Giáo án Tự nhiên xã hội

Giáo án Tự nhiên xã hội

A. MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)

_ Nhận ra 3 phần chính của cơ thể :đầu , mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc , tai, mắt , mũi , miệng, lưng ,bụng.

_ Phân biệt được bên phải , bên trái cơ thể.( K, G ).

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Các hình trong bài 1 SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 86 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1:
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Tuần 1
Tiết 1
Kế hoạch bài học
Thứ hai ngày 20 tháng 08 năm 2012
Mơn: Tự nhiên và xã hội
BÀI 1:	CƠ THỂ CHÚNG TA
(chuẩn KTKN: 68 ; SGK: 4 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
_ Nhận ra 3 phần chính của cơ thể :đầu , mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc , tai, mắt , mũi , miệng, lưng ,bụng.
_ Phân biệt được bên phải , bên trái cơ thể.( K, G ).
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Các hình trong bài 1 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.GV giới thiệu bài học.
 Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- GV đưa ra chỉ dẫn: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
GV theo dõivà giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này.
- GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể..
Hoạt động 2: Quan sát tranh
+ Quan sát các hình hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
+cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần?
 Trong khi HS làm việc GV đến từng nhóm giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này.
- GV hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
* Kết luận:
- Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: Đầu, mình và tay, chân.
- Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
Hoạt động 3: Phân biệt bên phải bên trái cơ thể.
- Quan sát các hình ở trang 4 SGK. (làm theo chỉ dẫn của GV)
- VD: tí, rốn, chim
-Cho các em lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
Làm việc theo nhóm nhỏ:
+ HS quan sát tranh về hoạt động của bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta ba phần là: Đầu, mình và tay, chân.
+ Hoạt động cả lớp.
+Một số em lên biểu diễn trước lớp. Cả lớp quan sát.
-Ba phần: Đầu, mình và tay, chân.
Hs K, G
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
-GV nhắc nhở HS bảo vệ mắt và tai	
- Về nhà xem trước bài mới chúng ta đang lớn	
- GV nhận xét tiết học: 	
- 	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý)
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 2
Tiết 2
Kế hoạch bài học
Thứ hai ,ngày 27 tháng 08 năm 2012
Mơn: Tự nhiên và xã hội
BÀI 2:	 CHÚNG TA ĐANG LỚN
(chuẩn KTKN: 68 ; SGK: 6 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
 Giúp HS nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân .
 Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết .( K, G )
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 2 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
_ Cơ thể bên ngoài gồm có mấy bộ phận
_ GV nhận xét và tuyên dương
Bài mới:
1.Khởi động: Trò chơi vật tay.
_GV nêu yêu cầu.
_Kết thúc cuộc chơi, GV hỏi xem trong nhóm 4 người ai thắng thì giơ tay.
_Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn, hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em câu trả lời.
2. Giới thiệu bài mới:ghi tựa
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
_ GV hướng dẫn:
_ GV có thể gợi ý một số câu hỏi để HS tập hỏi và trả lời nhau qua mỗi hình:
+ Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn? Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.( TB, Y )
+ HS có thể chỉ vào hình hai bạn đang đo và cân cho nhau và hỏi: Hai bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì?( TB, Y )
+ HS có thể chỉ vào hình em bé đang được anh dạy tập đếm và hỏi: Em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi em bé đã biết thêm điều gì? ( K, G )
Bước 2: 
- GV yêu cầu một số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm.
Kết luận:
_Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động vận động (biết lẫy, biết bò, biết ngồi, biết đi) và sự hiểu biết (biết lạ, biết quen, biết nói).
_ Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ.
_Cách tiến hành:
Bứơc1:
Bước 2: Câu hỏi:
- Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không? ( K, G )
- Điều đó có gì đáng lo không?
Kết luận:
- Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- Các em cần chú ý ăn, uống điều độ; giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn.
