Giáo án tuần 22 chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án tuần 22 chuẩn kiến thức kỹ năng

TẬP ĐỌC

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. MỤC TIÊU:

-Đọc lưu loát, rành mạch; biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng phụ. Tranh ảnh về những làng ven biển (nếu có).

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 22 chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
MỤC TIÊU:
-Đọc lưu loát, rành mạch; biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. 
ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ. Tranh ảnh về những làng ven biển (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS
HS đọc + trả lời câu hỏi 
 2. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV chia 4 đoạn
- 2 HS nối tiếp nhau đọc cả bài
- Dùng bút chì đánh dấu
- 4 HS đọc nối tiếp ( 2Lần) 
- HS luyện đọc từ khó đọc 
+ Đọc đoạn + đọc từ khó :vàng lưới, lưới đáy, dân chài.
+ Đọc chú giải+giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm bài văn
 - HS đọc theo cặp 
1 ® 2 HS đọc cả bài 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
Đoạn 1: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào?
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Ba thế hệ: Nhụ, bố bạn, ông bạn.
- Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
- Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng xã 
Đoạn 2: 
 + Theo bố Nhụ, việc lập làng mới có lợi gì? 
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dày, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước của dân chài.
Đoạn 3 + 4: 
+ Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Ông bước ra võng, ngồi xuống,vặn mình, 2 má phập phồng như người xúc miệng khan.Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy nghĩ...
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- HSKG trả lời : Nhụ đi, cả nhà sẽ đi.Một làng...Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
Ghi đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc
HS luyện đọc 
Cho HS thi đọc đoạn.
- GV nhận xét 
HS thi đọc
- Lớp nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
 HS nhắc lại ý nghĩa của bài học
TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN
- Vận dụng để giải một số bài tập đơn giản.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ 
2.Bài mới 
Hoạt động 1 : Thực hành 
- HS nhắc lại công thức và làm BT 1
Bài 1: 
- HS tự làm bài tập theo công thức tính diện tích. 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, sau đó nghe GV kết luận.
a. Đổi 1,5m = 15 dm
 Sxq = (25 + 15) x 2 x 18 = 1460 m2
Bài 2: GV lưu ý HS : Thùng không có nắp nên chỉ cần sơn 5 mặt
Đổi : 1,5m = 15dm
 0,6m = 6dm
HS đọc đề, nêu cách tính rồi tự làm bài. 
Giải :
Diện tích xung quanh của cái thùng là :
(15 + 6) x 2 x 8 = 336 (dm2)
Diện tích của cái đáy thùng là :
15 x 6 = 90 (dm2)
Diện tích cần quét sơn là :
336 + 90 = 420 (dm2)
Bài 3:
Dành cho HSKG
- GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho (a, b, c, d). GV đánh giá bài làm của HS.
a) Đ b) S c) S d) Đ
Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau
ĐẠO ĐỨC 	 
 UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, XÃ (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: 
Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã ((phường) đối với cộng đồng.
Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã ((phường) đối với trẻ em trên địa phương. Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
 - Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. CHUẨN BỊ: 
GV: SGK Đạo đức 5
HS: SGK Đạo đức 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 
2. Bài cũ
Đọc ghi nhớ
3. Giới thiệu bài mới: “UBND phường, xã (Tiết 2).”
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Giao nhiệm vụ cho học sinh.
® Kết luận: Tình huống a, b, c là nên làm .
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 4/ SGK.
Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài tập. Có thể nêu gợi ý: Bố cùng em đến UBND phường. Em và bố chào chú bảo vệ, gửi xe rồi đi vào văn phòng làm việc. Bố xếp hàng giấy tờ. Đến lượt, bố em được gọi đến và hỏi cần làm việc gì. Bố em trình bày lí do. Cán bộ phường ghi giấy tờ vào sổ và hẹn ngày đến lấy giấy khai sinh.
® Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống.
- Có thể gợi ý các vấn đề : xây dựng sân chơi cho trẻ em; ngày rằm Trung thu cho trẻ em ở địa phương .
Hoạt động 3: Ý kiến của chúng em.
Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh đóng vai góp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: tổ chức ngày 1/ 6, tết trung cho trẻ em ở địa phương.
