Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 3: Hệ cơ

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 3: Hệ cơ

Tiết : HỆ CƠ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ của cơ thể

2. Kỹ năng:

- Biết được cơ nào cũng có thể co và duỗi được, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.

3. Thái độ:

- HS có ý thức về các cách giúp cơ phát triển và săn chắc.

II. Chuẩn bị

- GV: Mô hình (tranh) hệ cơ

 Hai bộ tranh hệ cơ và 2 bộ thẻ chữ có ghi tên 1 số cơ

- HS: SGK

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 969Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 3: Hệ cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết : HỆ CƠ
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ của cơ thể
Kỹ năng: 
Biết được cơ nào cũng có thể co và duỗi được, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
Thái độ: 
HS có ý thức về các cách giúp cơ phát triển và săn chắc.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình (tranh) hệ cơ
 Hai bộ tranh hệ cơ và 2 bộ thẻ chữ có ghi tên 1 số cơ
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bộ xương
Kể tên 1 số xương tay trong cơ thể.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt ta cần phải làm gì?
Nhận xét 
3. Bài mới Hệ cơ
Giới thiệu: (2’)
Yêu cầu từng cặp HS quan sát và mô tả khuôn mặt, hình dáng của bạn.
Nhờ đâu mà mỗi người có khuôn mặt và hình dáng nhất định.
Phát triển các hoạt động (24’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu hệ cơ
Ÿ Mục tiêu: Nhận biết vị trí và tên gọi của 1 số cơ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm đôi
Bước 1: Hoạt động theo cặp
Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Bước 2: Hoạt động lớp.
GV đưa mô hình hệ cơ.
GV nói tên 1 số cơ: Cơ mặt, cơ mông . . .
GV chỉ vị trí 1 số cơ trên mô hình (không nói tên)
Tuyên dương.
Kết luận: Cơ thể gồm nhiều loại cơ khác nhau. Nhờ bám vào xương mà cơ thể cử động được.
v Hoạt động 2: Sự co giãn của các cơ.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của cơ: co và giãn được.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Bước 1:
Yêu cầu HS làm động tác gập cánh tay, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay.
Làm động tác duỗi cánh tay và mô tả xem nó thay đổi ntn so với khi co lại?
Bước 2: Nhóm
GV mời đại diện nhóm lên trình diễn trước lớp.
GV bổ sung.
Kết luận: Khi co cơ ngắn và chắc hơn. Khi duỗi cơ dài ra và mềm hơn.
Bước 3: Phát triển
GV nêu câu hỏi:
+ Khi bạn ngửa cổ phần cơ nào co, phần cơ nào duỗi.
+ Khi ưỡn ngực, cơ nào co, cơ nào giãn.
v Hoạt động 3: Làm thế nào để cơ phát triển tốt, săn chắc?
Ÿ Mục tiêu: Có ý thức bảo vệ cơ
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Chúng ta phải làm gì để giúp cơ phát triển săn chắc?
Những việc làm nào có hại cho hệ cơ?
* Chốt: Nêu lại những việc nên làm và không nên làm để cơ phát triển tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (5’)
Trò chơi tiếp sức
Chia lớp làm 2 nhóm
Cách chơi: HS chọn thẻ chữ và gắn đúng vào vị trí trên tranh.
Tuyên dương.
Là gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Hát
- Xương sống, xương sườn . . .
- Aên đủ chất, tập thể dục thể thao ..
- HS nêu
- Nhờ có cơ phủ toàn bộ cơ thể.
à ĐDDH: Mô hình hệ cơ.
- 1 số cơ của cơ thể là: Cơ mặt, cơ bụng, cơ lưng . . .
- HS chỉ vị trí đó trên mô hình
- HS gọi tên cơ đó.
- HS xung phong lên bảng vừa chỉ vừa gọi tên cơ
- Lớp nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- HS thực hiện và trao đổi với bạn bên cạnh.
- Đại diện nhóm vừa làm động tác vừa mô tả sự thay đổi của cơ khi co và duỗi.
- Nhận xét 
- Nhắc lại.
- HS làm mẫu từng động tác theo yêu cầu của GV: ngửa cổ, cúi gập mình, ưỡn ngực . . .
- Phần cơ sau gáy co, phần cơ phía trước duỗi.
- Cơ lưng co, cơ ngực giãn
à ĐDDH: 2 tranh hệ cơ giống nhau, 2 bộ thẻ chữ ghi tên các cơ.
- Tập thể dục thể thao, làm việc hợp lí, ăn đủ chất . . .
- Nằm ngồi nhiều, chơi các vật sắc, nhọn, ăn không đủ chất . . .
- Cổ vũ và nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN XA HOI.doc