Giáo án tuần 21 khối 5

Giáo án tuần 21 khối 5

Tập đọc TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I-MỤC TIÊU :

 1 -Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

 2-Hiểu ý nghĩa bài học : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 21 khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:	 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Tập đọc TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I-MỤC TIÊU :
 1 -Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
 2-Hiểu ý nghĩa bài học : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS (đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng + trả lời câu hỏi)
-HS đọc đoạn 1 + 2 và trả lời câu hỏi 2/SGK
-GV nhận xét + cho điểm. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luyện đọc 
-GV đưa tranh vẽ lên vừa chỉ tranh vừa giới thiệu : Tranh vẻ ông Giang Văn Minh.
-HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu của GV.
*Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
-2 HS đọc nối tiếp bài văn. 
-GV chia đoạn : 4 đoạn 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “... hỏi cho ra nhẽ.”
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến “...đền mạng Liễu Thăng”
+ Đoạn 3 : Tiếp theo đến “...ám hại ông.” 
+ Đoạn 4 : còn lại 
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp
-HS nối tiếp nhau đọc.
-Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn. 
-Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ và đọc chú giải.
*Cho HS đọc trong nhóm 
-HS chia nhóm 4
-Cho HS đọc cả bài.
-1 -> 2 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
*GV đọc diễn cảm bài văn. 
3-Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 + 2 
-Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. 
H : Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng ?“
-Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...
* Đoạn 3 + 4 
-Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi 
-Lớp đọc thầm. 
H : Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh 
H : Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
-2 HS nhắc lại cuộc đối đáp. 
-Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông 
H : Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? 
-Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. 
4-Đọc diễn cảm 
-Cho 1 nhóm đọc phân vai.
-5 HS đọc phân vai 
-GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc. 
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-Cho HS thi đọc. 
-HS thi đọc phân vai. 
-GV nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay.
-Lớp nhận xét. 
5-Củng cố, dặn dò 
H : Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện 
-GV nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà kể câu chuyện này cho người thân
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I/Mục tiêu: Giúp HS::- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo các hình đã học.
II/Chuẩn bị: * HS: chuẩn bị bảng con. 
 *GV: chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt đông của GV
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra: GV chuẩn bị biểu đồ hình quạt và yêu cầu HS nêu số liệu ghi trên biểu đồ, tính số liệu đó.
B-Bài mới: Luyện tập về tính diện tích
1.Giới thiệu cách tính diện tích một hình
*GVHDHS theo SGK-trang 103.
2.Thực hành
*Bài 1/104: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ sau:
Có thể chia hình đã cho thành hai hình chũ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
3,5m
3,5m
6,5m
3,5m
4,2m
1
2
 trên).
C- Củng cố-Dặn dò: 
*Ôn: Công thức tính diện tích các hình
-Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Luyện tập về tính diện tích (tt). 
HS bảng, trên giấy.
HS mở sách.
-Nhóm đôi .
HS trả lời, làm vở.
Diện tích hình CN (1):
(3,5 x 2 + 4,2) x 3,5 = 39,2(m2)
Diện tích hình CN (2):
4,2 x 6,5 = 27,3(m2)
Diện tích cả 2 hình CN :
39,2 + 27,3 = 66,5(m2)
Đáp số : 66,5m2
Lắng nghe và thực hiện. 
Chính tả
Nghe -viết : TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I-MỤC TIÊU : 
 -Viết đúng bài Chính tả ( Nghe – viết) : trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 -Làm được BT (2) a/b, hoặc (3) a/b, hoặc BT chương trình phương ngữ do GV soạn.
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
 -Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có) 
 -Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ. 
-Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết những từ ngữ có âm chính o, ô. 
-2 HS lên viết trên bảng lớp. 
VD : trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ Tổ. 
-GV nhận xét + cho điểm. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe viết một đoạn trí dũng song toàn. 
2-Viết chính tả 
* HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả 
-Gọi HS đọc bài chính tả.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
H : Đoạn chính tả kể về điều gì ? 
Hướng dẫn viết từ khó : linh cửu, nhục mệnh vua
-Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. 
* HĐ2 : HS viết chính tả 
-Gv đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu để HS viết (đọc 2 lần)
-HS viết chính tả. 
* HĐ 3 : Chấm, chữa bài 
-GV đọc bài chính tả một lượt 
-HS tự soát lỗi. 
-GV chấm 5 -7 bài.
-HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. 
-GV nhận xét chung. 
3-Làm BT 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
-GV nhấn mạnh lại yêu cầu đề 
-Cho HS làm bài. GV dán ba tờ phiếu đã chuẩn bị trước BT. 
-3 HS lên làm bài vào phiếu, lớp làm vở nháp 
-Cho HS trình bày kết quả bài làm. 
-Một số HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được. 
-GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng.
-Lớp nhận xét. 
a/ Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi : để dành, dành dụm, rành, rành rẽ, cái giành. 
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT 3
a/ Cho HS đọc yêu cầu và đọc bài thơ
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. 
-GV nhấn mạnh yêu cầu đề 
-Cho HS làm bài. GV hướng dẫn cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức (GV dán lên bảng phiếu đã photo bài thơ) 
-HS làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS lần lưuợt lên điền âm đầu vào chỗ trống thích hợp. 
-GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng.
-Lớp nhận xét kết quả. 
4-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió 
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I-MỤC TIÊU : 
 -Làm được BT1,2
 -Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
 -Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai . -Bút dạ + một số tờ giấy khổ to. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 3 HS : Cho HS làm lại 3 BT (Phần luyện tập) ở tiết Luyện từ và câu trước.
-HS 1 làm lại BT 1
-HS 2 làm lại BT 2 
-GV nhận xét + cho điểm.
-HS 3 làm lại BT 3 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về chủ điểm Công dân
-HS lắng nghe. 
2-Làm BT 
* HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
-GV giao việc :
+ Đọc lại các từ đã cho.
+ Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ để tạo thành cụm từ có nghĩa. 
-Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 3 HS 
-3 HS làm bài vào phiếu 
-HS còn lại làm bài cá nhân (làm vào vở BT)
-Cho HS trình bày kết quả. 
-3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp. 
-GV nhận xét và chốt lại những cụm từ HS đã ghép đúng.
-Lớp nhận xét. 
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT 2 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc nghĩa đã cho ở cột A, đọc các từ đã cho ở cột B.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
-GV giao việc :
+ Các em đọc thầm lại nghĩa.
+ Nối nghĩa ở cột A với từ ở cột B tương ứng.
-Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã kẻ sẵn cột A, cột B.
-3 HS lên làm vào phiếu. HS còn lại dùng bút chì nối trong SGK.
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên lớp. 
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm BT 3 
-Cho HS đọc yêu cầu BT 
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
-GV giao việc : 
+ Đọc lại câu nói của Bác với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. 
+ Dựa vào nội dung câu nói để viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. 
-HS làm việc cá nhân. 
-Cho HS trình bày kết quả. 
-Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết. 
-GV nhận xét về hai mặt : Đoạn văn viết đúng yêu cầu và viết hay + khen những HS làm bài tốt.
-Lớp nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học. 
-HS lắng nghe. 
-Dặn HS ghi nhớ những từ mới học để sử dụng tốt trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày. 
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tt)
I/Mục tiêu: - Giúp HS: Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học.
II/Chuẩn bị: * HS: chuẩn bị bảng con. 
 *GV: chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:+Nêu qui tắc tính diện tích hình thang, hình tam giác, hình chữ nhật.
B.Bài mới: Luyện tập về tính diện tích.
1.Giới thiệu cách tính
GVHDHS theo SGK-trang 104 và 105.
2.Thực hành
A
B
C
D
G
E
Bài 1/105: Tính diện tích mảnh đất có dạng như hình vẽ sau: 
AD = 63m 
AE = 84m 
BE = 28m
GC = 30m
HD: Để tính diện tích của
của hình bên, ta phải 
 tính diện tích của các hình 
AEGD, AEB, BGC.
 Đáp số: 7833m2
Bài 2: Luyện thêm cho HS (K,G)
Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây, biết:
C
D
M
N
A
B
 BM = 20,8m
 CN = 38m
 AM = 24,5m
 MN = 37,4m
 ND = 25,3m
HD: Muốn tính được diện tích của hình trên, ta phải tính diện tích các hình AMB, MNCB, CND. 
Đáp số: 480,7m2
C. Củng cố - dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
 Ôn: Công thức các hình đã học.
 Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
HS làm trên bảng, trên giấy.
HS mở sách.
HS đôi bạn.
HS trả lời, làm vở.
HS làm bài nhóm nhỏ.
Lắng nghe và thực hiện. 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I-MỤC TIÊU : 
 -Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biét ơn các thương binh, liệt sĩ.
II-ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : 
 -Bảng lớp viết đề bài. -Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A-Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS
Yêu cầu HS kể câu chuyện theo nội dung đã học của tiết trước
-2 HS lần lượt kể 
-GV nhận xét, cho điểm. 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
Hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn cùng nghe một câu chuyện mà các em đã chứng kiến hoặc tham gia.
-HS lắng nghe. 
2-Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. 
-Cho HS đọc đề bài 
-1 HS đọc cả 3 đề bài, các HS khác lắng nghe. 
-GV viết cả 3 đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong từng đề bài. 
-Cho HS đọc gợi ý. 
-3 HS lần lượt đọc gợi ý trong  ... đọc thầm.