_ Có 3 bộ phận
_HS chơi theo nhóm
 Cứ 4 HS là một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp. Những người thắng lại đấu với nhau
_ HS nhắc lại tựa bài
_Hai HS cùng quan sát các và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong hình.( TB, Y )
_Từng cặp HS làm việc với nhau, quan sát và trả lời các câu hỏi:
Hoạt động cả lớp.
-HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm. Các HS khác bổ sung.
Mỗi nhóm (4 HS) chia làm hai cặp. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
_Cũng tương tự, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn.
_ Quan sát xem ai béo, ai gầy
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
-GV nhắc nhở HS bảo vệ mắt và tai	
- Về nhà xem trước bài mới vệ sinh thân thể	
- GV nhận xét tiết học: 	
- 	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý)
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 3
Tiết 3
Kế hoạch bài học
Thứ hai, ngày 3 tháng 09 năm 2012
Mơn: Tự nhiên và xã hội
BÀI 3:	NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
( chuẩn KTKN: 68 ; SGK: 8 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
_ Giúp HS hiểu được mắt ,mũi ,tay , lưỡi , tai ( da ) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
_ Nêu được ví dụ cụ thể về những khó khăn trong cuộc sống con người có một giác quan bị hỏng.( K, G ).
_ BVMT : biết giữ vệ sinh để bảo vệ các giác quan
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_ Các hình trong bài 3 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
_GV cho HS chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh.
_Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu vấn đề và giới thiệu bài học mới.
 Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật.
- GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn nhụi hay sần sùi của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK. 
* Bước 2:
-Nếu HS mô tả được đầy đủ, GV không cần nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
_Cách tiến hành:
* Bước 1:
- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật? ( TB, Y )
+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật? ( TB, Y )
+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?( TB, Y )
+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn? ( TB, Y )
+ Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng, lạnh?( TB, Y )
+ Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa?( TB, Y )
- Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng? ( K, G )
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc? ( K, G )
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác? ( K, G ) 
_ BVMT : biết giữ vệ sinh để bảo vệ các giác quan
Kết luận:
Tuỳ trình độ HS, GV có thể kết luận hoặïc cho HS tự rút ra kết luận của phần này.
-Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ các vật xung quanh.
- Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
_Hát
_ 2 – 3 HS lên chơi.
- Một nhóm 2 HS
-HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình (hoặc các vật do các em mang đến lớp).
-HS chỉ và nói về từng vật trước lớp hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác như nóng, lạnh, nhẵn nhụi, sần sùi, mùi vị), các em khác bổ sung.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mắt.
+ Nhờ mũi.
+ Nhờ lưỡi.
+ Nhờ tay.
+ Nhờ tai.
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
-GV nhắc nhở HS bảo vệ các giác quan	
- Về nhà xem trước bài mới :bảo vệ mắt và tay	
- GV nhận xét tiết học: 	
- 	
DUYỆT: ( ý kiến góp ý)
TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 4
Tiết 4
Kế hoạch bài học
Thứ hai ,ngày 10 tháng 9 năm 2012
Mơn: Tự nhiên và xã hội
BÀI 4:	BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
(chuẩn KTKN: 69 ; SGK: 10 )
MỤC TIÊU: (theo chuẩn kiến thức & kỹ năng)
_ Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
_Đưa ra một số cách xử lí khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai .( K, G )
_ BVMT: GDHS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân nhằm bảo vệ mắt và tai
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_ Các hình trong bài 4 SGK
_ Một số tranh, ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
_ Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết được các vầt xung quanh
_ GV nhận xét và tuyên dương
Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a..Khởi động:
_GV giới thiệu bài mới và ghi tựa bài
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.( thảo luận nhóm đôi)
Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt 
Cách tiến hành:
* Bước 1:
_GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và ta ... h: 
*Bước 1: 
_Chia nhóm
_GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh, ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét 
*Bước 2: 
_GV yêu cầu đại diện vài nhóm lên giới thiệu trước lớp.
_GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). 
+Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). 
