Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 51 đến 60

Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 51 đến 60

Bài 51 : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua đựơc quan sát.

b) Kỹ năng:

- Nêu và nói lợi ích của tôm và cua.

c) Thái độ:

- Biết yêu thích động vật.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 98 –99 .

 * HS: SGK, vở.

 

doc 19 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tư nhiên xã hội lớp 3 tiết 51 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy tuần 21
Thứ 
MÔN S
Tên bài
MÔN C
Tên bài
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ , ngày tháng năm 2005
Tự nhiên xã hội.
Tiết 61
Bài 51 : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua đựơc quan sát.
Kỹ năng: 
Nêu và nói lợi ích của tôm và cua.
Thái độ: 
- Biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 98 –99 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Sự chuyển động của trái đất.
 - Gv 2 Hs :
 + Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng hồ ?
 + Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 98 – 99 và trả lời câu hỏi
+ Bạn có nhận xét gì về kích thứơc của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Gv hỏi: Cây xu hào có gì đặc biệt?
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
. Cách tiến hành
Bước 1: Gv cho Hs thảo luận cả lớp.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Cho các em thảo luận
- Câu hỏi:
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết?
Bước 2
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trính bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Tôm, cua là những thức ăm có nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
 Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs thảo luận.
Đại diện bốn nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cá.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Tự nhiên xã hội.
Tiết 52
Bài 52 : Cá.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Kỹ năng: 
Nêu ích lợi củloại cá.
Thái độ: 
- Biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 100, 101 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Tôm , cua.
 - Gv 2 Hs :
 + Nêu ích lợi của tôm, cua?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 100, 101 và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống hay không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng hì bà di chuyển bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhómlên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá.
- Gv nhận xét, chốt lại: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vây bao phủ, có vây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá
. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Gv đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận:
+ Kể tên một số cá ở nước ngọt và nước mặn mà em biết?
+ Nêu ích lợi của cá?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
=> Phần lớn các loại cá đựơc sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngoan và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người.
 Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs các nhóm thảo luận.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Chim.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Tự nhiên xã hội.
Tiết 53
Bài 53: Chim.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các chim đựơc quan sát.
Kỹ năng: 
- Giải thích tại sao không nên bắt, phá tổ chim.
Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết yêu thích động.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 102, 103 SGK.
 Sưu tầm các loại rễ cây.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cá
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Kể tên các loại cá sống ở nước ngọt mà em biết?
+ Nêu ích lợi của cá.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim đựơc quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 102, 103 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh hơn?
+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Mỏ chim thường có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
+ Toàn thân chúng có lớp lông vũ .
+ Mỏ chim cứng để mổ thức ăn.
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Như đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
* Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh.
- Mục tiêu: Giải thích được tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chi do nhóm tự đặt ra. Ví dụ như: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay.
- Cuối cùng là thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và cử bạn thuyết minh về những loài chim sưu tầm đựơc.
- Gv nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs thảo luận các câu hỏi..
Một số Hs lên trì ... nh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau.
+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?
+ Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Gv chốt lại.
=>Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Hs kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
 - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 2, 3 , 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì?
- Gv chốt lại.
=> Chúng ta sử dụng ánh sáng mặt trời để phơi quần áo, làm nước nóng.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trả lời các câu hỏi thảo luận.
Hs cả lớp bổ sung.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát và trả lời các câu hỏi.
Đại diện vài Hs lên trả lời các câu hỏi.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát và trả lời các câu hỏi.
Vài Hs lên trả lời các câu hỏi.
Hs cả lớp nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Trái đất. Quả địa cầu.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005.
Tự nhiên xã hội
Tiết 59
Bài 59 : Trái đất. Quả địa cầu.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
Kỹ năng: 
 Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
c) Thái độ: 
 - Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Mặt trời
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Hs nhận biết đựơc hình dạng của Trái Đất trong không gian.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 112, 113 SGK.
+ Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ?
+ Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho Hs vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Trái đất có hình cầu.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Biết đựơc cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2 hình tronng SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv mời vài Hs đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nắm chắc vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chứv và hướng dẫn.
- Gv treo hai hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112.
- Hs chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em. Và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- Gv hướng dẫn cuộc chơi.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hình tròn, quả bóng, hình cầu.
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
Các hs khác quan sát, theo dõi.
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ , ngày tháng năm 2005 
Tự nhiên xã hội
	Tiết 60	
Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết được sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời
Kỹ năng: 
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
c) Thái độ: 
 - Bảo vệ Trái Đất.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 114, 115.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Trái Đất. Quả Địa Cầu.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Trái Đất có hình gì?
 + Tác dụng của quả Địa Cầu? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1 trong SGK trang 114 và trả lời câu hỏi:
+ Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một vài Hs lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
- Gv vừa quay quả địa cầu, vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng. Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 3 trang 115 SGK.
- Từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét: 
=> Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
PP: Quan sát, thảo luận.
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Hs trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.
Hs lên quay quả địa cầu.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
Hs khác nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 6.doc