I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS :
-Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
-Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn ,sạch và đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK trang 116, 117.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS : -Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. - Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. -Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn ,sạch và đẹp. II. CHUẨN BỊ: -Các hình trong SGK trang 116, 117. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: T.G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: Hát. Bài cũ: Sự chuyển động của Trái Đất . Bài mới: * Hoạt động 1: QUAN SÁT TRANH THEO CẶP * Mục tiêu: -Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. -Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. - GV h dẫn HS quan sát hình 1 SGK/ 116 và trả lời : + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? + Từ Mặt Trời ra xa dần , Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? +Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ? Bước 2: - GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - GV bổ sung hoàn thiện câu trả lời. * Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. * Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM - Mục tiêu: -Biết trong hệ Mặt Trời ,Trái Đất là hành tinh có sự sống. -Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh ,sạch và đẹp. * Cách tiến hành: Bước 1: HS th luận theo các câu hỏi : -Trong hệ Mặt Trời,hành tinh nào có sự sống ? - Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh sạch và đẹp ? Bước 2: -Đại diện của các nhóm trình bày. - GV bổ sung hoàn thiện câu trả lời. * Kết luận : Trong hệ Mặt Trời ,Trái Đất là hành tinh có sự sống.Để giữ cho Trái Đất luôn xanh ,sạch và đẹp, chúng ta phải trồng ,chăm sóc,bảo vệ cây xanh ; vứt rác đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh , 4. Tổng kết – dặn dò Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau:.Bài 62 Nhận xét bài học. HS quan sát, thảo luận nhóm. HS bổ sung. HS bổ sung Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất Mặt Trời và Mặt Trăng. - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. -Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. II/ CHUẨN BỊ: -Các hình trong SGK trang 118,119. -Quả địa cầu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: T.G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: Hát. Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời . Bài mới : * Hoạt động 1: QUAN SÁT TRANH THEO CẶP * Mục tiêu: -Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất Mặt Trời và Mặt Trăng. * Cách tiến hành: Bước 1: -GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 118, trả lời với bạn theo gợi ý: -Chỉ Mặt Trời, Trái Đất , Mặt Trăngvà hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. -Nhận xét chiều quay của TĐ quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh TĐ (cùng chiều hay ngược chiều ) . -Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất , Mặt Trăng. Bước 2: -GV gọi một số HS trả lời trước lớp. -GV bổ sung. * Kết luận : M Trăng chuyển động quanh TĐ theo hướng cùng chiều quay của TĐ quanh M Trời . TĐ lớn hơn M Trăng ,còn M Trời lớn hơn TĐ nhiều lần. * Hoạt động 2 : - Mục tiêu: - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. -Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. * Cách tiến hành: Bước 1: -GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. -GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? - GV mở rộng cho HS biết : M Trăng là vệ tinh tự nhiên của TĐ. Ngoài ra ,chuyển động quanh TĐ còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. Bứơc 2: -HS vẽ sơ đồ M Trăng quay xung quanh TĐnhư hình 2 / 119 SGK vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của M Trăng quanh TĐ. -Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. *Kết luận : M Trăng chuyển động quanh TĐ nên nó được gọi là vệ tinh của TĐ. Hoạt động 3: CHƠI TRÒ CHƠI MẶT TRĂNG CHUYỂN ĐỘNG QUANH TRÁI ĐẤT * Mục tiêu : -Củng cố kiến thức về sự chuyển động của M Trăng quanh TĐ. - Tạo hứng thú học tập. * Cách tiến hành: Bứơc 1: GV chia nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm. Bước 2 : -Thực hành chơi trò chơi theo nhóm. Bước 3 : -GV gọi một vài HS lên biểu diễn trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét . 4. Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. . Chuẩn bị bài sau:.Bài 63 HS quan sát, thảo luận nhóm. -HS nhận xét,bổ sung Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. HS thảo luận . HS bổ sung HS lắng nghe Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: