Giáo án Tuần 19 - Học kỳ 2 Lớp 5

Giáo án Tuần 19 - Học kỳ 2 Lớp 5

Toán

 91. DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU:

- Biết tính diện tích hình thang. Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.

BT cần làm: BT1(a) ; BT2 (a.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK. - HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.

2. Kiểm tra(4p): Sự chuẩn bị của hoc sinh.

3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 19 - Học kỳ 2 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19
 Ngày soạn: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
Toán
 91. Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích hình thang. Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
BT cần làm: BT1(a) ; BT2 (a.
II. Đồ dùng dạy học: GV: - Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK. - HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động chủ yếu:
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): Sự chuẩn bị của hoc sinh. 
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang .
- GV nêu vấn đề : Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dắt dẫn để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo.- GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích tam giác ADK ( như trong SGK ).
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.- GV gọi một vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang lên bảng.- Gọi vài HS nhắc lại công thức.
 2. Thực hành :
Bài1(a):Giúp HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.HS tính diện tích của từng hình thang rồi nêu kết quả tìm được.
Bài2(a):HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang vuông.GV yêu cầu HS tự làm phần a). Sau đó đổi bài cho nhau và chấm chéo.- Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá.GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính diẹn tích hình thang vuông trước khi làm phần b).
Bài3(HSkhá G làm thêm):Yêu cầu HS biết vận dụng công thức tính tính diện tích hình thang để giải toán. HS đọc đề bài toán, nêu hướng giải. Bài toán đã cho biết gì ? Ta phải tìm gì ?
+ GV kết luận : Trước hết ta phải tìm chiều cao của hình thang.HS tự làm bài, nêu lời giải, các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS và chữa bài. Đáp số 10 020,01m2.
Toán
Diện tích hình thang
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang .
( S là diện tích hình thang; a,b là độ dài các cạnh đáy; 
h là chiều cao).
2. Bài tập:
Bài1:Tính diện tích hình thang.
a. 50 cm2.
b.78,75cm2.
Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang sau.
a. 32,5 cm2.
b.20 cm2.
Bài 3(làm thêm) : 
giải
Chiều cao của hình thanh là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
( 110 + 90,2) x 100,1:2 = 10020,019 (m2).
 ĐS: 10020,01 m2
4. Củng cố(3p):- 1 em nêu lại qui tắc, công thức tính diện tích hình thang .
5. Dặn dò(1p): - GV dặn HS làm thêm bài tập trong vở BT toán 5 ở nhà.
Tập đọc 
37.Người công dân số một
I.- Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biẹt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê .
 - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở của Nguyễn Tất Thành .Trả lời được các câu hỏi1,2,3(không cần giải thích lí do)
-Skhá giỏiđọc phân vai diễn cảm vở kịch thể hiện được tính cách nhân vật trả lời được câu hỏi 4.
II- Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh chụp bến Nhà Rồng, nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.- Bảng phụ viết sẵn kịch bản hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p) :Sự chuẩn bị của học sinh 
3.Bài mới(30p): a.GV giới thiệu chủ điểm Người công dân, tranh minh họa chủ điểm 
 b. Nội dung: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1. Luyện đọc:Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch .
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch. HS đọc nối tiếp nhau đọc từng phần trong đoạn trích vở kịch . 
+ P1 : Từ đầu vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? 
+ P 2 : Tiếp không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ P 3 : Còn lại Lần1:Đọc kết hợp sửa phát âm.
Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ .,..
Lần 3:Đọc lưu loát GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng sau dấu câu. HS luyện đọc theo cặp.1em đọc bài.GV đọc mẫu.
 GV kết hợp hướng dẫn HS đọc phát hiện thêm những từ các em chưa hiểu, GV giải nghĩa những từ đó.
HĐ2.Tìm hiểu bài:- HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc trong đoạn kịch; suy nghĩ để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
HĐ3. Đọc diễn cảm: GV mời 3 HS đọc đoạn kịck theo cách phân vai. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từ đầu anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+ GV đọc mẫu đoạn kịch. Từng tốp HS luyện đọc phân vai.
+ Một vài cặp HS thi đọc diễn cảm.
Tập đọc
Người công dân số một
I. Luyện đọc :
 - Phắc- tuya, sa- xơ- lu Lô- ba. Phú Lãng Sa
- Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? 
II. Tìm hiểu bài:
1. Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.của anh Thành.
- Chúng ta là đồng bào.Cùng máu đỏ da vàng với nhauanh có nghĩ đến đồng bào không?
