
*Bước 2:
 Một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung..
* Kết luận: Tranh 1,2 đi đúng luật; tranh 3, 4, 5, 6,7 đi sai luật.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận cậu hỏi: Đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông?
Bước 2:- Một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung..
* Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở học sinh chấp hành đúng luật giao thông.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Học sinh đúng tại chỗ - làm theo sự điều khiển của lớp trưởng.
Bước 2: lớp trưởng hô - Lớp làm theo.
Ai sai sẽ bị phạt.
3: Củng cố, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
 Tự nhiên và xã hội Tiết: 35
 Ôn tập HKI
 Dự kiến thời gian: phút
I/ Mục tiêu: - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trên cơ thể.
Nêu chức năng của một cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
Hs biết giữ vs cho các cơ quan trên.
II/ Đồ dùng: Tranh, bảng phụ.
III/ HĐ dạy học:
 1/ Bài cũ: 
 - ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
2/ Bài mới:
 *HĐ 1: Kể tên các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
 MT: Hs kể được các cơ quan và các chức năng của chúng.
Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
Gv nêu tên trò chơi – hd cách chơi
Hs thực hiện trò chơi
Gv cùng hs nhận xét trò chơi.
 HĐ 2: Kể tên các hoạt động của các nông nghiệp.
 MT: Hs biết kể các hđ nông nghiệp ở nước ta.
Gv chia nhóm – giao nhiệm vụ.
Hs thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày – gv cùng hs nhận xét
 HĐ 3: Giới thiệu về gia đình mình
 MT: Hs biết gt về các thành viên trong gia đình mình.
Gv y/c hs trao đổi theo nhóm đôi
Đại diện các tổ lên kể
Gv cùng hs nhận xét.
 3/ Củng cố, dặn dò;
Hs nêu lại các hoạt động nông nghiệp ở nước ta.
Về xem lại bài - chuẩn bị tiếp cho tiết sau
Nhận xét tiết học .
IV/ Bổ sung: 
 ..
Tiết 36 Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2007
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh môi trường 
Sách giáo khoa trang 68 – 69 . Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Sau bài học học sinh:
- Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ con người.
Thực hiện những hành vi đúng để tranh ô nhiễm môi trường do rác gây ra đối với môi trường sống.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Các hình trang 68 – 69 SGK.
Tranh, ảnh về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của thải đối với sức khoẻ con
người. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: thảo luận nhóm
 Chia nhóm và cho học sinh quan sát các hình 1, 2 trong SGK/ 68 và TLCH theo gợi ý trong sgk/68.
 Học sinh thảo luận và TLCH: Xác chết súc vật vứt bùa bãi sẽ bị thối rửa sinh nhiều mằm bệnhvà còn là nơi để cho một số sinh vật sinh sản như: ruồi , muỗi, chuột..
*Bước 2:
 Một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung..
* Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiru62 vi khuẩn gây bệnh. Chuột, dán, ruồi,...thường sống ở những nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Từng cặp quan sát các hình trong sgk/69 và tranh ảnh sưu tầm được, chỉ ra việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
Bước 2:Một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung..
* Kết luận: Cần thu gom rác một cách hợp lí, không nên vứt rác bừa bãi.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTN-XH TUẦN 11- 18.doc