Giáo án tuần 11 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 11 - Trần Văn Sáu

Tập đọc

Tiết 21 : Chuyện một khu vườn nhỏ

I. Mục tiêu :

-Luyện đọc :

+ Đọc lưu loát, trôi chảy cả bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật: giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng chậm rãi của ông.

- Hiểu được các từ ngữ trong bài: săm soi, cầu viện, Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .

II. Chuẩn bị : - Anh minh họa bài học SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ( đoạn 2) để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 11 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng 11 năm 200
Tập đọc
Tiết 21 : Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu :
-Luyện đọc :
+ Đọc lưu loát, trôi chảy cả bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật: giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng chậm rãi của ông.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: săm soi, cầu viện, Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
II. Chuẩn bị : - Aûnh minh họa bài học SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ( đoạn 2) để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ : GV nhận xét bài KT định kì đọc hiểu
2.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng. 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- GV gọi HS đọc bài một lượt:
 - GV cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- GV chia đoạn đọc : 3 đoạn :
+ Đoạn 1: Từ đầu loài cây.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  không phải là vườn
+ Đạn 3 : Còn lại
 - Lần đọc1 : HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: rủ rỉ, leo trèo, săm soi, líu ríu, ngọ ngụây,
- Lần đọc 2 HS đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ phần chú thích .
- Lần đọc 3: 3HS đọc toàn bài
- GVđọc diễn cảm toàn bài :
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 3HS đọc
+ Lớp lắng nghe .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1: Cho HS lướt đoạn 1,2 trả lời câu hỏi .
(?) Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
(?) Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? 
=>ý 1:Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu
Đoạn 3: Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại
(?) Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? 
(?) Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình là một khu vườn nhỏ? 
(?) Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?
=>Tình yêu thiên nhiên của bé Thu
-Học sinh nêu nội dung bài.
Nội dung: Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
+ Lớp đọc lướt đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
-Để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công
 + Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.
+ Cây hoa ti-gôn:thích leo trèo, thò râu theo gió nguậy như vòi voi.
+ Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng .. , xòe những lá nâu rõ to)
+ HS đọc lướt và trả lời câu hỏi 
-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
-Bé Thu yêu thiên nhiên.
-Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
+ HS trao đổi và rút nội dung bài. 
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
-Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp theo dõi nhận xét cách đọc .
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai(người dẫn chuyện, Thu và ông)
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- Cho HS thi đọc diễn cảm, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương bạn đọc hay .
+ HS luyện đọc nối tiếp đoạn, lớp lắng nghe nhận xét cách đọc .
+ HS lắng nghe .
+ HS đọc diễn cảm theo nhóm 3
+ Đại diện thi đọc – lớp nhận xét tuyên dương bạn đọc hay .
3. Củng cố- Dặn dò : - Cho HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh học bài và chuẩn bị bài sau “Tiếng vọng”
Toán: 
Tiết 51 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
- Kĩõ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . So sánh các số thập phân – Giải bài toán với các số thập phân.
- Rèn học sinh nắm vững và vận dụng nhanh các tính chất cơ bản của phép cộng. Giải bài tập về số thập phân nhanh, chính xác.
- Bổ trợ: kĩ năng về lời giải cho bài toán
II. Các hoạt động:
1. Bài cũ: Học sinh lần lượt sửa bài 1 phần c,d,3 b,d 
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số TP.
-GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu bài.
-GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần bài tập 
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
-GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên.GV nhận xét
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu bài. Nêu cách làm.