Chọn nhóm tốt nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm phần Thực hành/ 33
Chuẩn bị: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm việc cá nhân.
1 số học sinh trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét
Hoạt động nhóm.
Các nhóm chuẩn bị sắm vai.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động nhóm.
Từng nhóm chuẩn bị.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
HÀ NỘI
MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ . 
- Tìm được danh từ riêng là tên người , tên địa lí Việt Nam (BT2) ; Viết dược 3 đến 5 tên người , tên địa lí theo yêu cầu của (BT3). 
CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ.
- Bút dạ + bảng nhóm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNg CỦA GIÁO VIÊN
hOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét, ghi điểm
HS lên bảng viết những tiếng có thanh hỏi, ngã trong bài Sợ mèo ...
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết 
- Gv đọc bài chính tả 
- HS theo dõi trong SGK
- 2HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói về điều gì?
- Bài thơ là lời 1 bạn nhỏ mới đến thủ đô thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp. 
- HD viết từ khó
HS luyện viết ra nháp:Hồ Gươm, Tháp Bút, chùa Một Cột,..
- Đọc từng câu, bộ phận câu để HS viết (đọc 3 lần)
- Chấm, chữa bài 
HS viết chính tả
- Đọc toàn bài một lượt cho HS soát lỗi 
- Chấm 5 ® 7 bài
- Nhận xét chung 
HS tự soát lỗi
Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
Hoạt động 2: HD HS làm BT chính tả
 Bài 2:
GV nhắc lại yêu cầu:
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
1 HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu: DTR là tên người (Nhụ); DTR là tên địa lí: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu. 
Lớp nhận xét
 Bài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu BT
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức 
GV nhận xét + chữa lỗi viết sai 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở bài tập
 - HS lên bảng chơi theo nhóm
- Lớp nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học
Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
HS nêu lại quy tắc viết hoa
TOÁN 
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
+ HS Biết 
Hình lập phương là hình chữ nhật đặc biệt.
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ 
- 1HS làm bài 1
- 1 HS nhắc lại quy tắc tính Sxq và Stp HHCN
2.Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 
- GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan và nêu câu hỏi để HS nhận xét rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau).
- HS lắng nghe
- HS tự rút ra kết luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. HS làm một bài tập cụ thể (trong SGK).
Sxq = a x a x 4
Stp = a x a x 6
- Vài HS nhắc lại – ghi vào vở
Hoạt động 3. Thực hành 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS làm bài
S xq = 1,5 x 1,5 x 4 = 9 m2
Stp = 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 m2
- Nhận xét, chữa bài
HS tự làm bài tập theo công thức. 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, và tự giải bài toán.
- GV đánh giá bài làm của HS
- HS tự làm bài tập theo công thức. 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét.
Giải: 
Diện tích bìa cần làm hộp là :
2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (dm2)
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- 2HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả , giả thiết - kết quả 
 - Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép ; viết thêm vế câu để tạo thành câu ghép 
II. CHUẨN BỊ :
Bảng lớp.
Bút dạ + phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, ghi điểm
HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng QHT+ làm BT 2
2.Bài mới
Hoạt động 1.Giới thiệu bài: nêu MĐYC
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Phần Nhận xét 
 + Hướng dẫn HS làm BT1:
GV nhắc lại trình tự làm bài
- HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b 
Làm bài.
+ Nếu trời rét thì con phải mặc thật...
+ Con phải mặc ấm, nếu trời rét.
+QHT nếu...thì: chỉ qhệ ĐK – KQ
+QHT nếu: chỉ qhệ ĐK - KQ
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
+ Hướng dẫn HS làm BT2:
GV gọi HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cặp QHT nối các vế câu thể hiện qhệ ĐK – KQ; GT – KQ: nếu ...thì, nếu như...thì, hễ...thì, hễ mà...thì, giá mà...thì, giả sử...thì,...
- Lớp nhận xét 
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Hoạt động 3 : Ghi nhớ 
- 3 HS đọc trong SGK,lớp đọc thầm
- HS cho ví dụ
Hoạt động 4 : Phần Luyện tập 
+ Hướng dẫn HS Làm BT1:
- HS đoc yêu cầu + đọc 2 câu a, b 
- GV giao việc
- GV viết sẵn 2 câu lên bảng 
HS làm vào vở BT
2HS lên bảng gạch dưới các vế câu...