- chúng ta là công dân nước Việt.
2.ý nghĩ khác nhau giữa anh Thành và anh Lê.
- vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? 
- Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì
4. Củng cố(3p): - GV hỏi HS về ý nghĩa của trích đoạn kịch.
5. Dặn dò(1p) : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch; chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên; đọc trước hai màn của vở kịch Người công dân số một
 Đạo đức
19. Em yêu quê hương.
I- Mục tiêu:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. 
-Yêu mến tự hào về quê hương mình , mong muốn được góp phần xây dựng qủê hương .
II - Tài liệu và phương tiện: GV: - Giấy, bút màu,- Dây, kẹp, nẹp để treo tranh dùng cho hoạt động 1, tiết 2.- Dây màu dùng cho hoạt động hoạt động 2 tiết 2.
HS: - Các bài hát, bài thơ, nói về tình quê hương.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức(1p). Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ(3p): Hãy giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng ? 
3. Bài mới(30p) : a. Giới thiệu bài:Trực tiếp
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
*MT : HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* TH:- Đọc truyện Cây da làng em, tr. 28, SGK.
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi bổ sung.- GVKL. 
Hoạt động 2 : Làm BT 1, SGK.
*MT : HS nêu được những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương.
* TH:- Yêu cầu HS thảo luận để làm BT 1 theo cặp.
- HS thảo luận.- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
* MT : HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* TH:- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau : 
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?- HS trao đổi.- Một số HS trình bày trước lớp ; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
- GV kết luận và khen một số HS đẫ biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Đạo đức
Em yêu quê hương.
1.Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
KL : Bạn Hà đã góp tiền chữa cho cây da khỏi bệnh . Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
BT 1( SGK):
KL: Trong trường hợp a, b, c, d, e, thể hiện tình yêu quê hương. 
2. Liên hệ :
4.Củng cố(3p): 
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
5. Dặn dò(1p):- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,nói về tình yêu quê hương.
Địa lý
 19.Châu á 
I - Mục tiêu: Biết tên các châu lục, đại dương trên thể giới.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu á ở bắc bán cầu trải dài từ cực bắc tới xích đạo ba phía giáp biển và đại dương.Có DT lớn nhất trong các châu lục. 
- Nêu được một số đặc điểm về khí hậu, địa hình của châu á.Châu ă có nhiều đới khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới, Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí giới hạn địa lí châu á,đọc tên, chỉ vị trí một số tên dãy núi vsf cao nguyên lớn ở châu á . 
II- Đồ dùng dạy học: 
 Bảng đồ tự nhiên châu á.Quả địa cầu.Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học.
2. Kiểm tra(4p): kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới(30p): a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
a. Vị trí địa lí và giới hạn
HĐ1: Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh quan sát hình 1 và tả lời câu hỏi:
+ Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương.
+ Vị trí, giới hạn châu á.
- Các nhóm báo cáo kết quả kết hợp chỉ bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: sách giáo khoa 
HĐ 2: Hoạt động nhóm theo tổ.
- Học sinh dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu và câu hỏi sách giáo khoa để nhận biết châu á códiện tích lớn nhất thế giới.
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp, giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận : sách giáo khoa 
b . Đặc điểm tự nhiên
HĐ 3: Cá nhân
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 , sử dụng phần chú giải để nhận biết các khu vực được ghi tên lược đồ.
- Học sinh nêu tên theo kí hiệu a,b,c,d,đ của hình 2 ,tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3.
- Học sinh trả lời. Học sinh yếu nhắc lại. Giáo viên chốt ý.
* Kết luận : Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên.
HĐ 4: Nhận biết ký hiệu:
- Sử dụng hình 3 , nhận biết các kí hiệu núi, đồng bằng.
- Các nhóm thảo luận trong 3’.
- Báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung. GV NXbổ xung.
Địa lý
Châu á
1. Vị trí địa lí và giới hạn
- Châu á nằm ở bán cầu bắc,có 3 phía giáp biển và đại dương.
- Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên TG.
2 . Đặc điểm tự nhiên:
- Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên.
- Có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi, cao nguyên chiếm phần lớn diện tích .
4. Củng cố(4p): Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò(1p):- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau: Châu á (tiếp theo).
Ngày soạn: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Toán 
92. Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích hình thang. Bài tập cần làm: BT1 ; BT ... ột nhiệm vụ của bài học.