-GV yêu cầu HS làm bài
-GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
-GV nhận xét.
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán = sơ đồ rồi giải. GV hướng dẫn thêm cho HS yếu
-GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng sau đó nhận xét và cho điểm HS .
-1 HS nêu, lớp theo dõi bổ sung ý kiến 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vàovở BT.
 15,32
+ 41,69
 8,44
 65,45
 27,05
+ 9,38
 11,23
 47,66 
a)
-HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện
- HS đọc đề bài, tìm hiểu bài. HS làm bài theo nhóm
Đại điện nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét
a) 4,68+ 6,03 +3,97 b)6,9+8,4+3,1+0,2
=4,68+(6,03+3,97) =(6,9+3,1)+(8,4+0,2)
= 4,68+10 = 10 + 8,6
=14,68 = 18,6
- HS giải thích cách làm của mình
-HS đọc đề bài, 1hs nêu cách làm trước lớp.
-4 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở BT
3,6+ 5,8 > 8,9 7,56< 4,2+3,4
5,7+ 8,9 > 14,5 0,5> 0,08+ 0,4
-HS lần lượt nêu cách so sánh, lớp theo dõi nhận xét,hs cả lớp đổi chéo vở KT lẫn nhau.
-HS đọc đề baì
-1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở BT
Tóm tắt: 28,4m
Ngày đầu : 2,2m
Ngày thứ 2: ?m
Ngày thứ 3: 1,5m 
Đáp số: 91,1m
3. Củng cố- Dặn dò:-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 c,d. Chuẩn bị: “Trừ hai số thập phân”.
Đạo đức: 
Tiết 11 : Thực hành kỹ năng giữa kì 
I.Mục tiêu : 
	Giúp học sinh:
	- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.
	- Học sinh có kĩ năng phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
	`- Học sinh có ý thức vận dụng, thực hành những điều đã học vào đời sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị :Phiếu các câu hỏi, một số tình huống để học sinh xử lý thuộc các chủ đề đã học.
III. Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ : 
 (?) Khi đã là bạn bè chúng ta cần phải cư xử với nhau như thế nào? 
 (?) Em hãy kể những việc đã làm và những điều sẽ làm để có một tình bạn đẹp.
2.Bài mới : GT bài + ghi đầu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua, mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm 1 trong những phiếu câu hỏi Gv đã chuẩn bị sẵn, sau đó thảo luận trong vòng 1 phút, cử đại diện trình bày, nhóm nào trình bày đầy đủ ,lưu loát sẽ thắng.
Câu 1: Học sinh lớp 5 có gì khác với các học sinh lớp dưới trong trường? Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
Câu 2: Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
Câu 3: Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và trong học tập? Vượt khó trong cuộc sống và trong học tập sẽ giúp ta điều gì?
Câu 4: Nêu trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà.
Câu 5: Khi đã là bạn bè chúng ta cần phải cư xử với nhau như thế nào?
+ Đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi.
+ Các nhóm thảo luận theo câu hỏi .
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét 
 Hoạt động 2 : Thực hành kỹ năng
Mt: vận dụng, thực hành những điều đã học vào đời sống hằng ngày
Gv lần lượt nêu các ý kiến, tình huống học sinh bày tỏ ý kiến bằng thẻ.
1)Những việc mà học sinh lớp 5 nên làm:
a/ Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
b/ Nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ.
c/ Buộc các em nhỏ làm theo ý của mình.
d/ Gương mẫu về mọi mặt cho các em lớp dưới noi theo.
2)Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm:
a/ Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốân.
b/ Đã nhận việc rồi nhưng không thích hoặc gặp khó khăn thì bỏ.
c/ Khi làm điều gì sai thì sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa.
d/ Không làm theo những việc xấu.
3)Em có nhận xét gì về các tình huống dưới đây:
a/ Mẹ em bị ốm, em bỏ học để ở nhà chăm sóc mẹ.
b/ Cô giáo cho bài tập quá khó, em nhờ chị làm hộ.
c/ Trời rét và buồn ngủ nhưng em vẫn cố làm xong bài tập mới đi ngủ.
d/ Đi học về mẹ cho phép em sang nhà ngoại chơi, em liền đi ngay dù em có nhiều bài tập.
4)Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lòng nhớ ơn tổ tiên:
a/ Đến ngày giỗ, thì làm giỗ linh đình, mời càng nhiều người càng tốt.
b/ Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên, ông bà vào ngày giỗ, ngày tết.
c/ Suốt ngày thắp hương cho bàn thờ tổ tiên.
d/ Cố gắng h/tập, nghe lời thầy cô, giữ gìn nề nếp của g/đình, dòng họ.
5)Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào:
a/Bao che cho bạn, kẻo thầy cô, cha mẹ phạt bạn.
b/ Mách thầy giáo, cô giáo.
c/ Khuyên ngăn bạn.
d/ Mặc bạn, không quan tâm
+ HS lắng nghe các tình huống, suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng thẻ theo quy ước...
+ Một số HS trình bày lý do chọn lựa. Lớp nhận xét .