 Lưu ý: Ở những vùng quanh năm nóng, đôi khi trời chỉ hơi lạnh, GV sẽ giúp các em biết cảm giác cơ thể khi trời rét. 
Kết luận:
-Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi  Người ta thường mặc áo quần ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng 
-Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai óc. Người ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm  Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hoà nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng 
Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét” 
_Mục tiêu: HS hình thành thói quen ăn mặc phù hợp với thời tiết. 
_Chuẩn bị: Một số tấm bìa, mỗi tấm có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng: quần, áo, khăn, mũ, nón và các đồ dùng khác dùng cho mùa hè và mùa đông 
_Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
_GV nêu cách chơi: 
+Cử một bạn hô “Trời nóng”. Các bạn tham gia sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng 
+ Cũng tương tự như thế với trời rét  
+ Ai nhanh sẽ thắng cuộc. 
*Bước 2: 
_GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi tuỳ theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được 
Kết luận:
-Trang phục sẽ bảo vệ dược cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi  
2.Củng cố:
 GV yêu cầu HS giở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài
_Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm
_HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét 
( TB, Y )
_Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng)
_Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét) ( K, G )
_HS thảo luận
HS chơi theo nhóm
HS thảo luận câu hỏi:
+Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? ( HS TB, Y )
 HS mở SGK
_Một số HS đọc và trả lời câu hỏi
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ Nhắc nhở HS phải biết cách ăn mặc phù hợp với thời tiết	
_ Xem trước bài mới thời tiết 	
_ GV nhận xét tiết học	 
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	 TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Tuần 34
Tiết 34
Kế hoạch bài học
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013
Mơn: Tự nhiên và xã hội
	BÀI 34: THỜI TIẾT
(Chuẩn KTKN: 73 ; SGK: )
MỤC TIÊU: (Theo chuẩn kiến thức & kĩ năng)
Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
Nêu cách tìm thông tin về dự bái thời tiết hằng ngày: nghe đài, xem tivi, đọc báo, 
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
_Các hình ảnh trong bài 34 SGK 
_GV và HS đem đến lớp tất cả các tranh, ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước
_Giấy khổ to và băng dính đủ dùng cho các nhóm 
_Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, nón, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
_GV yêu cầu HS kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã được học. Sau đó, hỏi HS xem các em còn biết những hiện tượng nào khác của thời tiết? 
_GV kết luận: 
+Các hiện tượng về thời tiết đã học: nắng, mưa, gió, nóng, rét 
+Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được trong thực tế: bão, sấm, chớp  
Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được 
_Mục tiêu: 
+HS biết sắp sếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi 
+Biết nói lại những hiểu biết về thời tiết với các bạn.
_Cách tiến hành: 
*Bước 1: 
_GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi.
_HS bàn với nhau về cách sắp xếp những tranh, ảnh các em sưu tầm và dán vào giấy khổ to để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: trời lúc nắng, lúc mưa; trời lặng gió, có gió 
*Bước 2 :
 GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lí do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
_Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết.
+Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với thời tiết.
_Cách tiến hành:
+GV nêu câu hỏi:
-Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, rét ) ?
-Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét?
 GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận:
-Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do có các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc được phát sóng trên tivi.
-Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
2.Củng cố:
 GV cho HS chơi trò chơi “dự báo thời tiết”
_Cách chơi: Tương tự như trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Chỉ khác người quản trò phải nói được nhiều dấu hiệu của thời tiết hơn, không đơn thuần chỉ làtrời nắng, trời mưa. 
 Ví dụ: Hôm nay trời nhiều mây, có lúc có mưa  Các HS khác tham gia chơi sẽ phải lắng nghe và phản ứng nhanh, cầm đúng đồ dùng phù hợp với lời hô của bạn.