N1 : Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch ĐBP ?HS sử dụng lược đồ, thuật lại diễn biến của chiến dịch ĐBP, sau đó tóm tắt và nhớ được 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch Điện Bỉên Phủ: Nhóm 2 : Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ĐBP.GV gợi ý : Chiến thắng lịch sử ĐBP có thể ví như chiến thắng nào trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta mà các em đã được học ở lớp 4 ? HS trả lời- GV kết luận.
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
1. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp.
- thu hút, tiêu diệt toàn bộ bộ đội chủ lực của ta.
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- + Đợt 1, bắt đầu từ ngày 13-3 .
+ Đợt 2, bắt đầu từ ngày 30-3.
+ Đợt 3, bắt đầu từ ngày 1-5 và đến ngày 7-5 thì kết thúc thắng lợi .
4. Củng cố, dặn dò: GV cho HS quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch ĐBP.HS có thể đọc một số câu thơ về chiến thắng ĐBP hoặc nêu tên một bài hát tiêu biểu về ĐBP. 
Mĩ thuật
19.Vẽ tranh: Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I - Mục tiêu:
- Hiểu đề tài ngày tết, lễ hội mùa xuân .
- Biết cách vẽ tranh tài ngày tết, lễ hội mùa xuân .
- Vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội, mùa xuân. HSKG biết sắp xếp hình vẽ cân đói, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.	
II- Đồ dùng dạy học:
- GV:- Một số tranh mẫu về chủ đề; HS: vở vẽ, màu
- HS: Vở tập vẽ, dụng cụ học tập.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Dạy học bài mới(30p):
 a. Giới thiệu bài: Cho hs xem tranh ,ảnh về ngày tết, lễ hội ở địa phương.
 b. Các hoat động:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1. Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu về ngày tết - Không khí ngày tết, lễ hội mùa xuân? - Những hoạt động trong những ngày đó?
- Những hình ảnh, màu sắc ? - Gợi ý hs kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.
HĐ 2. Cách vẽ:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về chủ đẽ đã chuẩn bị.
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
(cảnh vườn hoa, chợ hoa ngày tết , hoạt động chúc tết ông bà, trang trí nhà cửa, gói bánh chưng, những hoạt động lễ hội : tế lễ, rước rồng, chọi gà, đâm trâu)
- Hình ảnh phụ của bức tranh?( nhà cửa, đình chùa)
- Màu chính trong tranh?( tươi sáng, rực rỡ)
- Nhận xét về cách bố cục, sắp xếp các hình mảng.
HĐ 3. Thực hành:
- Học sinh tự chọn nội dung và vẽ.
- (Chú ý vẽ người, vật sao cho hợp lý, vẽ được các dáng hoạt động, khuyến khích màu sắc tươI sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui tươi.)
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
HĐ 4 . nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét:
- Hình ảnh chính phù hợp nd đề tài chưa?
- Hình ảnh phụ hợp lý , sinh động chơa?
- Màu chính thể hiện không khí ngày tết chưa?
- HS NX xếp loại theo cảm nhận riêng- GV tổng kết , chọn bài vẽ đẹp.
 Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
1. Tìm, chọn nội dung đề tài:
2. Cách vẽ:
- Hình ảnh chính
- Hình ảnh phụ
- Màu chính
3. Thực hành:
4.Củng cố(4p): GV nêu lại nội dung bài học
5. Dặn dò(1p): Nhận xét chung tiết học.- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. 
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7tháng 1 năm 2011 	Toán 
 95. Chu vi hình tròn
I - Mục tiêu: - Biết quy tắc, tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. BT cần làm: BT1(a,b) ; BT2(c) ; BT3.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài.
- HS: Com pa. thước kẻ.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Chữa bài tập 
3. Dạy học bài mới(30p):
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Các hoạt động:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
HĐ1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính chu vi hình tròn như sách giáo khoa .
- Tính chu vi hình tròn có mấy cách tính?.
- Học sinh vận dụng công thức qua 2 ví dụ.
HĐ2. Thực hành:
Bài 1(a,b) :
 - Nêu yêu cầu bài tập .
- Học sinh tự làm bài .
- Chữa bài trên bảng lớp .
- Học sinh yếu nhắc lại .
Bài 2(c) : Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Học sinh tự làm bài .
- Chữa bài trên bảng lớp .
- Học sinh yếu nhắc lại .
Bài 3 :
- Học sinh cả lớp làm bài .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng công thức trong việc giải các bài toán thực tế.
- Chữa bàin trên bảng lớp.
- Giáo viên giúp học sinh yếu.
- Giáo viên chốt lại ý đúng. 
Toán
 Chu vi hình tròn
1.Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn:
 C = d x 3,14
C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn.
Hoặc : 
 C = r x 2 x 3,14
C là chu vi hình tròn, r là bán kính.
VD1: Tính chu vi hình tròn có đường kính 6 cm.
 C = 3 x 3,14 = 18,84 ( cm).
VD2: Tính chu vi hình tròn có bán kính 5 cm.
C = 5 x2 x 3,14 = 31,4 ( cm)
2.Thực hành:
Bài1:Tính chu vi hình tròn có đường kính d.
a. 18,84 cm
b. 7,85 cm.
c. 2,512 cm. ( HS làm thêm)
Bài 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r
c. 0,785 cm.
Bài3: Chu vi bánh xe là:
 0,75 x 3,14 = 2,355 (m).
 ĐS: 2,355 m.
4. Củng cố- dặn dò(4p):
 Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Chính tả 
 19.Nghe- viết: Nhà yêu nước nguyễn trung trực
