Giáo án Tuần 16 - Học kỳ 1 Lớp 5

Giáo án Tuần 16 - Học kỳ 1 Lớp 5

Tập đọc

 Thầy thuốc như mẹ hiền

Theo Trần Phương Hạnh

 I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thương Lãn Ông.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.

 - Giáo dục HS học tập tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông

 II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ trang 153

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 39 trang Người đăng nkhien Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 16 - Học kỳ 1 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
	Thầy thuốc như mẹ hiền
Theo Trần Phương Hạnh 
 I. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thương Lãn Ông.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.
 - Giáo dục HS học tập tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trang 153
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ (5p)
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ về ngôi nhà đang xây.
- Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? vì sao
- Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh?
GV: người thầy thuốc đó chính là danh y Lê Hữu Trác, Ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học VN. Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông. Bài tập đọc hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về ông 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài( Đọc giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của HTLÔ)
- GV chia đoạn: 3 Đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV chú sửa lỗi phát âm cho HS
- Yêu cầu HS tìm từ khó đọc
- HS nêu
- GV ghi bảng từ khó 
- Gọi HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HD đọc câu, đoạn khó.
- HS nêu chú giải 
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- 2 nhóm HS thi đọc.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Hải thượng lãn ông là người như thế nào?
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
GV: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người nghèo khổ, ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác.
Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm với nghề với mọi người. Ông còn là một con người cao thượng và không màng danh lợi
Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?
Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Bài văn cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung bài lên bảng
KL: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhận hậu và nhân cách của Hải Thượng lãn ông. Tấm lòng của ông như mẹ hiền. Cả cuộc đời ông không màng danh lợi mà chỉ chăm chỉ làm việc nghĩa. Với ông, công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi. Khí phách và nhân cách cao thượng của ông được muôn đời nhắc đến
 c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp và tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1
+ Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp(3p)
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét cho điểm
 3. Củng cố dặn dò(5p)
* Liên hệ :
- Em học tập đức tính nào của Hải Thượng Lãn Ông?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS nối tiếp đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ một thầy thuốc đang chữa bệnh cho một em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan
- HS đọc thầm bài
* Đoạn 1: Hải Thượng thêm, gạo, củi.
* Đoạn 2: Một lần kháccàng hối hận.
* Đoạn 3: Là thầy thuốc chẳng đổi phương.
- 3 HS đọc nối tiếp 
- HS tìm: nóng nực, Hải Thượng Lãn Ông, mụn mủ, nhân nghĩa, chữa bệnh
- HS đọc từ khó đọc
- 3 HS đọc nối tiếp
* Công danh trước mắt/ trôi như nước 
 Nhân nghĩa trong lòng/ chẳng đổi phương.
- 2HS nêu chú giải(SGK)
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 nhóm HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm đoạn và từng câu hỏi, 1 HS đọc to câu hỏi
+ Hải Thượng Lãn ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận
- HS nghe
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
* Ý nghĩa: Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- 3 HS đọc
- HS tìm từ nhấn giọng: Giàu lòng nhân ái, danh lợi, nặng, nhà nghèo không có tiền, nhỏ hẹp, mụn mủ, ngại khổ, ân cần chăm sóc, không lấy tiền, cho thêm gạo, củi
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3HS thi đọc 
- HS nối tiếp nêu 
Rút kinh nghiệm
	Toán 	Tiết 76
Luyện tập
Mục tiêu Giúp HS :
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
Đồ dùng :
Bảng phụ, bảng nhóm
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới (30p)
2.1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (nhóm)
- Gv viết lên bảng các phép tính :
6% + 15% = 
112,5% - 13% = 
14,2% = 
60% : 5 = 
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để thực hiện 1 phép tính.
- GV cho các nhóm HS phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( Lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài tập cho chúng ta biết những gì?
- Bài toán hỏi gì 
- Tính tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng và kế hoặch cả năm.
- Như vậy đã hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch?
- Em hiểu “Đến hết tháng 9 Hòa An đã thực hiện được 90% kế hoạch” như thế nào?
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được 90% kế hoạch có nghĩa là coi kế hoặch là 100% thì đến hết tháng 9 đạt được 90%.
- Tính tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch.
- Vậy đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoach?
- Em hiểu tỉ số 111,5% kế hoạch như thế nào?