_Kể tên một số hiện tượng của thời tiết
_Chia nhóm
_Xếp tranh mô tả các hiện tượng của thời tiết
_Các nhóm trình bày sản phẩm
+HS trả lời 
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
_ Nhắc nhở HS phải biết chăm sóc mèo	
_ Xem trước bài mới thời tiết 	
_ GV nhận xét tiết học	 
DUYỆT: ( ý kiến góp ý )
	 TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 35:ÔN TẬP :TỰ NHIÊN 
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên
_Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường
_Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ tự nhiên
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tất cả những tranh, ảnh GV và Hs đã sưu tầm được về chủ đề tự nhiên
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2’
22’
4’
2’
1.Giới thiệu bài:
_GV nói: “Đây là bài học cuối cùng của môn tự nhiên và xã hội lớp 1” và hỏi HS: 
+Từ đầu năm học đến nay các em đã được học những chủ đề nào?
_GV giới thiệu tên của bài học “Ôn tập: tự nhiên”
*Có nhiều cách:
Cách 1: Tổ chức cho HS đi tham quan cảnh quan thiên nhiên ở khu vực xung quanh trường.
_Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
_GV cho HS đứng vòng tròn ngoài sân trường và yêu cầu hai HS quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời nhau về thời tiết tại thời điểm đó. Ví dụ:
+Bầu trời hôm nay màu gì?
+Có mây không, mây màu gì?
+Bạn có cảm thấy gió đang thổi không? Gió nhẹ hay gió mạnh?
+Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
_GV yêu cầu HS quay mặt vào giữa vòng tròn và chỉ một vài em nói lại những gì các em đã quan sát được và đã trao đổi với bạn.
_GV bổ sung những ý thiếu.
Hoạt động 2: Quan sát cây cối (các con vật nếu có) ở khu vực xung quanh trường
_GV dẫn HS đi vào vườn trường hoặc đi trên đường phố (đường làng) dừng lại bên cây cối, con vật, giành thời gian cho HS đố nhau đó là loại cây gì, con gì?
 Lưu ý: Nếu trường ở gần vườn hoa (hay đồng ruộng, trang trại hoặc nhà dân có chăn nuôi ), GV tổ chức cho các em đến tham quan ở đó là tốt nhất.
Cách 2: Tổ chức trưng bày các tranh, ảnh về cây cối, con vật, thời tiết theo nhóm.
_Cách tiến hành:
Bước 1:
_GV chia nhóm và giao nhiện vụ như sau:
+Nhóm thứ nhất: nhận đề tài về thực vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về cây cối và sắp xếp lại một cách hệ thống (Ví dụ: các loại cây rau, các loại cây hoa phân công mỗi bạn trong nhóm chịu trách nhiệm giới thiệu một loại cây.
+Nhóm thứ 2: Nhận đề tài về động vật.
 -Nhiệm vụ thu thập tất cả những tranh, ảnh về các con vật và sắp xếp lại một cách có hệ thống (các con cá, gà mèo hoặc các con vật có ích – có hại). Phân công mỗi bạn trong nhóm chịu trách nhiệm giới thiệu về một loài vật.
+Nhóm thứ ba: nhận đề tài về thời tiết.
 Cách làm tương tự như hai nhóm trên.
*Bước 2:
 *Bước 3:
_Lần lượt những bạn được phân công của các nhóm lên trình bày trước lớp phần việc nhóm mình phụ trách.
_Nếu HS hiểu bài và trình bày tốt, GV không cần tóm tắt lại.
2.Củng cố:
_Cho HS mở sách
_Đọc và trả lời câu hỏi
3.Nhận xét -dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: “Ôn tập cuối năm”
+Một số HS nhắc lại tên các chủ đề đã học.
_HS đứng thành vòng tròn từng đôi một hỏi và trả lời
_Chia lớp thành ba nhóm lớn
_HS làm việc trong nhóm theo sự phân công trên.
_Đại diện nhóm lên trình bày
_Các HS khác trong nhóm có thể bổ sung.
-Ra sân
-Ra sân
-SGK
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Nhận xét của BGH
Nhận xét của TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH.doc