- Lớp nhận xét 
 Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
 + Hướng dẫn HS làm BT2:
Nêu YC của bài tập
Treo bảng phụ.
Nhận xét, chốt lại kq đúng
- 3 HS lên làm vào phiếu
HS chép lời giải vào vở 
 + Hướng dẫn HS làm BT3:
(Cách tiến hành tương tự BT1)
a, Hễ em được điểm tốt thì cả nhà vui..
b, Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c,Giá như Hồng chịu khó học hành thì Hồng có nhiều tiến bộ trong học tập.
HS chép lời giải vào vở 
3.Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học
 - Nhớ kiến thức vừa luyện tập 
- HS học thuộc phần nghi nhớ .
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Kể tên ... 9 = 810 (dm2)
 Stp = 810 + 30 x 15 x 2 = 1710 (dm2)
Bài 3:
Đọc đề, làm bài theo nhóm 4
- GV có thể tổ chức dạy học theo nhóm, đánh giá kết quả của từng nhóm HS. Tổ chức cuộc thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
- GV đánh giá bài làm của HS.
+ Thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
- Đại diên nhóm nêu đáp án :
Nếu gấp cạnh của HLP lên 3 lần thì Sxq và Stp của nó gấp lên 9 lần. Vì:
- a x a
- ( a x 3) x ( a x 3)
 a x a = 3 x 3 = 9 
Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học
Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau
Xem trước bài Thể tích 1 hình.
HSKH về nhà làm thêm BT2
TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1.
Một vài tờ phiếu viết các câu hỏi trắc nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ 
Chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết trước 
Nhận xét + ghi điểm 
3 HS nộp vở để GV chấm 
2.Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
Nhắc lại yêu cầu
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng (đưa bảng phụ đã viết sẵn kết quả đúng)
HS đọc yêu cầu của BT1
- HS làm bài theo nhóm 4 + trình bày
- Lớp nhận xét
- 2,3 HS đọc bài trên bảng phụ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 
-HS đọc yêu cầu + câu chuyện
2 HS đọc to: 1HS đọc phần lệnh và 1HS đọc các câu hỏi trắc nghiệm
Cho HS làm việc. Dán 3 phiếu lên bảng
HS làm vào vở BT, 3HS lên làm ở phiếu, thi ai làm đúng, làm nhanh
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
 Câu 1, ýa (Bốn).	
 Câu 2, ýb (Cả lời nói và hành động).
 Câu 3, ý c (Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc)
- Đọc lại các ý đúng
3.Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở TIẾT tiếp theo 
- Đọc lại bài tập 1
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN 
KIỂM TRA VIẾT
(Kể chuyện)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên. 
II. CHUẨN BỊ :
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
Ghi 3 đề lên bảng:
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những chuyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1.Giới thiệu bài 
HS theo dõi
Hoạt động 2. HD HS làm bài 
 - GV ghi 3 đề trong SGK lên bảng
Lưu ý HS
- Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện HS đã được đọc.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- Theo dõi+ chọn đề 
 - HS lần lượt phát biểu 
 Hoạt động 3: HS làm bài 
- Nhắc HS cách trình bày bài, tư thế ngồi
Thu bài khi hết giờ
- HS làm bài
- Hs nộp bài 
Hoạt động 4.Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn TUẦN 23. 
- HS theo dõi
- HS thực hiện
TOÁN 
 THỂ TÍCH MỘT HÌNH	
I. MỤC TIÊU:
Có biểu tượng về thể tích của một hình.
Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số trường họp đơn giản
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát,nhận xét).
- HS hoạt động (quan sát, nhận xét) các hình trong SGK.
- Gv nhận xét, kết luận
- HS quan sát và so sánh thể tích của các hình.
Hoạt động 2. Thực hành 
Bài 1: Gv yêu cầu
- HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. Một số HS trả lời : 
Bài 2: 
GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1.
+ HHCN A gồm 16 HLP nhỏ
+ HHCN B gồm 18 HLP nhỏ
+ Hình B có thể tích lớn hơn hình A
HS làm tương tự bài 1.