- Tỉ số 117,5% kế hoạch nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì cả năm thực hiện được 117,5%.
- Cả năm nhiều hơn so với kê hoạch là bao nhiêu phần trăm.
- 17,5% chính là số phần trăm vượt mức kế hoạch ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính tỉ số phần trăm của hai số :
a. 8 và 40 ; 8 : 40 = 0,2= 20%
b. 9,25 và 25 ; 9,25 : 25 = 0,37=37%
- HS nghe.
- HS thảo luận.
- 4 nhóm lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp, khi một nhóm phát biểu các nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến, cả lớp thống nhất cách thực hiện các phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS : Bài tập cho biết :
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
- Bài toán hỏi:
Hết tháng 9 : ..... % kế hoạch?
Hết năm : ..... % vượt kế hoạch ....%
- HS tính và nêu : Tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 và kế hoạch cả năm là 18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- Tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch là 23,5 : 20 = 117,5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- 117,5% - 100% = 17,5%.
- HS cả lớp theo dõi GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài toán vào vở như sau:
3. Củng cố – dặn dò(3p)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
	Toán 	Tiết 77
Giải bài toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
Mục tiêu Giúp HS:
- Biết tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng cách tính một số phần trăm của một số để giải bài toán về tìm giá trị của một số phần trăm của một số.
- Giáo dục Hs yêu thích môn học 
Đồ dùng:
Bảng phụ, bảng nhóm
các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30p)
2.1. Giới thiệu bài: Trong giờ học trước về giảI toán về tỉ số phần trăm các em đã biết cách tính số phần trăm của một số, trong giờ học toán này chúng ta sẽ làm bài toán ngược lại, tức là tính một số phần trăm của một số.
2.2. Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm.
a) Ví dụ: Hướng dẫn tính 52,5% của 800.
- GV nêu bài toán ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.
- Em hiểu câu “số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế nào ?
- Cả trường có bao nhiêu học sinh?
- GV ghi lên bảng:
100% : 800 học sinh
1% : ... học sinh?
52,5% : ... học sinh?
- Coi số học sinh toàn trường là 100% thì 1% là mấy học sinh?
- 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh?
- Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
- GV nêu : thông thường hai bước tính trên ta viết gộp lại như sau :
800 : 100 52,5 = 420 (học sinh)
Hoặc 800 52,5 : 100 = 420 (học sinh)
- Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 chúng ta đã làm như thế nào?
b) Bài toán về tìm một số phần trăm của một số
- GV nêu bài toán: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 1 tháng. Tính số tiền lãi sau một tháng.
- Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng nghĩa là nếu gửu 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng.
GV viết lên bảng :
100 đồng lãi : 0,5 đồng
1000 000 đồng lãi: ....đồng ?
- GV yêu cầu HS làm bài :
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
- Để tính 0,5% của 100000 đồng chúng ta làm như thế nào ?
2.3. Luyện tập – thực hành
Bài 1( Lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV gọi HS tóm tắt bài toán
- Làm thế nào để tính được  ... ẺO
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo
	- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 64, 65 và một số đồ vật bằng chất dẻo
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ 
+ Nêu cách sản xuất, tính chất, công dụng của cao su 
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
v Hoạt động 2: Tìm hiểu chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 65 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo
+ Ngày này, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
GV tổ chức cho HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
4. Tổng kết - dặn dò
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Tơ sợi.
Nhận xét tiết học
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
Thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, hoàn chỉnh kết quả:
Hình 1:	Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
Hình 2:	Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
Hình 3: Áo mưa mỏng mềm, không thấm nước 
Hình 4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước.
HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi 
- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các đáp án:
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ
+ Nêu tính chất của chất dẻo là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao
+ Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
+ Các đồ dùng bằng chất dẻo sau khi dùng xong cần được rửa sạch và lau chùi bảo đảm vệ sinh
- Thi đua tiếp sức
- Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, áo, quần, bí tất, dép, keo dán, phủ ngoài bìa sách, dây dù, vải dù,.. 
Khoa học	TUẦN 16
BÀI 32: TƠ SỢI
I. Yêu cầu
	- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi
	- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi
	- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 66, tơ sợi thật
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ
- Câu hỏi: Nêu tính chất, công dụng, cách bảo quản các loại đồ dùng bằng chất dẻo
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi.
GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau, quan sát áo của nhau và kể tên một số loại vải dùng để may áo, quần, chăn, màn