I - Mục tiêu: -Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm được BT2 ;BT3(a/b).
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài.
- HS: Vở bài tập TV5- tập2
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 
2. Kiểm tra bài cũ(4p):
- Học sinh viết các từ ngữ theo yêu cầu BT3a hoặc 3b, tiết 18.
3. Dạy học bài mới(30p): a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1.Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
- Học sinh đọc đoạn viết .
- Nội dung đoạn văn ?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.
- Tìm một số từ dễ viết sai, các câu đối thoại, câu cảm, câu hỏi.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung .
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập2:
- GV nêu y/c bài tập 2. Nhắc HS ghi nhớ
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
Bài 3:
Chọn 3a hoặc 3b (Cách tiến hành tương tự bài 2).
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài theo nhóm tổ.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
 - Giáo viên chốt lại ý đúng.
Chính tả
Nghe- viết: Nhà yêu nước nguyễn trung trực
1. Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
2. Bài tập:
Bài tập2: 
Giải đáp.
 Giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng ngọt.
Bài tập 3: 
Giải đáp
a. ra, giải, già, dành
b. hồng, ngọc trong
 trong, rộng.
4. Củng cố(4p): GV lưu ý HS khi viết các từ dễ lẫn.
5. Dặn dò(1p): Giáo viên nhận xét tiết học.Dặn luyện viết lại cho đúng, đẹp.
Tập làm văn
38.luyện tập tả người
( dựng đoạn kết bài)
I - Mục tiêu: - Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng qua hai đoạn kết bài trog SGK BT1.
- Viết đươc hai đoạn kết bài theo yêu cầu BT2. 
- HSKg làm được BT3(tự nghĩ đề bài viết đoạn kết bài)
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: - Bảng phụ ghi 2 kiểu kết bài.
- HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 
2. Kiểm tra bài cũ(3p): mở bài cần trả lời các câu hỏigì?
3. Dạy học bài mới(30p):
 a. Giới thiệu bài: HS nhắc lại hai kiểu mở bài đã học.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
Bài tập 1: - Học sinh đọc nội dung.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: Chỉ ra sự khác nhau của 2 kết bài?
- Giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
Bài tập 2:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS hiểu y/c bài: 
- Chọn đề văn để viết đoạn kết bài (trong 4 đề đã cho) . Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, có tình cảm, hiểu biết về người đó.
- Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn kết bài 
- Viết hai đoạn kết bài cho đề văn đẫ chọn ( cần viết 1 đoạn theo kiểu không mở rộng, 1 đoạn theo kiểu mở rộng: - Vài em nói tên đề bài em đã chọn. 
- Học sinh yếu nhắc lạicách làm.
- Học sinh tự viết đoạn văn.
- Trình bày trên lớp 
– Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu không mở rộng, hoặc mở rộng 
Lớp nghe- nhận xét ,bổ sung hoàn thiện các đoạn kết bài. 
Tập làm văn
38.luyện tập tả người
( dựng đoạn kết bài)
Bài tập 1:
a.KB theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh t/c với người được tả.
b. KB theo kiểu mở rộng:
Sau khi tả bác nông dân, nói lên t/c với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
Bài tập 2:
4. Củng cố(4p): Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò(1p): - Yêu cầu một số học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.Chuẩn bị bài sau viết bài văn tả người.
Khoa học
38. Sự biến đổi hoá học
I - Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài. ống nghiệm, đèn cồn,Đường kính.
- HS: Vở bài tập TV5- tập2
III- Các hoạt động- dạy học:
1. ổn định tổ chức(1p): Chuẩn bị tiết học. 
2. Kiểm tra bài cũ(4p) : - Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?
3. Dạy học bài mới(30p):
 a. Giới thiệu bài:Trực tiếp.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. HĐ 1:Thí nghiệm.
- MT: SGV Trang136. 
- TH:
 B1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng diều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận câu hỏi trong sách giáo khoa – ghi k/q vào phiếu học tập.
B2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên hỏi: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác gọi là gì?Sự biến đổi hoá học là gì?
* Kết luận : Sách giáo khoa 
2.HĐ2. Thảo luận:
- MT: SGV Trang 138.
- TH:Hoạt động nhóm.
B 1: - Quan sát các hình sách giáo khoa và thảo luậnn câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa 
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn KL như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn KL như vậy?
B 2: - Làm việc cả lớp.- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
* Kết luận: sách giáo khoa 
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
TN1: Đốt 1 tờ giấy
TN2: Chưng đường trên ngọn lửa 
Phiếu học tập
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giảithích hiện tượng
KL: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi lạư biến đổi hoá học.Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hình
ND từng hình
Biến đổi
Giải thích
KL: SGV Trang 139.
4. Củng cố- dặn dò(5p): - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
Nhận xét, ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc