Giáo án tuần 24 buổi 2

Giáo án tuần 24 buổi 2

Đạo đức

TIẾT 24: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

 

doc 14 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1272Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tuần 24 buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 11 – 02 – 2011
Ngày dạy:
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Đạo đức
Tiết 24: EM YÊU Tổ QUốC VIệT NAM ( TIếT 1)
I. Mục tiêu
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* BVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La,. Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
? Vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường?
? Em tham gia các hoật động nào do xã, phường tổ chức?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK)
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
- Các nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
* Ví dụ: Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà,
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
+ Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào.
+ Việt Nam là đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâuđời.Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngày con người Việt Nam rất thật thà, cần cù chịu khó và có lòng yêu nước,
+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa có việc làm, trình độ văn hóa chưa cao.
+ Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- GV nhận xét, kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS làm việc cá nhân.	
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam).
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
+ Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
+ áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam, nối tiếp nhau nêu trước lớp; vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
Toán
Tiết 117: LUYệN TậP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính tỉ số phần trăm của một số và thể tích của hình lập phương.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần tính nhẩm 15% của bạn Dung.
- Hướng dẫn HS nhận xét, tìm ra cách tính nhẩm của Dung. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm vào vở, 1HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 3 (HS khá, giỏi):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
a) Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 Vậy: 17,5% của 240 là 42
b) Nhận xét: 35% = 30% + 5%
 10% của 520 là 52
30% của 520 là 156
5% của 520 là 26
 Vậy: 35% của 520 là 182
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
a) Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là 3/2. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của HLP lớn và thể tích của HLP bé là:
 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Thể tích của HLP lớn là:
 64 = 96 (cm3)
 Đáp số: a) 150% ; b) 96 cm3
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- HS làm bài theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Chia hình bạn Hạnh xếp thành 3 hình lập phương lớn thì mỗi hình được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ.
a) Hình bên có số hình lập phương nhỏ là:
8 3 = 24 (HLP nhỏ)
b) Diện tích một mặt của hình lập phương lớn là:
2 2 = 4 (cm2)
Để sơn các mặt của hình bên thì:
+ Hình lập phương lớn 1 phải sơn 5 mặt
+ Hình lập phương lớn 2 phải sơn 4 mặt
+ Hình lập phương lớn 3 phải sơn 5 mặt
Diện tích cần sơn của hình bên là:
(5 + 4 + 5) 4 = 56 (cm2)
 Đáp số: 56 cm2
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 48: NốI CáC Vế CÂU GHéP BằNG CặP Từ HÔ ứNG
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND Ghi nhớ).
- Làm được BT1, 2 của mục III. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS làm lại BT3, 4 tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Phần nhận xét
* Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn HS: Xác định các vế câu; xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế câu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng xác định.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
a) Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt,
 C V
Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
 C V
b) Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu,
 C V
Vế 2: rừng rào rào chuyển động đến đấy.
 C V
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS:
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì?
+ Nếu lược bỏ các từ ngữ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi?
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Lời giải:
+ Các từ in đậm để nối vế câu 1 với vế câu 2.
+ Nếu lược bỏ các từ đó ở câu a thì: Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu b trở thành câu không hoàn chỉnh.
* Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
* Lời giải:
a) chưa đã; mớiđã; càngcàng
b) chỗ nàochỗ ấy
c. Ghi nhớ
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ và lấy ví dụ.
* Ví dụ:
+ Hùng vừa đi học về, cậu ta đã tót đi chơi.
+ Trời vừa tạnh mưa, mọi người đã ào ào đổ ra đường.
+ Tôi càng chăm chỉ bao nhiêu, cậu em tôi càng lười biếng bấy nhiêu.
d. Luyện tập
* Bài tập 1:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
b) chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng hồng lên rực rỡ.
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thể dục
Tiết 48: PHốI HợP CHạY Và BậT NHảY.
TRò CHƠI: “CHUYểN NHANH - NHảY NHANH”
I. Mục tiêu
	- Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy (chạy chậm sau đó kết hợp với bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa).
	- Biết cách thực hiện động tác phối hợp - chạy - nhảy - mang vác - bật cao (chạy nhẹ nhàng kết hợp bật nhảy, sau đó có thể mang vật nhẹ và bật lên cao).
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức chơi trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học
- Chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân tập
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản
a. Ôn chạy và bật nhảy
- GV cùng Hs nhắc lại nội dung bài tập.
- HS thi đua giữa các tổ: GV làm trọng tài, 1 HS làm thư kí. Sau mỗi đợt nhảy thông báo kết quả của từng tổ.
- GV nhận xét, kết luận.
b. Trò chơi: “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử.
- HS chơi thử.
- HS thi giữa các tổ.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Phần kết thúc
- Đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2011
Kĩ thuật
Tiết 24: LắP XE BEN (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Bi ... i chọ những chi tiết nào? 
+ 2 thanh thẳmg 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- 1 HS chọn chi tiết. 
- 1 HS thực hành lắp khung sàn xe.
- GV tiến hành lắp khung sàn xe theo các bước trong SGK. 
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
? Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở H2 em phải chọn thêm các chi tiết nào?
+ Tấm chữ L.
- GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài.
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
? Dựa vào H4, em hãy lắp bánh xe, trục dài, trục ngắn 1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự?
- 1 HS lên bảng thực hành, cả lớp quan sát và bổ sung.
- GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
* Lắp trục bánh xe trước
- 1 HS thực hành.
- GV nhận xét hoàn thiện các bước lắp.
* Lắp ca bin
c) Lắp ráp xe ben
- GV tiến hành lắp ráp.
- 1 HS thực hành.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các bước lắp xe ben.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
- Nhằm củng cố cho HS kiến thức về cách nối các vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ (bằng cặp từ hô ứng).
- Giúp HS tìm được câu ghép có cặp từ hô ứng, tìm được các từ nối trong câu ghép, điền được từ hô ứng thích hợp.
II. Đồ dùng dạy học
	- Vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1HS đọc đoạn văn trước lớp.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Câu ghép có cặp từ hô ứng là: Thí nghiệm càng đầy đủ bao nhiêu thì càng hạn chế
được hậu quả đáng buồn bấy nhiêu.
* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1HS đọc đoạn văn trước lớp.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Các từ nối trong các câu ghép: thì, thì, đâu - đấy.
* Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) Khi bản công-xéc-tô vừa chấm dứt, cả nhà hát đã dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.
b) Cốm đầu mùa khi rang qua than lửa, dậy mùi hương thơm lung. Chưa ăn, chỉ mới ngửi thôi, cảm giác đã lâng lâng xao xuyến.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: thể tích hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Rèn cho HS kĩ năng làm toán chính xác.
II. đồ dùng dạy học
- Phấn màu, vở luyện Toán.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức thể tích hình hộp chữ nhật?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Độ dài ba kích thước
5cm; 4cm; 3cm
1,2dm; 1,3cm; 1,4dm
cm; cm;cm
Thể tích
60cm3
0,2184dm3
cm3
? Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật?
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài: Chia khối nhựa thành hai hình hộp chữ nhật rồi tính thể tích hai hình hộp chữ nhật đó.
+ Cách 1: Hình hộp chữ nhật 1 có các kích thước 3dm; 1,2dm; 1dm và hình hộp chữ nhật 2 có các kích thước 1,4dm; 1,2dm; 1dm.
+ Cách 2: Hình hộp chữ nhật 1 có các kích thước 1,6dm; 1,2dm; 1dm và hình hộp chữ nhật 2 có các kích thước 2,4dm; 1,4dm; 1dm.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài của HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
* Cánh 1:
Chia khối nhựa thành hai hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật 1 có các kích thước 3dm; 1,2dm; 1dm và hình hộp chữ nhật 2 có các kích thước 1,4dm; 1,2dm; 1dm.
Thể tích hình hộp chữ nhật 1 là:
3 x 1,2 x 1 = 3,6 (dm3)
Chiều dài của hình hộp chữ nhật 2 là:
2,4 – 1,2 = 1,2 (dm)
Thể tích hình hộp chữ nhật 2 là:
1,4 x 1,2 x 1 = 1,68 (dm3)
Thể tích của khối nhựa đó là:
3,6 + 1,68 = 5,28 (dm3)
Đáp số: 5,28dm3
* Cánh 2:
Chia khối nhựa thành hai hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật 1 có các kích thước 1,6dm; 1,2dm; 1dm và hình hộp chữ nhật 2 có các kích thước 2,4dm; 1,4dm; 1dm.
Chiều dài hình hộp chữ nhật 1 là:
3 – 1,4 = 1,6 (dm)
Thể tích hình hộp chữ nhật 1 là:
1,6 x 1,2 x 1 = 1,92 (dm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật 2 là:
2,4 x 1,4 x 1 = 3,36 (dm3)
Thể tích của khối nhựa đó là:
1,92 + 3,36 = 5,28 (dm3)
Đáp số: 5,28dm3
? Nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật?
3. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ bảy ngày 19 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 48: ÔN TậP Về Tả Đồ VậT
I. Mục tiêu
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số vật dụng.
- Bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật quen thuộc.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV 5 tập hai
- HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 3 HS làm 3 đề khác nhau vào bảng nhóm.
- 3 HS làm vào bảng nhóm treo bảng nhóm và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2. 
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý và chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 48: AN TOàN Và TRáNH LãNG PHí KHI Sử DụNG ĐIệN
I. Mục tiêu
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin; tranh ảnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn.
- Chuẩn bị chung: cầu chì. Hình trang 98, 99- SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu ghi nhớ về vật dẫn điện và vật cách điện, lấy ví dụ.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4: Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
? Khi ở trường và ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện,...(vì vừa làm hỏng ổ điện, dây điện, vừa có thể bị điện giật).
* Hoạt động 2: Thực hành
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS làm việc theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK. 
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn).
+ GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
* Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện
- Hướng dẫn HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Rèn cho HS kĩ năng làm toán chính xác.
II. đồ dùng dạy học
- Phấn màu, vở luyện Toán.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức thể tích hình lập phương?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
0,2m
m
5dm
7cm
Diện tích một mặt
0,04m2
m2
25dm2
49cm2
Diện tích toàn phần
0,24m2
m2
150dm2
294cm2
Thể tích
0,008m3
m3
125dm3
343cm3
? Nêu cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương?
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài của HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
a) Thể tích hình lập phương là:
22 x 22 x 22 = 10648 (cm3)
b) Hình lập phương đó được xếp bởi 8 viên gạch như nhau. Thể tích của mỗi viên gạch là:
10648 : 8 = 1331 (cm3)
Đáp số: a) 10648cm3; b) 1331cm3
? Nêu cách tính thể tích của hình lập phương?
3. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 B2 Lop 5.doc