HĐ 4 : Phần Luyện tập : 14-15'
Bài 1 :
2 HS nối tiếp đọc nộ dung BT1, 
HS làm vào vở bài tập, khoanh tròn vào QHT và cặp QHT, gạch 1 gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả.
Cho HS làm bài vào phiếu + cho HS trình bày
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- 3HS làm bài vào phiếu
- Bài 2 :
HS đọc to yêu cầu của BT.
2HS giỏi làm mẫu: 
+ Tôi phải băm bèo thái khoai vì...
+ Bởi gia đình nghèo nên chú phải bỏ học.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Bài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu BT
Viết 2 câu lên bảng.Gọi 2HS lên điền căp QHT.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
HS làm bài + trình bày 
 Gọi HSKG giải thích vì sao chọn cặp QHT đó ?
+ Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
+Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 - Nhận xét + chốt lại ý đúng
- Bài 4 : (Như BT3)
- Lớp nhận xét 
* Dành cho HSKG
- HS làm vào vở bài tập Tiếng việt
- Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm 
3.Củng cố, dặn dò : 1-2'
- Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập 
HS lắng nghe
Toán:
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/Mục tiêu:Giúp HS: 
 +Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 +Nhận biết được các đồ vật trong thực tiển có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 +Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan. 
II/Chuẩn bị: * HS: chuẩn bị bảng con. 
 *GV: chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:
Cho hình tam giác có diện tích 12cm2 và đáy 6cm.Tính chiều cao của tam giác đó?
B.Bài mới: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
1.Giới thiệu hình hộp chữ nhật.
*GVHDHS theo SGK-trang 107.
2.Giới thiệu hình lập phương.
GVHDHS theo SGK-trang 108.
*Thực hành:	
Bài 1/108: Viết số thích hợp vào ô trống:
GV yêu cầu HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, GV tổng kết chung bài làm của HS.
Bài 2/108: Luyện thêm cho HS khá, giỏi
Yêu cầu HS chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật.
GV yêu cầu HS tự làm bài nêu kết quả,HS nhận xét, GV đánh giá chung
 A B
C
 D D 
M
 N N 
 Q P 
 P AB=NM=QP=DC 
 AD=MQ=BC=NP
 AM=DQ=CP=BN
b)HD tiến hành tương tự câu a.
 SMNPQ=18cm2; SABNM=24cm2, SBCPN= 12cm2
Bài 3/108:
GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
GV yêu cầu HS giải thích kết quả.
C. Củng cố-Dặn dò:Ôn: Hình hộp CN. Hình lập phương.
Chuẩn bị bài: Diện tíchxq và tp-HHCN.
HS làm trên bảng, trên giấy.
HS mở sách.
HS trả lời, làm vở.
HS trả lời, làm vở.
HS trả lời.
HS thực hiện.
HS nhóm nhỏ
Lắng nghe và thực hiện. 
Luyện Toán
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/Mục tiêu:Giúp HS: 
 +Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 +Nhận biết được các đồ vật trong thực tiển có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
+Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan. 
II.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Hướng dẫn HS luyện tập: VBT
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Cho HS làm bài VBT
-GV hướng dẫn chữa BT
Bài 2: A B
C
 D
M
 N
 Q P 
B.Củng cố - Dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
-1HS làm bài trên bảng, lớp làm VBT
a)Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
b)Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.
-HS làm việc cá nhân
DQ= AM= BN = CP
AB = MN = DC = QP
AD =BC = MQ = NP
Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU:
Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai thác được, hai bảng phụ vẽ sẵn có các hình khai triển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2: HD HS hình thành khái niệm về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN : 12-14'
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK.
- HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- GV nêu bài toán về tính diện tích của các mặt xung quanh 
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
GV nhận xét, kết luận.
 - HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể. 
.
- HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK và nêu lời giải bài toán.
Sxq = (a + b) x 2 x h
Stp = Sxq + a x b x 2
- HS phát biểu qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
HĐ 3 : Thực hành : 13-14'
Bài 1: 
Bài 1: HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
 S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 dm2
 S tp = 54 + 5 x 4 x 2 = 94 dm2
Bài 2:Luyện thêm cho HS K,G 
HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
Bài 2: Dành cho HSKG 
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán:
Bài giải:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2
3. Củng cố dặn dò : 1-2'
- Xem trước bài Luyện tập.
TẬP LÀM VĂN
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
MỤC TIÊU:
 - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả ; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
 - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5'
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm 
1HS đọc lại chương trình hoạt động làm ở tiết trước 
2.Bài mới 
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1'
HS lắng nghe
HĐ 2: Nhận xét chung về kết quả của cả lớp: 5-6'
Đưa bảng phụ viết 3 đề của tiết trước
Nhận xét chung kết quả của cả lớp
+ ưu điêm: xác định đề, bố cục,diễn đạt...