Hoạt động 3 : HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề đã học.
 - GV cho một số HS hoặc nhóm HS trình bày .
- Cả lớp trao đổi nhận xét .
- GV tuyên dương những HS đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm 
- Học sinh trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò : - GV nhận xét tiết học .
Thứ ba, ngày tháng 11 năm 200
Chính tả ( Nghe – viết) 
Tiết 11 : Luật bảo vệ môi trường 
phân biệt âm đầu l/ n, âm cuối n/ ng ... ơn.
Mt: Củng cố kiến thức về cách viết đơn
-Cho HS đọc yêu cầu bài đã cho.
-Gv giao việc.
-Đọc các đề bài trong SGK.
-Chọn một trong các đề bài đã đọc.
-Dựa vào yêu cầu của đề bài em chọn để xây dựng một lá đơn.
-GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn lên.
-GV hướng dẫn cách điền vào đơn theo mẫu đã cho. GV phải hướng dẫn cụ thể cách viết ngày, tháng năm, tên lá đơn, nơi nhận đơn. Đặc biệt phần nơi nhận đơn.. nhắc HS căn cứ vào đề bài để chọn ghi tên cơ quan giải quyết nguyện vọng.Phần lí do phải viết gọn, rõ, để làm nổi bật lí do trình bày
-GV gọi 2 HS trình bày miệng đơn.
-GV nhắc HS lựa chọn nội dung để điền cho vừa vào chỗ trống.
-1 Hs đọc to, cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc to mẫu đơn, cả lớp chú ý quan sát mẫu đơn và lắng nghe lời bạn.
-2 HS trình bày miệng, cas3 lớp theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2: Viết đơn
Mt: Viết được một lá đơn đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. 
-GV nhắc HS lưạ chọn nội dung để điền cho vừa vào chỗ trôùng
-Cho HS viết đơn
-Cho HS trình bày đơn
-GV nhận xét và khen những HS viết đơn đúng, trình bày sạch, đẹp
-HS viết đơn
-Một số HS trình bày lá đơn của mình, cả lớp nhận xét.
3.Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn, viết lại vào vở, về nhà tập viết thêm vào một số mẫu đơn khác đã học
Khoa học: 
Tiết 22 : Tre, mây, song
I.Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết : 
-Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song 
-Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song 
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình . 
II.Chuẩn bị : 	
- Hình trang 46;47 SGK. Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song III. Hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra : 
Nêu cách phòng tránh bệnh : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, nhiễm HIV/AIDS ? 
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Công dụng của tre ,mây,song 
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu đọc các thông tin kết hợp với hiểu biết để hoàn thành phiếu học tập . 
GV rút ra kết luận 
-HS đọc các thông tin kết hợp với hiểu biết để hoàn thành phiếu học tập 
Nhóm trưởng cho các bạn quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận để điền vào phiếu học tập : 
Tre
Mây, song
Đặc điểm 
Công dụng 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . 
Hoạt động 2: Cách bảo quản 
-Yêu cầu quan sát các hình 4; 5; 6; 7/47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, xem đồ dùng đó làm từ vật liệu gì .
-Yêu cầu HS thảo luận các câu : 
(?) Kể tên một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song ?
Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó ? 
Kết luận : Tre ,mây ,song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta . Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre ,mây ,song thường được sơn dầu để bảo quản . 
Làm việc theo nhóm 6 -ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng sau : 
Hình 
Tên sản phẩm 
Tên vật liệu 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . 
-HS đọc phần cần biết
3.Củng cố- Dặn dò : Nhận xét tiết học. Về nhà học bài – CB bài sau
Toán
Tiết 55 : Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Nắm và vận dụng được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
-Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: 3HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm ở tiết trước và bài 4. GV nhận xét ghi điểm 
2.Dạy bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên
a)Ví dụ 1: GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán: 
-GV yêu cầu HS tính chu vi của hình tam giác ABC.
(?) Em có nhận xét gì về 3 cạnh tam giác ABC.
(?) Tính tổng 3 cạnh tam giác ABC= cách thực hiện phép cộng: 1,2m +1,2m +1,2m ta còn cách nào khác.
-GV nêu để tính CV tam giác ta thực hiện phép nhân 1,2m x3. Đây là phép nhân 1STP x 1 số tự nhiên.
-Tìm kết quả: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ tìm kết quả 1,2 m x3.
-GV yêu cầu HS nêu cách tính 
(?)1,2m x3 =? m.
- Giới thiệu kĩ thuật tính.
Để tìm kết quả của phép tính 1,2m x3 ta có thể chuyển 1,2m thành dm để tính như số tự nhiên, làm như thế không thuận tiện nên người ta nghĩ ra cách đặt tính và tính : 12 x3 và 1,2 x 3