+ HHCN A gồm 45 HLP nhỏ
+ HHCN B gồm 28 HLP nhỏ
+Hình A có thể tích lớn hơn hình B hay hình B có thể tích nhỏ hơn hình A 
3. Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau
- HS về nhà tự tìm ra các cách xếp 6 HLP nhỏ thành HHCN
KHOA HỌC
 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
 VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
 I. MỤC TIÊU :
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió : điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,...
- Sử dụng nặng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện,...
chảy.
II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
 - Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước.
 - Hình trang 90, 91 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
- 2 HS trình bày ghi nhớ tiết trước
Hoạt động 1 : Thảo luận về năng lượng gió GV chia nhóm
- GV nêu câu hỏi
- HS hoạt động theo nhóm
- Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.?
- Sử dụng năng lượng gió : điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,...
- Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gi? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Phơi áo quần, chạy thuyền buồm,...
- GV theo dõi và nhận xét đánh giá từng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy 
 GV chia nhóm 
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV :
 - Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. ?
+ Sử dụng nặng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện,...
- Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương ?
+ làm bè, ...
* GV theo dõi và nhận xét .
Hoạt động 3: Thực hành “ Làm quay tua-bin” 
* Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận chung cả lớp.Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
* GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua-bin của mô hình “ tua-bin nước” hoặc bánh xe nước . 
- HS hoạt động theo nhóm 
- Từng nhóm trình bày : Khi tua-bin sẽ làm quay rô-to của máy phát điện và bóng đèn sẽ sáng .
 - GV theo dõi và nhận xét chung. 
3 . Củng cố, dặn dò
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung tiết học.
- Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét tiết học.
* HS đánh giá cách thực hành của nhóm bạn.
* HS kể một số việc làm để góp phần tiết kiệm năng lượng gió, năng lượng nước chảy
LỊCH SỬ 
 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I . MỤC TIÊU:
- Biết cuối năm 1959 – đầu nam 1960, phong trào "Đồng khởi' nổ ra thắng lợi ở nhiều vùng nông miền Nam (Bến Tre là nơi đi đầu phong trào “Đồng khởi” ). 
II. CHUẨN BỊ :
 - Ảnh tư liệu về phong trào “ Đồng khởi”.
 - Bản đồ Hành chính việt Nam ( để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
 - Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠt ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
- 2 HS trình bày ghi nhớ tiết trước
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu chỉ bản đồ tỉnh Bến Tre
1, 2 HS đọc bài và chú thích.
Quan sát vị trí của tỉnh Bến Tre
Hoạt động 2 : : Làm việc theo nhóm
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
- 1HS đọc 3 câu hỏi thảo luận
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
- Trước sự tàn sát của Mĩ- Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
- ... Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác,... nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng,... hoà cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm cho quân địch
khiếp đảm.
+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
- Phong trào “ Đồng khởi” ở Bến tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị.
- GV theo dõi các nhóm trình bày và nhận xét.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân 
Nội dung bài học: 
 - Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng khởi”.
đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- HS chú ý theo dõi và nhắc lại.
Củng cố. dặn dò
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với CM miền Nam?
- Về học bài cũ và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP 
TUẦN 22
I.Mục tiêu: 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 22.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 1. Nề nếp: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Vệ sinh lớp sạch sẽ. Chăm sóc hoa và cây tốt
 2. Học tập: 
- Học sinh có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu có tiến bộ nhưng còn một số em còn chưa chăm học và chưa làm bài tập về nhà.
 3. Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 4. Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất đều đặn.
- Tham gia có chất lượng cuộc thi viết chữ đẹp cấp huyện
- Tuyên dương những em: Trần Thị Thảo Ly. Lê Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Như Quỳnh có thành tích cao trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp huyện.
III. Kế hoạch tuần 23:
 1.Nề nếp
- Nghỉ tết nguyên đán từ ngày 29 / 1 đấn ngày 09 / 2( Từ 26/12 đến 07/1/2011 âm lịch)
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp sau tết
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 2. Học tập:
- Tích cực tự ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ tết.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu vào các buổi trong tuần.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 3. Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.
 4. Hoạt động khác: 
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đóng góp 10.000đồng/1HS để mua ghế đá
- Thu gom phế liệu ( lon bia, chai lọ...) nộp về BCH liên Đội
IV. Tổ chức trò chơi – văn nghệ : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi và văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 22 CKT.doc