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK trang 66 và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+ Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Các sợi có nguồn gốc thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Ngoài ra còn có loại tơ được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo
v Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
- GV làm thực hành yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét: 
+ Đốt mẫu sợi tơ tự nhiên 
+ Đốt mẫu sợi tơ nhân tạo
-GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro 
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .
v Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm
1. Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Tơ tằm
2. Tơ sợi nhân tạo
- Sợi ni lông
GV nhận xét, thống nhất các kết quả
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
4. Tổng kết - dặn dò
Xem lại bài và học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
Lớp nhận xét.
- Nhiều HS kể tên
Các nhóm quan sát, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh
+Hình1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+Hình2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+Hình3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
+ Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai
+ Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét:
- Các nhóm thực hiện
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả:
+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học
Lịch sử
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I.Mục tiêu:
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. Đồ dùng;
Hình minh hoạ SGK.
Phiếu học tập cho hs. Thông tin thêm về 7 anh hùng trong đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
III. Hoạt động dạy và học.
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2/ 1951)
Hoạt động 2. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên gíơi.
Hoạt động 3. đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
C. Củng cố 
 dặn dò.
Gọi hs trả lời câu hỏi: 
Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Nêu ý nghĩa cuả chiến dịch Biên giới?
Cho hs quan sát hình 1 SGk và nêu nội dung hình và nêu tầm quan trọng của đại hội 
Nêu nhiệm vụ mà đại hội đề ra cho cách mạng. Để thực hiên các nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì?
Cho hs nêu ý kiến trước lớp.
Nghe và thống nhất và kết luận.
Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
Nhiệm vụ: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Cần: Phát triển tính thần yêu nước. Đẩy mạnh thi đua. Chia ruộng đất cho nông dân.
Cho hs thảo luận theo nhóm nhỏ và ghi ý kiến vào phiếu: Nêu sự lớn mạnh về Kinh tế, văn hoá giáo dục.
Tại sao hậu phương lại vững mạnh như vậy?
Tác động của hậu phương đến tiền tuyến?
Cho hs trình bày, nghe và kết luận.
Hậu phương đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm. Các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
Xây dựng được công binh xưởng nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
Hậu phương phát triển vững mạnh chi viện sức người và của cho tiền tuyến để có sức mạnh chiến đấu cao. 
Cho hs đọc và thảo luận: 
Đại hội được tổ chức khi nào? Nhằm mục đích gì? Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?
Kể về chiến công của một trong những anh hùng vừa nêu.
Gọi các nhóm trình bày, nghe và thống nhất ý kiến: 
Đại hội được tổ chức vào 1/5/ 1952. Nhằm tổng kết biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể, cá nhân cho thắng lợi của kháng chiến.
Các anh hùng được bầu chọn là: 
Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh, 
Cho hs đọc bài học 
Tìm hiểu thêm về các anh hùng trên.
Tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
3 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Đọc sgk, quan sát ảnh.
Thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, bổ sung,
Đọc, thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Thống nhất ý kiến.
Đọc và quan sát hình ảnh.
Thảo luận và nêu ý kiến .
Nghe và bổ sung.
Đọc nội dung bài.
Nghe.
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 16
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Uống nước nhớ nguồn
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ
Bảng đăng kí thi đua
Ngôi sao
Phim tự liệu về ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Hình ảnh về hoạt động của các chú bộ đội
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: Hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Giải ô chữ”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các nội dung về ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu phim tư liệu về vài anh hùng quân đội và các hình ảnh về sinh hoạt của các chú bộ đội
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Uống nước nhớ nguồn”
Chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam:
Văn nghệ
Thiệp
Rèn chữ giữ vở
Thi cuối HKI:
Ôn tập tốt để chuẩn bị cho kì thi
Giáo dục môi trường:
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
Giữ lớp học luôn gọn gàng, ngăn nắp
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 16
Cô giáo em
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Giải ô chữ “Quân đội”
Mỗi nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Hs xem phim và tranh
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập tác phong của các chú bộ đội
Hát “Cháu thương chú bộ đội”
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 16.doc