(?) Hãy so sánh tích 1,2 m x3 ở cả 2 cách.
(?) Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này.
- Trong phép nhân 1,2 x 3 chúng ta đã tách phần TP ở tích như thế nào?
(?) Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần TP của thừa số và của tích.
(?) Hãy nêu cách thực hiện nhân 1 số TP với 1 số tự nhiên.
b)Ví dụ 2: GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2, đặt tính và tính
-GV gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, nêu cách tính của mình.
-GV nhận xét.
c) Ghi nhớ: GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện nhân 1 số TP với 1 số tự nhiên.
-GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
-HS nghe và nêu lại ví dụ.
- 1,2m + 1,2m +1,2m
-3 cạnh tam giác = nhau = 1,2m
- Lấy 1,2m x3
-1,2m = 12dm
12
x3
36dm = 3,6m; vậy 1,2m x3= 3,6m
-Đặt tính, thực hiện x như số N
-Đếm ở PTP của 1,2 có 1 CS, dùng
dấu phẩy tách ra ở tích 1 CS kể từ
 phải sang trái.
1,2
x 3
3,6m
 - Tích bằng nhau.
-Giống về đặt tính và thực hiện tính.
-Khác phép tính có dấu phẩy, 1 phép tính không có dấu phẩy.
-1,2 có 1 chữ số ở PTP, dùng dấu phẩy tách ở tích 1 CS kể từ phải sang trái.
- Các chữ số ở phần TP của của tích = các CS ở PTP của thừa số.
-Nhân như số tự nhiên, đếm xem ở thừa số có bao nhiêu CSTP dùng dấy phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu CS kể từ phải qua trái.
0,46
x12
 92
46
5,52
- HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu đề.
-GV yêu cầu HS tự làm bài, nhận xét bài trên bảng
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm mỗi nhóm 1 bài
-GV gọi HS nhận xét kết quả, GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề, HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc kết quả tính của mình
-GV chữa bài nhận xét, cho điểm.
4,18
 x 5
20,90
 6,8
x 15
 340
 68
102,0
 2,5
 x7
 17,5
- HS đọc đề, 3 HS lên bảng làm bài, HS cả 
lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét, đổi chéo bài nhau để kiểm tra, sửa bài
-1HS đọc đề, HS làm theo nhóm, lên điền kết quả, HS cả lớp làm bài vào vở.
T/số
3,18
8,07
2,389
T/số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,980
-HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán, HS đọc thầm.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT
Đáp số: 170,4 km
3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học dặn HS về làm bài 1c + bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Tính: a) 2,3 x 7 56,02 x 14 1, 234 x 18
Kĩ thuật:
Tiết 11 : Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Nắm cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống ; biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
- Có ý thức giúp đỡ gia đình .
II. Chuẩn bị :- Một số bát, đĩa, nước rửa chén. Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK . Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ : Nêu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đầu bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
-GV yêu cầu hs đọc mục 1, thảo luận nhóm đôi nội dung sau:
(?) Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ?
(?) Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào ?
- Nhận xét, tóm tắt : Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để qua bữa sau hay qua đêm . Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho chúng không bị hoen rỉ .
- Đọc mục 1, nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn .
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
MT : Giúp HS nắm cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
Quan sát hình, đọc mục 2, trả lờicâu hỏi GV nêu:
(?) Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình .
(?)Sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
=> Trước khi rửa, cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch + Không rửa ly uống nước cùng bát, đĩa để tránh mùi hôi cho chúng .
+ Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa .
+ Rửa 2 lần bằng nước sạch; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài .
+ Úùp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ ; có thể phơi khô cho ráo .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát .
Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình .
- Quan sát hình, đọc mục 2, so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
3.Củng cố -Dặn dò :GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ SGK. Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình . Nhận xét tiết học . Dặn HS học thuộc ghi nhớ, đọc trước bài học sau .
Ban giám hiệu duyệt tuần 11 
Ngày ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11 DA CHINH SUA.doc