-Thông báo điểm cho HS : 2'
-1 HS đọc to lại 3 đề bài ,lớp đọc thầm
- Lắng nghe
 HĐ 3: HD HS chữa lỗi chung : 4-5'
Đưa bảng phụ ghi sẵn các loại lỗi HS mắc phải 
Trả bài cho HS
Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ 
Nhận xét + chữa lại những lỗi HS chữa sai
- HD HS chữa lỗi trong bài : 4-5'
Cho HS đổi vở sửa lỗi
Theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay : 2-3'
Đọc những đoạn văn, bài văn hay
- Quan sát
Nhận bài, xem lại các lỗi 
HS chữa lỗi trên bảng phụ 
Lớp nhận xét 
-Đổi VB tập cho nhau sửa lỗi 
3,Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét tiết học + khen những HS làm tốt 
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về viết lại.
HS lắng nghe 
HS thực hiện
Luyện Tiếng việt
TẬP LÀM VĂN : TẢ NGƯỜI
I.Mục tiêu: Luyện cho HS viết đoạn văn hay hơn tả ngoại hình hoặc tả tính tình, hoạt động của người được tả trong tiết trả bài văn tả người.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Hướng dẫn HS luyện tập:
-cho HS viết đoạn văn hay hơn tả ngoại hình hoặc tả tính tình, hoạt động của người được tả trong tiết trả bài văn tả người.
Chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại 
3,Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét tiết học + khen những HS làm tốt 
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về viết lại.
-Tự chọn 1 đoạn văn của mình và viết lại + đọc đoạn vừa viết 
-1HS làm bài trên bảng , lớp làm VBT
HS lắng nghe 
HS thực hiện
Ngoài giờ lên lớp:
THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐẤT N ƯỚC
I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp hs: 
 - Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ 19. 
 - Biết ơn tổ tiên cha anh, các anh em dân tộc đã có công dựng và giữ nước. 
 - Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
II/Nội dung và hình thức hoạt động: 
Nội dung: 
- Các câu chuyện lịch sử của nước ta từ thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đển nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ . 
 - Ý nghĩa của các câu chuyện đó. 
Hình thức hoạt động: 
Các tổ thi kể chuyện 
III/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện : 
- Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của nước ta thời kì
 b. Tổ chức: 
 GVCN nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện để dự thi.
 Liên hệ với giáo viên lịch sử cố vấn hem về nội dung. 
 - DCT: Lớp trưởng 
 - BGK: Mỗi tổ cử 1 em
 - Mỗi tổ chuẩn bị 2-3 câu chuyện lịch sử. 
 - Lớp trưởng : viết nội dung câu hỏi và đáp án
 - Tổ 1 trang trí sắp xếp bàn ghế 
IV/ Tiến hành hoạt động:
 - Hát tập thể “chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
 - DCT Tuyên bố lí do:
 - DCT giới thiệu đại biểu .
 - Mời BGK và thư kí lên làm việc .
 - Giới thiệu chương trình : gồm hai phần :
 1. Thi kể chuyện giữa các tổ 
 - DCT : Mời lần lượt đại diện tổ lên kể chuyện . BGK cho điểm. Điểm của tổ bằng điểm của các thành viên trong tổ cộng lại
 2. Văn nghệ
 - Học sinh xung phong hát những bài hát có cùng nội dung
V/ Kết thúc hoạt động :
 - Công bố kết quả thi giữa các tổ 
DCT : tổng kết hoạt động , cảm ơn cố vấn chương trình và công bố kết thúc .
***************************************
SINH HOẠT LỚP
I.Ổn định tổ chức: Bắt bài hát tập thể
II.Đánh giá tình hình học tập trong tuần qua:
Các tổ trưởng nhân xét trong tổ.
Lớp phó lao động nhận xét về lao động vệ sinh
Lớp phó văn thể mỹ nhận xét
Lớp kỉ luật nhận xét về nề nếp lớp
Lớp phó học tập nhận xét về việc học tập của các bạn trong lớp.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung
Ý kiến của các thành viên trong lớp
GV nhận xét chung:
+ Nề nếp học tập tốt, chất lượng học tập chưa cao, một số em có ý thức tự giác học tập , cần rèn chữ viết
+ Một số em bảo quản sách vở chưa tốt
+ Tổ trực tốt.
III.Bình chọn: Tổ chức bình chọn cá nhân tổ có thành tích xuất sắc
IV. Triển khai kế hoạch tuần đến:
-Duy trì nề nếp lớp, vệ sinh trường lớp
-Duy trì nề nếp học tập
-Múa hát tập thể các bài hát qui định.
-Tổng kết các hoạt động trong tháng.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 P Tuan 21 cktkn.doc